221
10701
Bảo vệ người tiêu dùng
bvkh
/bvkh/
1300111
Xin thôi việc phải nộp phạt 12 triệu đồng
1
Photo
null
Xin thôi việc phải nộp phạt 12 triệu đồng
,

- Một số người từng làm việc tại công ty đóng tàu Phà Rừng "tố" dù xin thôi việc đúng luật vẫn phải nộp cho công ty hơn 12 triệu đồng tiền bồi thường.

TIN LIÊN QUAN

Trả lương 2,8 triệu, phạt 850.000 đồng/tháng/người thôi việc

Anh T.D.H - kĩ sư xây dựng làm việc cho công ty đóng tàu Phà Rừng từ năm 2007. Trong hợp đồng, anh được hưởng mức lương của chuyên viên kĩ sư bậc 1/8, hệ số 2.34. Tổng thu nhập hàng tháng của anh từ 2.5 - 2.8 triệu đồng/tháng. Đến tháng 5/2010, anh xin nghỉ việc tại công ty và sau đó một tháng, công ty ra quy định chấm dứt hợp đồng lao động với anh. Kèm theo đó là một bảng kê tiền bồi thường với số tiền lên tới hơn 12.165.500 đồng.

Cụ thể, anh H. được nhận trợ cấp tại công ty là 1.140.750 đồng. Tuy nhiên, anh phải bồi thường các khoản: tiền trợ cấp kĩ sư bậc 1/8 là 3 triệu đồng; tiền phụ cấp kĩ sư 8.365.500 đồng  và chi phí đào tạo ISO 800.000 đồng.

Quyet-dinh.jpg bang-ke.jpg
Quyết định chấm dứt hợp đồng và bảng kê tiền bồi thường anh L.H.H nhận được.

Cũng trong tháng 6/2010, công ty đóng tàu Phà Rừng cũng ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với anh L.H.H, kĩ sư đảm bảo an toàn hàng hải. Anh L.H.H nhận được trợ cấp thôi việc 962.000 đồng nhưng phải bồi thường tiền phụ cấp kĩ sư 8.568.000 đồng và tiền đào tạo ISO 3.475.000 đồng.

Ngoài anh T.D.H và anh L.H.H còn có khoảng 6-7 đồng nghiệp khác cũng xin nghĩ trong thời gian này đều nhận được bảng kê tương tự với số tiền phạt lên tới hơn chục triệu đồng.

Ngày 30/7, VietNamNet đã gửi công văn cho công ty đóng tàu Phà Rừng để phỏng vấn về quyết định yêu cầu NLĐ bồi thường trợ cấp - phụ cấp. Hai tuần đã trôi qua, công ty này vẫn chưa có bất cứ động thái phản hồi giải thích nào.

Ép người lao động

Điều 41.2 và Điều 41.3 - Bộ luật lao động quy định, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Ngoài ra, nếu NLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước, còn phải bồi thường cho công ty một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.

Mô tả ảnh.
Hoạt động đóng tàu của công ty Phà Rừng. Ảnh: pharungyard.com.vn

Cũng theo Bộ Luật lao động, khi NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Sau khi thỏa thuận với NLĐ, doanh nghiệp tính toán và giải trình cụ thể từng khoản chi phí này.

Như vậy, theo luật lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật, ngoài tiền bồi thường chi phí đào tạo, NLĐ không phải bồi thường bất cứ khoản tiền nào khác.

Trong quyết định thôi việc của công ty đóng tàu Phà Rừng, anh T.D.H, anh L.H.H và một số đồng nghiệp khác đều nhận được tiền trợ cấp thôi việc. Điều đó chứng tỏ họ đã xin chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

Tuy nhiên, công ty đóng tàu Phà Rừng lại yêu cầu họ bồi thường tiền trợ cấp, phụ cấp lương căn cứ theo quy định mà công ty đã ra năm 2009. Số tiền anh T.D.H  phải bồi thường tiền phụ cấp xấp xỉ 6 tháng tiền lương căn cứ theo bậc lương trên hợp đồng. Và chừng nào còn chưa nộp số tiền bồi thường này, anh T.D.H. và các đồng nghiệp đã xin thôi việc của mình còn chưa được nhận sổ BHXH và các giấy tờ khác.

  • HM

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,