221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1206088
Mặt bằng Parkson: Chiêu "hô biến" 1 quầy đang thuê
1
Article
null
Mặt bằng Parkson: Chiêu 'hô biến' 1 quầy đang thuê
,

 - Mặt bằng kinh doanh yên ổn đã 1 năm bỗng đội giá gấp 3 (tăng vài chục triệu đồng/tháng), người  thuê chỗ ngậm đắng "out" khỏi tầng 6 của toà nhà Parkson.   

VietNamNet đăng tải tâm sự của chị Trần Thị Thanh Hương, Giám đốc Công ty Sản xuất và Thương mại Việt về trường hợp của mình.

"Ngày 1/6/2008, tôi ký hợp đồng ký gửi hàng hoá với Công ty Cổ phần Thực phẩm gia đình tại Hà Nội (gọi là FFJS). Theo hợp đồng, FFJS đồng ý cho nhà cung cấp kí gửi hàng hoá tại Trung tâm ăn uống. Hợp đồng có giá trị trong thời hạn 1 năm.

Vị trí Công ty Sản xuất và Thương mại Việt thuê tại tầng 6 Parkson - Ảnh: B.D

Trung tâm ăn uống này điều hành bởi FFJC, đặt tại tầng 7 Trung tâm Thương mại Parkson Viet Tower tại địa chỉ số 198 B Tây Sơn, Hà Nội. Công ty Sản xuất và Thương mại Việt cung cấp sản phẩm với thương hiệu "Peter Donut". 

Theo hợp đồng này, nhà cung cấp phải trả tiền hoa hồng (khoản tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu hàng tháng mà nhà cung cấp phải trả cho FFJC cho việc kí gửi khu trưng bày hàng kí gửi). Số tiền hoa hồng đảm bảo tối thiểu là 13.200.000 VNĐ/tháng hoặc 25% doanh thu thuần bán hàng của tháng, tuỳ thuộc con số nào cao hơn.

Tuy nhiên đến thời điểm này, khi chuẩn bị hết hạn hợp đồng 1 năm, FFJC đưa ra bản hợp đồng mới tăng số tiền hoa hồng phải trả lên gấp 3 lần. Theo bản hợp đồng mới, FFJC đồng ý cho nhà cung cấp ký gửi hàng hoá tại quầy hàng thuộc Trung tâm ăn uống, diện tích khoảng 5m2. Số tiền hoa hồng đảm bảo tối thiểu là 39.960.000 VNĐ/tháng hoặc 25% doanh thu thuần bán hàng của tháng, tuỳ thuộc con số nào cao hơn.

Trong hợp đồng này, thêm khoản 4.2 quy định về phí quản lý 880.000 VNĐ/tháng mà hợp đồng cũ không có.

Theo tôi, việc tăng giá này là vô lý và không thể chấp nhận được. Khi công ty của tôi kinh doanh ở Vincom, FFJC đến để mời đối tác, công ty của tôi là một trong những trường hợp vào đây kinh doanh đầu tiên, đã chia sẻ khó khăn ban đầu với FFJC một năm qua, đến bây giờ đã ổn định thì lại tăng giá để người khác vào bán.

Tại Vincom, công ty của tôi ký hợp đồng thuê mặt bằng theo m2, và giá thuê được tính theo giá thị trường. Giá khởi điểm cách đây 5 năm, công ty thuê là 25 USD/1m2 và 3 năm không thay đổi, sau 3 năm đó ký hợp đồng thuê mới với điều khoản mỗi năm tăng 10% cùng với phí dịch vụ là 7% giá thuê.

Ngay từ khi ký hợp đồng với FFJC, công ty của tôi phải đặt cọc tiền hoa hồng 2 tháng, đến giờ tăng giá lên 3 lần đồng nghĩa với tiền đặt cọc cũng phải tăng, và lời lãi trong tài khoản gửi thì FFJC đều đã hưởng.

Mới đây, ông Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Công ty Cổ phần 9 Gang khi ký hợp đồng mới cũng bị tăng giá số tiền hoa hồng đảm bảo tối thiểu là 42.500.000 đồng/ tháng hoặc 25% doanh thu thuần bán hàng của tháng tuỳ thuộc con số nào cao hơn. Và ông Quang đã không thể chịu được mức giá này nên đã không tiếp tục ký hợp đồng. 

Mức tăng giá này là hoàn toàn vô lý, khó có công ty nào có thể chấp nhận được. Trong khi hiện tại, tất cả các quầy hàng khác tại Trung tâm ăn uống đều không bị tăng giá như vậy.

Ông Peter (người Úc), phó giám đốc công ty của tôi hoàn toàn ngạc nhiên với điều khoản tại hợp đồng mới này. Ông nói rằng ở Úc, trong các trường hợp kinh doanh như thế này, có cơ quan quản lý tính toán mức tăng trưởng, các chủ đầu tư phải dựa vào mức tăng trưởng đó để tăng cho phù hợp. Việc tăng giá gấp 3 là hoàn toàn vô lý.

Hết tháng 5 này là hết hạn hợp đồng cũ, tôi không thể chấp nhận bản hợp đồng mới vì sự vô lý này nên sẽ không kinh doanh tại đây nữa. Sự vô lý này không biết sẽ phải kêu ai!".

  • B.D (ghi)
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,