Rước hoạ đồ chơi
Cập nhật lúc 07:08, Thứ Tư, 30/09/2009 (GMT+7)

Lở miệng vì... đồ chơi
![]() |
Trẻ nhỏ nào cũng mê đồ chơi. Ảnh: V.Giang |
Chị Ngân vội cách li con khỏi đồ chơi, bôi thuốc điều trị ngay và 5 - 7 ngày sau, các vết thương đã lành.
Chị Nguyễn Thúy Lam, chung cư Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM cũng vừa sơ ý để con rước tai nạn tương tự. Con sâu nhựa có khả năng uốn éo khi bật công tắc chị mua về bị bé ném xuống đất vỡ tan. Chỉ một phút lơ là, em bé đã nghịch mảnh nhựa vỡ, chảy máu do cạnh nhựa sắc cứa vào.
Từ đó, chị Ngân, chị Lan rất kĩ trong mua đồ chơi cho con, tẩy chay hàng vỉa hè không rõ nguồn gốc và chỉ mua đồ ở những tiệm có uy tín, chuyên về đồ chơi cho trẻ.
Theo bác sĩ Phương Thảo, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, tai nạn do đồ chơi cho trẻ không ít và đã có nhiều bài học kinh nghiệm. Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức tránh những nguy hiểm nên khi mua đồ chơi cho con phụcần tránh những dạng vật chơi tròn, nhỏ, nhọn. Với trẻ lớn hơn một chút nên xem xét tính chất đồ chơi không có tính bạo lực. Bởi đồ chơi tác động nhiều đến suy nghĩ, hành động của trẻ, nếu không khéo có thể gây ảnh hưởng xấu đến phát triển tính cách của trẻ về sau.
Ngoài tầm kiểm soát
Ông Nguyễn Quốc Thái, trưởng phòng Quản lý công nghệ, Sở KHCN TP.HCM cho biết, Sở chưa có đề tài nghiên cứu ảnh hưởng độc hại trong đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, từ năm 2005, để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, nhất là trẻ em, Bộ KH-CN đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa mặt hàng đồ chơi trẻ em dưới 36 tháng tuổi vào danh mục buộc phải kiểm tra chất lượng. Bộ cũng sẽ đề xuất thay đổi danh mục kiểm tra đối với hàng hoá là đồ chơi cho tất cả trẻ em mọi lứa tuổi, tất cả các loại mặt hàng đồ chơi.
Hiện tại thì các cửa hàng di động vỉa hè rất thu hút khách vì giá rẻ, màu sắc đẹp vẫn mua bán tấp nập.
![]() |
Mua đồ chơi cho trẻ nên chú ý nhãn hiệu, nguồn gốc, chỉ dẫn. Ảnh: V.Giang |
Theo PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, quá trình sản xuất nhựa thường bổ sung một số chất làm tăng tính cơ lý, tăng độ rắn, độ bền của nhựa như muối kẽm, muối catmi, muối đồng, hoặc sử dụng các sơn màu vô cơ có thành phần oxit kim loại nặng như chì, thủy ngân... Các hóa chất này thường không ổn định, độc hại đối với trẻ nhỏ. Các hóa chất có thể phai ra và hấp thu vào cơ thể khi trẻ gặm nhấm đồ chơi, rất nguy hại. Tuy vậy, các thành phần kim loại nặng trong nhựa, mặc dù rất độc hại, nhưng không thể nhận biết bằng cảm quan bình thường mà phải nhờ đến các thiết bị phân tích chuyên dụng.
Tài liệu của Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên Hoa Kỳ có phân tích, các hóa chất có trong đồ chơi không rõ nguồn gốc này có liên quan đến bệnh ung thư, làm hại thận, ảnh hưởng đến sự phát triển não, ảnh hưởng đến các hormon điều tiết sự phát triển bình thường của trẻ, gây biến đổi bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai.
- V.Giang
![]() |
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi ! Đường dây nóng: Email: bvkh@vietnamnet.vn |
,