- Sau 3 năm làm việc tại Ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội, hàng tháng vẫn đều đặn bị trừ tiền lương đóng BHXH, đến khi thôi việc, làm thủ tục rút sổ bảo hiểm mới ngớ người chưa có. Bộ phận hành chính ACB giải thích vì hồ sơ nhân viên chưa đủ nhưng tiền bảo hiểm vẫn được đóng đúng chỗ!
"Mất dạng" phí BHXH đóng 3 năm?
Anh Hoàng Đình Cường (Hà Nội) làm việc tại Ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội đã được ba năm.
Ngân hàng nơi anh Cường từng làm việc. Ảnh: B.D
Năm 2006, sau 2 tháng thử việc, ngày 1/10, anh ký hợp đồng lao động thời hạn một năm. Tại hợp đồng ghi rõ sau 1 năm nếu không có vướng mắc gì thì hợp đồng lao động này sẽ tự động chuyển thành loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Đầu năm 2009, anh Cường viết đơn xin nghỉ việc. Đến ngày 2/2/2009, anh đã nhận được quyết định nghỉ việc sau thời gian bàn giao công việc cũng như ký các loại giấy tờ, hoàn tất thủ tục do ACB yêu cầu để chuyển sang cơ quan khác.
Tuy nhiên, sau 2 tháng nhận quyết định đến nay, anh đã liên lạc với phòng hành chính ACB chi nhánh Hà Nội để xin được rút sổ bảo hiểm sang cơ quan mới thì ngạc nhiên với câu trả lời "chưa lấy được sổ".
Anh Cường kể: "Trước câu trả lời trên, tôi đành xin số sổ bảo hiểm trước và hỏi thời gian được lấy sổ thì hoàn toàn ngỡ ngàng khi họ nói là sổ bảo hiểm của tôi chưa làm!"
"Tiền phí bảo hiểm 6% lương hàng tháng theo hợp đồng đã trừ vào tài khoản của tôi từ 1/10/2006 đến hết 31/1/2009, không có sổ bảo hiểm thì số tiền trên đã đi đâu? Liệu người lao động ký hợp đồng với ACB như tôi đã được đóng bảo hiểm chưa?" - anh bức xúc.
Trăm sự tại... 1 cái giấy?
Về vấn đề này, bà Đặng Bích Yến (Phòng hành chính, ACB chi nhánh Hà Nội) giải thích: Sở dĩ nhân viên Hoàng Đình Cường chưa có sổ bảo hiểm vì hồ sơ làm sổ bảo hiểm của anh chưa đủ.
Về thủ tục, người lao động phải nộp bản sơ yếu lý lịch chính hoặc bản sao có công chứng, tuy nhiên anh Cường mới chỉ nộp bản sao không. Vì số lượng nhân viên đông, phòng hành chính làm sổ bảo hiểm cho nhân viên theo từng đợt, trường hợp chưa đủ giấy tờ phải bổ sung sẽ làm sau.
Bà Yến trình bày: "Từ tháng 10/2006 đến tháng 4/2007, bộ phận hành chính đã chốt hồ sơ để chuyển lên bảo hiểm quận Hai Bà Trưng nhưng vì hồ sơ của anh Cường chưa đủ nên đã yêu cầu anh nộp bổ sung để hoàn tất. Do chưa nhận được bản sao lý lịch có công chứng bổ sung, chúng tôi không thể hoàn tất hồ sơ cho anh Cường được".
Bà Yến khẳng định, khi ký hợp đồng với người lao động tại thời gian nào thì ngay thời điểm ấy phòng hành chính đã làm thủ tục báo tăng với BHXH quận Hai Bà Trưng để đóng BHXH cũng như BHYT cho người lao động. Hàng tháng ngân hàng sẽ trừ tài khoản cá nhân số phần trăm tiền bảo hiểm phải đóng theo quy định của người lao động.
Anh Cường có tên trong danh sách lao động quỹ tiền lương điều chỉnh mức nộp BHXH báo tăng của ACB. Ảnh: B.D
Bà Yến đã đưa ra một số giấy tờ chứng thực việc đóng tiền bảo hiểm của nhân viên Cường đều đầy đủ. Cả 3 lần anh Cường được tăng lương, phòng hành chính cũng đều báo tăng mới lên BHXH quận để anh Cường được hưởng bảo hiểm theo đúng quy định.
"Khi nào anh Cường nộp bản sơ yếu lý lịch chính hoặc bản phô tô có công chứng, chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ để hoàn tất sổ bảo hiểm cho anh" - bà Yến khẳng định.
Trước lời giải thích này, anh Cường cho biết, anh đã nộp giấy tờ bổ sung nhưng không hiểu đã bị thất lạc đi đâu. Anh thắc mắc vì sao phòng hành chính không thúc giục anh nộp giấy tờ đầy đủ, để nhân viên khi rời cơ quan mới vỡ lẽ mình chưa có sổ bảo hiểm.
Trao đổi với VietNamNet, anh cho biết sẽ bổ sung hồ sơ và mong sự việc này sớm được giải quyết để yên tâm làm việc. Anh cho rằng, đơn vị sử dụng lao động cần chú ý về cách thức làm việc, hoàn thành trách nhiệm của mình để quyền lợi chính đáng của người lao động không bị ảnh hưởng.
Điều 18, khoản 1, Luật BHXH quy định người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: |
-
Bình Dương
Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi ! Đường dây nóng: Email: bvkh@vietnamnet.vn |