Hội nghị An ninh hạt nhân: Mục tiêu có thực tế?

Cập nhật lúc 11:27, 14/04/2010 (GMT+7)

Các nhà lãnh đạo của 47 quốc gia đã đặt ra những mục tiêu cao trong việc không để nguyên liệu hạt nhân lọt vào tay những kẻ khủng bố. Nhưng vấn đề bây giờ chỉ còn là làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trả lời các câu họi trong cuộc họp báo cuối Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington ngày 13/4 (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Barack Obama trả lời các câu hỏi trong cuộc họp báo cuối Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington ngày 13/4 (Ảnh: Reuters)
Có một số vấn đề chủ chốt nổi lên trong thông cáo Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân vừa diễn ra trong 2 ngày tại Washington:

Thông cáo kêu gọi 47 quốc gia cùng nhau theo đuổi một mục tiêu duy nhất: ngăn chặn "các thành phần phi nhà nước" - như al Qaeda hay các nhóm đồng minh của tổ chức này - đạt được công nghệ hay nguyên liệu hạt nhân.

* Điều này sẽ đòi hỏi một mức độ hợp tác rất cao. Thông cáo kêu gọi tất cả các nước hợp tác trong một "công đồng quốc tế để tăng cường an ninh hạt nhân, yêu cầu và cung cấp những hỗ trợ cần thiết".

Nhưng vấn đề là liệu các nước như Ả-rập Xê-út, Jordan hay Algeria, những nước tham dự hội nghị có đồng ý cung cấp hỗ trợ hay thông tin cho Israel, như văn bảo này kêu gọi hay không? Hay như liệu Ấn Độ và Pakistan có thể bắt tay cùng chia sẻ thông tin cho nhau? Cả hai nước này đều phát triển những loại vũ khí hạt nhân như một thứ công cụ để răn đe nhau.

* Các nước tại hội nghị cam kết siết chặt "các thành phần phi nhà nước", nhưng không cấm nhau phát triển chương trình hạt nhân hòa bình để sản xuất điện. Theo đó, các nhà lãnh dạo cam kết đảm bảo an toàn cho "nguyên liệu hạt nhân dễ gây rủi ro" (vulnerable nuclear material) trong vòng 4 năm.

Trước đó, Nga và Mỹ đã ký thỏa thuận cắt giảm 68 tấn plutonium dư thừa cấp độ có thể sản xuất vũ khí (mỗi bên một nửa). Khối nguyên liệu này có thể đủ để chế tạo 17.000 đầu đạn hạt nhân, nhưng giờ đây sẽ được sử dụng để sản xuất điện. Mỹ sẽ cung cấp 400 triệu USD tài trọ cho Nga trong quá trình này, trong khi Moscow ước tính chi phí sẽ lên tới 2,5 tỷ USD.

Các bên tham dự nên thực hành thông lệ hạt nhân để "không xâm phạm đến quyền được phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình của các nước", thông cáo nói.

Đây là điểm quan trọng. Nhiều quốc gia không cần sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng muốn sản xuất điện thông qua năng lượng nguyên tử.

Obama phát biểu: "Hôm nay chúng tôi tuyên bố rằng, khủng bố hạt nhân là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu".

Vấn đề khó khăn trong tình huống này là Iran, nước nói rằng chương trình hạt nhân của mình là vì mục đích hòa bình. Trong khí đó, Mỹ và các nước phương Tây khác lại tin rằng Iran đang che đậy việc sản xuất vũ khí hạt nhân; và đang nỗ lực đưa ra lệnh trừng phạt mới để ngăn cản nước này.

* Các nước tham gia hội nghị cũng thống nhất tổ chức hội nghị tương tự vào năm 2012 tại Hàn Quốc.

  • Đình Ngân (Theo Reuters, BBC)

Tin liên quan

Các tin khác