- Phiếu bảo hành giả chỉ khác ngày xuất xưởng, không dễ để phân biệt khi người bán cố tình thay đổi thông tin sản phẩm trên phiếu thật.
Phiếu bảo hành 'ma' cho hàng Panasonic
Như VietNamNet đã phản ánh, trường hợp anh Đoàn Trường Giang (Hà Nội) được cấp 1 giấy bảo hành giả mạo cho tủ lạnh Panasonic đã mua tại cửa hàng Hải Yến. Trên phiếu bảo hành giả thông tin về ngày xuất xưởng của sản phẩm đã được thay đổi, có dán tem của Panasonic và tem của siêu thị điện máy E-Best.
Ảnh minh hoạ: B.D
Theo anh Giang, siêu thị điện máy E-best là nơi làm ra chiếc phiếu bảo hành giả, trong khi đây là một trong những kênh phân phối của Panasonic, NTD khó có thể an tâm khi có khả năng mua phải sản phẩm khác đã được siêu thị thay đổi thông tin trên phiếu bảo hành để đánh lừa NTD.
Về thắc mắc này, Panasonic VN cho biết: "Đại lý E-Best xác nhận phiếu bảo hành được cấp lần thứ hai cho anh Giang là phiếu dành cho sản phẩm điều hòa không khí do E-Best phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam. Về nguyên tắc, toàn bộ phiếu bảo hành do E-Best cấp ra thị trường đều phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm nhưng đáng tiếc do lỗi in ấn, những thông tin cần thiết đã không được in trên phiếu bảo hành này.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền hội luật gia TP.Hồ Chí Minh: Trong trường hợp này thì cửa hàng bán sản phẩn và siêu thị điện máy đã vi phạm hợp đồng dân sự, cụ thể là vi phạm về điều khoản bảo hành sản phẩm, do trong cam kết mua bán giữa các bên là sản phẩm phải được nhà sản xuất bảo hành trong vòng 12 tháng kể từ ngày mua nhưng trong trường hợp ở trên thì coi như cửa hàng bán sản phẩm đã bán một sản phẩm không có bảo hành cho khách hàng, có nghĩa là đã vi phạm hợp đồng mua bán. Do đó, khách hàng có quyền yêu cầu cửa hàng đổi một sản phẩm mới có thời hạn bảo hành đầy đủ hoặc phải được nhà sản xuất chấp nhận bảo hành 12 tháng kể từ ngày mua đối với sản phẩm mà khách hàng đã mua. |
Bên thứ ba đã sử dụng phiếu bảo hành này cho một sản phẩm khác mà không có sự đồng ý của Panasonic VN. Chúng tôi đã nghiêm khắc phê bình E-Best về lỗi nêu trên, cũng như rút kinh nghiệm quản lý sau sự việc này."
Theo Panasonic VN, đây là lần đầu tiên công ty nhận được thông tin về bên thứ ba sử dụng phiếu bảo hành sai mục đích nên sẽ chấn chỉnh để việc quản lý phiếu bảo hành được chặt chẽ hơn.
Panasonic VN khuyến cáo khách hàng nên yêu cầu bên bán hàng cho kiểm tra hàng hóa và các chứng từ liên quan (bao gồm cả phiếu bảo hành) trước khi thanh toán hoặc ngay khi nhận hàng tại nhà riêng và nếu có bất cứ nghi ngờ, thắc mắc nào về tính hợp lệ của phiếu bảo hành, khách hàng có thể lập tức liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng để được tư vấn.
Về thắc mắc của anh Giang "làm thế nào để NTD phân biệt phiếu bảo hành thật- giả", Panasonic VN cho biết đang tiến hành soạn thảo “Hướng dẫn cách nhận biết phiếu bảo hành Panasonic” hợp lệ dành cho khách hàng và sẽ đăng tải trên trang thông tin điện tử của Panasonic.
Thực tế, phiếu bảo hành giả mà anh Giang đang cầm trong tay chỉ khác phiếu thật về thông tin giả ngày xuất xưởng, không dễ để phân biệt khi người bán cố tình thay đổi thông tin sản phẩm trên phiếu thật.
Và những nghi ngại các sản phẩm khác được xuất phiếu bảo hành giả bán ra trên thị trường là không thể tránh khỏi. Câu chuyện này là bài học cho nhiều NTD, cần cẩn trọng hơn khi mua sản phẩm ngay khi của thương hiệu uy tín tại những cửa hàng uy tín.
-
B.D
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng |