,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1261571
Thịt bẩn đi đâu?
1
Article
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
,

Thịt bẩn đi đâu?

Cập nhật lúc 15:57, Thứ Tư, 03/02/2010 (GMT+7)
,

Chưa thi hành quyết định tái xuất 388 tấn sản phẩm động vật nhập khẩu không đạt các chỉ tiêu vi sinh, những lô thị bẩn này đã không cánh mà bay.

Từ giữa năm 2009, tại TPHCM, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh, lưu trữ thịt đông lạnh nhập khẩu hết hạn sử dụng, nhiễm khuẩn. Một số vụ đã bị cơ quan chức năng xử lý tiêu hủy ngay nhưng vẫn còn rất nhiều lô hàng được niêm phong lưu kho chờ tái xuất hoặc tiêu hủy... Tuy nhiên, đến nay, nhiều lô hàng lưu kho quá lâu nhưng vẫn chưa được xử lý.

Thịt bẩn “không cánh mà bay”

Từ tháng 8 đến cuối năm 2009, Cơ quan Thú y Vùng VI và Cục Thú y đã ký 19 quyết định buộc tái xuất các lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu không đạt các chỉ tiêu vi sinh, với số lượng hơn 388 tấn. Cục Thú y và Sở NN-PTNT TPHCM thống nhất thời gian cho phép các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục tái xuất trong tháng 11/2009. Quá thời hạn trên, các doanh nghiệp phải chấp hành xử lý tiêu hủy. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều lô thịt bẩn vẫn chưa được xử lý.

Một số vụ tiêu biểu như lô cánh gà nhiễm khuẩn (8,2 tấn) của Công ty Trúc Đen bị UBND TPHCM ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ tháng 11- 2009 và giao cho Sở Y tế TPHCM thực hiện việc xử lý nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong.

Ngày 2/10/2009, UBND TP yêu cầu lấy mẫu lô hàng bò viên, gà viên nghi nhiễm khuẩn (hơn 5,6 tấn chứa tại một kho lạnh ở quận 8) của Công ty Kim Môn xét nghiệm lại, kết quả có 2/5 mẫu bị nhiễm khuẩn vượt quá giới hạn cho phép.

Mô tả ảnh.

Cơ quan thú y kiểm tra hàng đông lạnh nhập khẩu tại kho lạnh ở TPHCM

Đoàn kiểm tra liên ngành quận 8 đề xuất hướng xử lý là tiêu hủy nhưng đến nay vẫn chưa ra quyết định xử phạt, tiêu hủy. Lô hàng 17 tấn giò heo quá đát của Vinafood trữ tại kho An Lạc (Q.Bình Tân) bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện ngày 23/7/2009; lô hàng 21,4 tấn sườn cốt lết heo, xúc xích gà quá hạn sử dụng cũng của đơn vị này trữ ở kho lạnh tại quận 7 bị phát hiện từ ngày 24/7/2009, đến nay cũng chưa xử lý xong... Đại diện Vinafood “đòi” chuyển mục đích sử dụng lô hàng thịt bẩn này, “nếu không thì Nhà nước nên ra quyết định tịch thu và phải chịu chi phí kho lạnh, chi phí tiêu hủy”...

Một cán bộ Chi cục Thú y TPHCM cho biết: Thực tế vừa qua đã xảy ra nhiều trường hợp chủ hàng lén lút tiêu thụ các loại thực phẩm bẩn như trường hợp 2 lô đùi gà nhiễm khuẩn 48 tấn của Công ty Angst Trường Vinh. Khi cơ quan chức năng kiểm tra hồi cuối năm 2009, doanh nghiệp này thông báo là đã bán cho một trại chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.

Tuy nhiên, qua xác minh của cơ quan chức năng cho thấy trại chăn nuôi này không mua lô hàng trên. Tương tự, lô hàng 14 tấn thịt trâu bị nhiễm khuẩn và đã qua chiếu xạ gửi tại kho lạnh Nhan Lý (huyện Bình Chánh) của Công ty Anh Khải Ký bị cơ quan thú y niêm phong chờ xử lý cũng “không cánh mà bay”.

Mới đây, Công ty Song Nam đã xuất bán 40 tấn thịt gà xay nhiễm khuẩn nhưng không thông báo với cơ quan thú y. Khi cơ quan chức năng kiểm tra, chỉ thu được hóa đơn bán hàng cho một công ty ở Hải Phòng...

Cơ quan quản lý đùn đẩy cho nhau

Sở dĩ các doanh nghiệp tìm đủ mọi cách để “cù cưa” không hợp tác với cơ quan chức năng xử lý triệt để các lô hàng nhiễm khuẩn là do thời gian lưu kho đã hơn nửa năm, chi phí lưu kho rất lớn. Nếu họ làm thủ tục lấy hàng để tiêu hủy hoặc tái xuất thì phải thanh toán một khoản tiền không nhỏ cho các kho lạnh cộng với chi phí tiêu hủy là 5.000 đồng/kg (nếu chôn), 7.000 đồng/kg (nếu đốt) vì vậy nhiều chủ hàng chọn cách bỏ hàng hoặc tìm cách đẩy hàng ra thị trường để phi tang.

Trả lời câu hỏi vì sao đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để các vụ thịt bẩn, đại diện Chi cục Thú y TPHCM cho rằng việc xử lý cũng như giám sát thịt bẩn có bị tẩu tán hay không là trách nhiệm của các địa phương (các đoàn liên ngành của quận- huyện).

Một số vụ việc cụ thể như các lô hàng của Công ty Trúc Đen, Vinafood, UBND TPHCM đã giao cho Sở Y tế TPHCM, Chi cục QLTT TPHCM thì các đơn vị này có trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên, ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết: Sở dĩ việc xử lý chậm trễ là do các chủ hàng đều viện lý do lỗ nặng nên họ không còn khả năng đóng phạt cũng như thanh toán các khoản chi phí kho lạnh, tiêu hủy.

Để giải quyết vấn đề này, theo ông Giang, một mình Sở Y tế cũng khó giải quyết được mà phải có đầy đủ các sở, ngành tham gia họp bàn để có cách giải quyết cụ thể. Còn vấn đề lô hàng trên có còn trong các kho lạnh hay không là do quận - huyện giám sát và chịu trách nhiệm.

Tương tự, QLTT TPHCM chịu trách nhiệm xử lý các lô hàng của Vinafood cũng cho rằng họ chỉ được giao nhiệm vụ xử lý, còn việc quản lý giám sát hàng hóa có bị tuồn ra ngoài hay không là do ngành thú y.

(Theo NLĐO)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,