221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1224808
Sữa tươi trương phình, rỉ, mốc: Lỗi luôn tại vận chuyển
0
Article
null
Sữa tươi trương phình, rỉ, mốc: Lỗi luôn tại vận chuyển
,

 - Sữa tươi Mộc Châu trong thùng vừa mở, bị căng phồng, rỉ, ngấm sang các lốc bên cạnh. Sữa tiệt dùng Cô gái Hà Lan cũng khui từ thùng mới đã thấy mốc đen ngoài vỏ ở phần đáy.

Sữa phồng, sữa mốc bao bì: Vừa uống vừa lo

Chị Thanh (Hưng Yên) phản ánh đến VietNamNet cho biết cuối tháng 6/2009, chị mua một thùng sữa tươi Mộc Châu loại trắng, hộp 110ml cho các con dùng dần. Sữa từ đợt trước chị mua cho các cháu vẫn còn nên chị Thanh vẫn chưa bóc thùng mới để sử dụng.

Ngày 6/7/2009, khi lấy sữa cho các con, chị Thanh phát hiện có mùi chua, khi kiểm tra, chị giật mình vì thùng sữa còn mới nguyên chị mua đã thấm ướt và mục vỏ các-tông. "Tôi liền kiểm tra thì thấy có một vỉ sữa căng phồng và bị chảy sữa ra ngoài. Các sản phẩm đều còn hạn sử dụng đến tháng 12/2009", chị Thanh kể.

Thùng sữa chị Thanh mua (ảnh trái) và hộp sữa còn hạn sử dụng (bên phải). Ảnh do bạn đọc cung cấp

Theo chị Thanh thì đây không phải là lần đầu tiên chị gặp trường hợp sữa tươi Mộc Châu bị căng phồng, trước đó chị đã gặp 1 hộp tương tự trong thùng sữa con chị đã uống gần hết.

Chị Thanh chia sẻ: "Đáng ngại là không phải lúc nào phụ huynh cũng kiểm tra trước sản phẩm sữa mà các con dùng. Trẻ thường tự lấy sữa uống, sữa có thể đã nhiễm khuẩn từ lúc nào và nguy cơ thật khó lường".
 
Vỉ sữa phồng trong thùng sữa chị Thanh mới mua. Ảnh bạn đọc cung cấp

Nỗi lo ngại về an toàn thực phẩm không chỉ với các sản phẩm sữa tươi phồng hộp, rò rỉ. Có những lốc sữa khui từ thùng mới đã thấy mốc đen ngoài vỏ ở phần đáy, ngay người lớn cũng ít khi nhận ra.

Chị Lưu Thị Hà (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vừa phát hiện một lốc (4 hộp) sữa tiệt trùng hương dâu nhãn hiệu Dutch Lady loại 110ml có hiện tượng như vậy. Sản phẩm ghi ngày sản xuất 21/5/2009, hạn sử dụng 21/11/2009, nằm trong một thùng chị vừa khui.

Lốc sữa bị mốc đen chị Hà gửi tới báo VietNamNet. (ảnh Vũ Hội)

“Sao thùng sữa còn nguyên bao bì bảo quản mà lại có hiện tượng mốc đen ở dưới vỏ hộp như vậy? Vỏ hộp sữa chỉ làm bằng giấy mà mốc một lớp đen thì liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sữa bên trong?” - chị Hà lo lắng. 

Cấp tập kiểm nghiệm, xin lỗi, khuyến cáo

Sau khi VietNamNet chuyển phản ánh của chị Hà về lốc sữa hương dâu mốc đen bên dưới vỏ hộp, Công ty sữa Dutch Lady Việt Nam đã thực hiện ngay các khâu kiểm định cần thiết trên cả mẫu lưu cùng lô với sản phẩm này. Ông Trần Quốc Huân, Giám đốc tiếp thị thương mại Công ty sữa Dutch Lady Việt Nam khẳng định: "Kết quả kiểm nghiệm trên các mẫu lưu này hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định cả về cảm quan, vi sinh và hóa lý theo đúng với công bố chất lượng của công ty tại Cục Vệ sinh an toàn Thực phẩm - Bộ Y tế”. 

Về 4 hộp sữa tiệt trùng Cô gái Hà Lan bị mốc ngoài vỏ hộp, ông Huân cho biết thêm: “3 hộp còn nguyên trạng, không thủng và không trầy xước. Do đó, kết quả kiểm định mẫu sữa bên trong vẫn bình thường về mùi, vị, màu và cấu trúc sữa. Hộp sữa còn lại chúng tôi nhận thấy phía góc dưới có vết xước rách nhỏ, vì thế sữa bên trong đã có sự biến đổi từ bao bì bị lỗi này”. 

Về lốc sữa tươi Mộc Châu phồng và rò rỉ, Công ty CP giống sữa bò Mộc Châu cũng cho biết nguyên nhân là do có vết gãy đến lớp nhôm cách địa điểm cắm ống hút, vết gãy này xuất hiện có thể do vận chuyển không đúng cách. "Từ ngày 1/8/2009, chúng tôi bổ sung thêm nội dung hướng dẫn khách hàng bảo quản sản phẩm ở ngoài bao bì thùng cát tông" - đại diện công ty này cho biết.

Cả hai nhà sản xuất sữa này đều khẳng định trách nhiệm chất lượng sản phẩm là "đến tận tay người tiêu dùng", nhưng cũng thừa nhận khó kiểm soát khâu vận chuyển, bảo quản cuối cùng (đến các điểm bán lẻ, thường bằng xe máy, ba gác rất dễ ảnh hưởng tới chất lượng sữa).

Khi xảy ra "sự cố", nhà sản xuất chỉ còn biết xin lỗi, đổi sản phẩm và đưa khuyến cáo: Khách hãy từ chối mua sản phẩm nếu thấy hiện tượng bất thường như mốc từ phía ngoài, căng phồng..., và nếu mua phải, "hãy gọi tới số điện thoại trên bao bì để chúng tôi có hướng giải quyết tốt nhất cho khách". 

Thế là, trong hoàn cảnh các nhà sản xuất luôn có lời giải thích hợp lý về lỗi sản phẩm của họ, những khách hàng như chị Hà, chị Thanh chỉ còn cách "nhìn kỹ, ngửi, nếm trước khi sử dụng để tránh cho trẻ khả năng uống phải sữa đã lặng lẽ nhiễm khuẩn.

Điều 15: Trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Thương nhân có trách nhiệm:
1. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn sản phẩm;
2. Cảnh báo ngay cho người tiêu dùng (NTD) nếu phát hiện nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp;
3. Ngừng việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của NTD mà không thể khắc phục, thu hồi và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tại nơi hàng hoá, dịch vụ được cung ứng trong năm số liên tiếp.
4. Tiến hành mọi biện pháp cần thiết để khắc phục thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản cho NTD.

(Trích Chương IV "Bảo vệ NTD trong quá trình sử dụng hàng hoá, dịch vụ" - Dự thảo Luật Bảo vệ NTD)

  • Vũ Hội - Hoàng Dũng

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi!
Đường dây nóng:  (092)345-7799   hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));