Trung Quốc và chiến lược "chuỗi ngọc trai" trên biển

Cập nhật lúc 05:40, 05/05/2010 (GMT+7)

Chiến lược "chuỗi ngọc trai" thường nói về Trung Quốc. nếu mở rộng khái niệm, sẽ mang tính chất bành trướng hơn, thực dụng hơn và không tỏ ra hứng thú với "phát triển hoà bình" mà rất nhiều nhà phân tích đề cập.

Thập niên qua là thời gian khó khăn, phức tạp với người Nhật Bản và Hàn Quốc. Triều Tiên thử tên lửa, tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân. Tiến trình hiện đại hóa nhanh chóng của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) - đặc biệt với lực lượng hải quân. Các nước đồng minh của Mỹ chưa từng phải lo lắng nhiều như thế kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

 Cảng Rajin. Ảnh: dprkguidebook
Cảng Rajin. Ảnh: dprkguidebook

Một công ty Trung Quốc, tập đoàn Chuangli, gần đây đã nối lại hoạt động thuê bến tàu tại Rajin ở Triều Tiên, với thời hạn ban đầu 10 năm. Rajin là cảng lớn nhất Triều Tiên, năm 1991 trở thành khu tự do thương mại, có tuyến đường sắt đi qua Nga và Trung Quốc. Sau khi đạt được quyền thuê cảng Rajin, Trung Quốc có thể tự do vào đi lại trên kênh đào của vùng biển Nhật Bản.

Giới phân tích cho rằng việc thuê được cảng Rajin sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại của các tỉnh thành miền đông bắc Trung Quốc. Ngoài ra, kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, nên sự phát triển cảng Rajin cũng giúp Bắc Kinh nâng cao tầm ảnh hưởng với Moscow.

Tin tức trên thậm chí còn làm dấy lên tin đồn hải quân PLA một ngày nào đó sẽ xây dựng căn cứ nơi đây - khiến Tokyo và Seoul như “ngồi trên lửa”.

Một số nhà quan sát tin rằng nhận định trên là hơi sớm. Họ nhấn mạnh, hợp đồng thuê Rajin chỉ hoàn toàn mang mục đích thương mại và Triều Tiên, vốn tiếp xúc hạn chế với thế giới bên ngoài, sẽ không bao giờ cho phép tồn tại một căn cứ quân sự nước ngoài trên đất của mình.

Hãy đặt Triều Tiên vào một bài toán: Bình Nhưỡng có thể làm mọi giá để bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, Triều Tiên thường sống trong nguy cơ tấn công quân sự từ Mỹ, trải qua những biện pháp cấm vận cứng rắn của quốc tế và phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc để tiếp tục tồn tại. Vậy có thể tin, lãnh đạo nước này sẽ cho phép một căn cứ hải quân nhỏ của Trung Quốc tồn tại trên đất của mình như để ngăn chặn một cuộc tấn công từ Mỹ hoặc để đổi lại việc gia tăng đầu từ của người Trung Quốc?

Mặc dù thuê Rajin có thể chỉ là một hợp đồng thương mại, nhưng số ít nhà phân tích tin rằng, một số hợp đồng cầu cảng khác của Trung Quốc - như Hambantota, Sri Lanka và Chittagong, Bangladesh - ít nhiều nhắc tới chiến lược của Trung Quốc. Trên thực tế, các cơ sở cầu cảng thương mại mà Trung Quốc xây dựng tại vịnh Bengal, Ấn Độ Dương và biển Ảrập được coi là một phần của cái mà rất nhiều người gọi là chiến lược “chuỗi ngọc trai”.

Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở Biển Đông, xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư.

Đa số nhà phân tích cho rằng, các thỏa thuận an ninh đã “lặng lẽ đi kèm” những hợp đồng cầu cảng trên. Chính Trung Quốc cũng đã triển khai những cơ sở giám sát hải quân tại đảo Coco của Myanmar và cảng Gwadar của Pakistan. Ở khu vực Ấn Độ Dương, chiến lược "chuỗi ngọc trai" nhằm kiềm chế Ấn Độ, đảm bảo an ninh năng lượng và kiểm soát những tuyến hàng hải quan trọng.

Những tin tức gần đây về thỏa thuận cầu cảng mới của Trung Quốc trong việc tiếp cận bờ biển đông Triều Tiên đã dẫn tới việc cần thiết phải xem xét lại chiến lược “chuỗi ngọc trai”.

Đầu tiên, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với nhiều đảo ở Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ bị chia tách của nước này và từng tuyên bố có thể dùng vũ lực để thống nhất đất nước.

Thứ ba, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với đảo Senkakus (theo cách gọi của Nhật) hay Điếu Ngư (theo cách gọi Trung Quốc). Đảo này hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản; Hải quân Trung Quốc thường có những lần xâm nhập suốt 10 năm qua. Và giờ đây, Trung Quốc đã có quyền tiếp cận - dù là tiếp cận thương mại - với cảng của Triều Tiên để từ đó dễ dàng tiếp cận Biển Nhật Bản.

Nếu kết nối các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Biển Đông Trung Hoa (Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải) và Biển Nhật Bản cùng với các đảo và những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc trải rộng từ Hải Nam tới Trung Đông, chuỗi ngọc trai sẽ giống như như một vành đai bao quanh rất nhiều đất liền châu Á.

Chuỗi ngọc trai ấy đặt Trung Quốc vào vị trí kiểm tra và giám sát tất cả những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất ở châu Á cũng như thế giới; kiềm chế Nhật Bản và Hàn Quốc; từ chối quyền tiếp cận của Mỹ với các vùng duyên hải châu Á; và giành lợi thế tiếp cận trực tiếp với Thái Bình Dương.

Nếu chiến lược này là chiến lược của Trung Quốc, thì họ cũng không nên mong đợi giành kết quả một sớm một chiều. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế, sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội, đặc biệt là hải quân Trung Quốc, đã khiến chính lợi thế quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thu hẹp lại.

Theo "thiết kế khung" của chiến lược "chuỗi ngọc trai", Trung Quốc đã không chỉ coi Đài Loan, Senkakus và Biển Đông là nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Những khu vực này chính là lợi ích an ninh quốc gia mà Trung Quốc tin là sống còn với cả sứ mệnh bảo vệ vùng biển cũng như chi phối châu Á - Thái Bình Dương.

  • Thái An (Theo Govmonitor)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác