Chai sữa đậu nành Tribeco nổi nấm mốc giá 50-70 triệu đồng
Cập nhật lúc 22:59, Thứ Tư, 14/07/2010 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN |
---|
Mảng nấm mốc tai hại
![]() |
Chai sữa đậu nành anh Dũng đã mua. Ảnh H.D |
![]() |
Mảng mốc trong chai. Ảnh H.D |
Phản ánh đến Công ty Nước giải khát Sài Gòn Tribeco, anh Dũng được đại diện công ty giải thích: nguyên nhân có thể do "bảo quản và lưu thông" khiến không khí lọt vào trong chai gây nhiễm vi sinh, tạo men mốc. Tribeco đề nghị đổi chai sữa mới cho anh Dũng.
Không đồng ý với giải thích nói trên và cho rằng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng khi uống sữa có nấm mốc, anh Dũng đã nêu với Tribeco 2 phương án giải quyết: hoặc "phần nào bồi thường phù hợp từ 50-70 triệu đồng" hoặc "sẽ đâm đơn khiếu nại".
Cái nắp chai tốn tranh luận
![]() |
Chai khi dốc ngược không có hiện tượng bị rỉ sữa. Ảnh H.D |
Tribeco đồng thời cho biết, công ty đã rà soát quá trình sản xuất, nhật ký sản xuất, quá trình lưu kho theo dõi sản phẩm trên và không thấy có sự cố bất thường nào. Vì vậy, Tribeco kết luận, "chai sữa trên bị hư là do nắp trong quá trình lưu thông sản phẩm vì bị một tác động mạnh đè nén trầy xước đã làm nắp chai bị lỏng, xì".
Anh Dũng tiếp tục phản đối giải thích của Tribeco. Khách hàng này cho rằng nếu chai có bị lỏng hay xì thì sữa phải có hiện tượng rỉ ra ngoài, trong khi chai sữa của anh không bị hiện tượng này.
Anh Dũng nói, "Giờ tôi không cần 50 hay 70 triệu chứ nói gì đến 2-3 thùng nước ngọt. Tôi chỉ mong chai sữa trên được đem đi kiểm nghiệm xem nguyên nhân từ đâu, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Là một người thường xuyên uống sữa đậu nành Tribeco, sao tôi có thể an tâm khi thấy cái nấm mốc kinh như vậy".
Đền sản phẩm lỗi: Tây khác Ta
Tháng 2/1992, bà Liebeck (New Mexico) đã bị bỏng khi đặt tách cafe McDonald’s trên đầu gối và cố mở nắp nhựa đậy bên trên. Tại phiên xử vụ kiện của bà với hãng Mc Donald’s, tòa đã ra phán quyết Mc Donald’s phải thanh toán cho khách hàng chi phí tổn hại là 160.000 USD và khoản bồi thường lên đến 2,7 triệu USD.
Ở Việt Nam, một số người tiêu dùng đã có ý thức về quyền đòi bồi thường khi gặp sản phẩm lỗi hoặc sự cố dịch vụ. Tuy nhiên, giá trị bồi thường khách hàng đưa ra chưa dựa vào các mức căn cứ cụ thể, chỉ ở mức đề nghị với doanh nghiệp mà chưa tìm đến tòa án làm nơi phân xử. Đến khi những doanh nghiệp cho là không thỏa đáng hay không có tiền lệ bồi thường, khách hàng lại... nhụt chí.
Khách hàng thì dễ "thỏa hiệp", nhiều doanh nghiệp lại càng vịn cớ "muôn năm đúng" về lỗi vận chuyển và bảo quản. Cuối cùng, người khiếu nại thường được quà tặng "cảm ơn" mà hiếm khi nhận được câu "xin lỗi", càng không thể có chuyện doanh nghiệp bồi thường (dù là kinh phí kiểm nghiệm độc lập hay chi phí kiểm tra sức khỏe cho người dùng phải sản phẩm/dịch vụ tồi).
-
H.D
![]() |
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |
,