Nhờ thịt cá siêu rẻ, quán cơm thơm nức sườn xào chua ngọt, sườn hầm măng, thịt rán, thịt kho tàu, cá sốt...; một xuất cơm chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng, đủ thịt, cá, canh.
TIN LIÊN QUAN
Thịt ốm, thịt bẩn trình giữa chợ
Thịt lợn bị vứt giữa nền chợ
Theo chân một bà chủ quán cơm tên Nguyễn Thị T. trên phố Định Công, Hà Nội chúng tôi có mặt tại chợ đầu mối phía nam (Hoàng Mai, Hà Nội). Việc mua bán ở đây sầm uất vì là nơi cung cấp hàng cho nhiều quận trong thành phố và cũng là nơi giao thương của nhiều ông bà chủ quán cơm. Bà chủ quán cơm tên T. đang vội vàng nhặt ít đồ mua về để làm cơm trưa phục vụ thượng khách. Ngoài rau, dưa đã được bà xếp đầy lên xe, một mặt hàng nữa không thể thiếu là thịt và cá.
Quán cơm của chị nằm tại khu phố có đông sinh viên thuê trọ và người lao động tự do. Những món ăn bình dân được chị lên lịch sẵn ngày nào cũng như ngày nào. Theo thói quen, chị tạt vào ngay phản thịt đặt dưới đất ở góc chợ nằm trong khu D. Những phản thịt lợn giết từ sáng sớm đang nằm ngự ngay trên nền đất được trải qua một lớp bao bì dính đầy tiết lợn. Sau khi lọc rủa sạch sẽ người bán hàng sẽ mang lên trình khách hàng trên mặt phản. Những phản thịt với màu nhợt nhợt, thịt không còn tươi. Người đàn ông bán thịt tên là Thành phân bua thịt nhìn không bắt mắt không phải lợn ốm, việc giết mổ vội vàng quá nên không làm đẹp được thịt.
Một bàn thịt bên cạnh với con lợn vừa chọc tiết còn nguyên lông, sợ hết chợ sớm nên người này tự tạo cho mình một lò mổ di động. Chỉ với một chiếc bếp than tổ ong, một cái chậu nhỏ, một cái bì trải ra sàn chợ là anh có thể cạo lông, làm lòng con lợn ngót nghét 80kg. Điều đặc biệt, khách mua đến đâu anh xẻ thịt và làm lông đến đó, không làm luôn cả con một công nghệ có một không hai tại chợ này. Đi đi lại lại mấy vòng xung quanh khu vực bán thịt để tìm một dấu kiểm dịch của Chi Cục thú y Hà Nội nhưng vẫn vắng bặt.
Ngoài những phản thịt lợn là mớ hỗn độn thịt trâu, thịt bò. Những ông bà chủ quán phở bò cũng mau mải chọn cho mình đám thịt nào ngon ngon, rẻ càng tốt về làm phở sáng. Những đống xương bò vứt ngay dưới mặt đất ẩm ướt, bùn đất chờ được ninh thành nước dùng.
Thịt, cá siêu rẻ
Theo một chị bán thịt tên Lân, nhà chị ở Thường Tín, từ 1h sáng, vợ chồng mổ vội vàng 2 con lợn rồi chở lên đây bán vội. Với giá rẻ như vậy thì lợn hơi mua vào cũng phải được yểm trước. Trung bình 1kg lợn hơi khoẻ có giá 27 nghìn đồng /kg. Nếu mua được đàn lợn bị ốm, bỏ ăn, sưng đầu thì giá chỉ bằng một nửa, khi mổ ra bán lẻ giá 30 đến 40 nghìn đồng vẫn còn lãi chán.
Chị Loan (chủ quán cơm trên phố Lê Thanh Nghị, Hà Nội) đang tất bật chọn cho mình một ít thịt xay về làm chả và thịt xay xào. Những loại thịt chị chọn để xay mang về làm chả thuộc vào hàng ít người ăn. Thịt cổ, đầu, những thứ hạch đầu, hạch cổ được chị vơ tất. Xay nhừ ai còn biết đâu là thịt ngon, đâu là thịt dởm, hạch cũng là thịt -bà chủ quán nói.
Người bán hàng đang xay thịt cho khách .
Giá cả chung đối với các mặt hàng thịt lợn này là: Thịt ba chỉ, mông sấn khoảng 25- 30 nghìn đồng /kg. Sườn ốp 30 nghìn /kg, sườn sát xương là 15 nghìn đồng /kg. Riêng một số loại thịt xay sẵn dùng để làm chả khoảng từ 15-20 nghìn đồng tuỳ từng loại mà chủ hàng để xay riêng lẻ. Chân giò mua đến đâu được chủ quán nướng và làm sạch lông đến đó. Giá cũng hết sức hấp dẫn.
Chị Loan thao thao kể về những món ngon do chị chế biến từ những mặt hàng này. Sườn xào chua ngọt, sườn hầm măng, thịt rán, thịt kho tàu, cá sốt, tôm rán và tôm rang thịt xay chỉ cần phi thêm ít hành mỡ lên thì mình còn muốn ăn nói gì đến người vào quán đang đói. Nếu tính một xuất cơm giá 15 đến 20 nghìn đồng phải có đủ thịt, cá canh người bán cứ đàng hoàng mua thịt 60 nghìn đồng /kg, cá 25 nghìn đồng /kg, tiền gia giảm, còn tiền trả người giúp việc, tiền thuê cửa hàng thì lấy gì lãi chứ.
Bị bệnh vì ăn thịt lợn ốm
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), trước đó bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca ngộ độc do ăn phải thịt lợn ốm, nhiều trường hợp dương tính với bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh liên cầu khuẩn là do vi khuẩn, có thể lây qua người qua việc tiếp xúc với thịt lợn bệnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn bệnh tai xanh ở lợn gây bệnh cho người. Tuy nhiên, bệnh tai xanh ở lợn là do virus và không lây sang người. Nhưng bệnh tai xanh làm suy giảm miễn dịch, khiến các bệnh khác ở lợn phát triển nhanh, trong đó có liên cầu khuẩn.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa... của lợn. Người ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh, tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương ở da hoặc do cầm thịt bệnh đưa lên mũi ngửi có thể mắc.
TS Kính nhấn mạnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm, chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến, nấu kỹ ít nhất ở 70 độ C. Khi có biểu hiện sốt cao (40, 41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ..., có thể khó thở, suy gan, suy thận thì người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.
(Theo ĐS&PL)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |