221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1220415
Mệt mỏi vì mạng ì ạch, khách hàng cắt hợp đồng
0
Article
null
Mệt mỏi vì mạng ì ạch, khách hàng cắt hợp đồng
,

 - Sau gần 6 tháng đăng ký ADSL của FPT Telecom, anh Đỗ Văn Kỷ (Gia Lâm, Hà Nội) “lãnh đủ” 2 tháng không dùng được, 2 tháng mạng ì ạch với 3 lần cắt tín hiệu “không lý do”. Mệt mỏi, anh thà cắt phăng đường mạng dù vẫn phải trả tiền cho “thứ không dùng được” đó.

Stress vì tốc độ đường truyền internet. Ảnh: C.Thanh.
Khởi đầu “cơn ác mộng băng rộng” của anh Đỗ Văn Kỷ từ 15/8/2008 khi anh đăng ký đường truyền ADSL tại nhà mình của Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom).

Sau khi hoàn tất cả thủ tục và đóng tiền, anh bắt đầu có tín hiệu để sử dụng ngày 18/8/2008. Chỉ 2 ngày sau, đường truyền “bị lỗi rất nặng” và không thể sử dụng được. Anh Kỷ gọi điện đến hỗ trợ kỹ thuật của FPT Telecom để xử lý. Sau khi tư vấn khách hàng tự sửa chữa qua điện thoại không được, nhân viên kỹ thuật FPT Telecom đến kiểm tra khắc phục nhưng không phát hiện lỗi.

“Họ nói hàng trăm lý do như tại modem, tại máy, tại virus… nhưng họ không chứng minh được nguyên nhân và cũng không sửa chữa được. Và họ cũng chẳng bao giờ đưa ra phương án gì mà bỏ mặc luôn”, anh Kỷ nói.

Dù chưa sử dụng được đường truyền, ngày 18/9/2008, anh Kỷ vẫn nhận được thông báo thanh toán cước. Quá bức xúc, anh Kỷ yêu cầu làm rõ: Chấp nhận nộp tiền cước, nhưng FPT Telecom phải xác nhận trường hợp anh chấp nhận nộp cước trong thời gian không sử dụng được đường truyền.

Sự việc chưa được giải quyết thì anh Kỷ tiếp tục nhận được công văn “siết nợ” không số của FPT Telecom vì việc anh không thanh toán tiền cước đường truyền.

“Họ cung cấp cho tôi sản phẩm quá kém chất lượng và không sử dụng được mà họ vẫn đòi tiền. Nó giống như một bác sỹ: Biết thuốc rởm vẫn cấp cho bệnh nhân, và khi bệnh nhân dùng là đòi tiền bất kể bệnh không khỏi hay còn bệnh nặng thêm”, anh Kỷ bức xúc.

Cuối tháng 9/2008, anh Kỷ tự phát hiện chỗ đứt cáp và tự khắc phục lỗi đường truyền và thông báo lại với FPT Telecom. Trong suốt thời gian gần 2 tháng tìm chỗ đứt dây, anh đã phải thực hiện hàng trăm cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật và 5 lần trực tiếp đến văn phòng Công ty FPT Telecom (59 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) để “nhắc” công ty khắc phục đường truyền cho mình.

Sự việc tưởng yên ổn, nhưng trong tháng 2 và tháng 3/2009, đường truyền của anh Kỷ lại bị ngắt kết nối với lý do: Ngân hàng không có số Chứng minh thư nhân dân của anh Kỷ nên không tự động khấu trừ tiền cước được.

“Khai báo với ngân hàng là việc đó là việc của họ (FPT Telecom). Tôi lại phải chủ động gọi điện để cung cấp những thông tin sai sót do họ gây ra mới mong có được tín hiệu để dùng”, anh Kỷ nói.

Sau nhiều rắc rối và lủng củng, anh Kỷ quyết định cắt hợp đồng ADSL từ ngày 11/4. Tất nhiên, thủ tục để cắt chuỗi ngày mệt mỏi, anh vẫn bị yêu cầu phải thanh toán đầy đủ 11 ngày sử dụng của tháng 4/2009.

“Quá khó” và “hiểu lầm”

Trả lời Báo VietNamNet, đại diện FPT Telecom cho biết các kĩ thuật viên và nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty đã “cố gắng hết sức” để khắc phục sự cố trường hợp anh Đỗ Văn Kỷ.

Về việc tìm ra chỗ đứt trên đường dây, các kỹ thuật viên vẫn tiếp tục “nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục” dù… không ở hiện trường (!?) Sau gần 2 tháng kỹ thuật viên “nghiên cứu” không được, khách hàng tự phát hiện chỗ dây bị đứt tại gần “hộp diêm” (thiết bị nối dây ADSL vào modem) và tự nối lại.

Còn việc công văn đòi nợ cước được gửi đi trong khi đường truyền chưa sử dụng được là do Phòng Dịch vụ Khách hàng “không biết về tình trạng khách hàng đang khiếu nại”. Vì lý do “không biết” này, công văn đòi nợ cước được gửi đồng loạt và đương nhiên anh Kỷ cũng nhận được một bản như vậy.

Không đề cập đến những rắc rối và cắt tín hiệu liên quan đến khấu trừ cước qua ngân hàng, đại diện FPT Telecom cho biết đã không tính anh Đỗ Văn Kỷ 1 tháng cước (tháng 11/2008) vì những trục trặc về kỹ thuật trong 2 tháng 8 và 9/2008.

“Tất cả mọi thủ tục, nghĩa vụ tài chính tôi đều thực hiện đầy đủ. Vậy mà họ không một lần liên hệ với tôi để sửa chữa cái sai, thay vào đó thỉnh thoảng họ lại cắt tín hiệu của tôi”, anh Đỗ Văn Kỷ bức xúc nói.

  • Hải Phương

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (092)345-7799        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,