221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1181120
Nước máy trắng xoá cặn, nhà SX nói đạt tiêu chuẩn
1
Article
null
Nước máy trắng xoá cặn, nhà SX nói đạt tiêu chuẩn
,

Nước máy đun sôi luôn có cặn lơ lửng, rồi lắng xuống, bám trắng đáy cốc. Bình, ấm đun nước chùi rửa liên tục cũng không hết lớp cặn cứng. Nhà máy nước trả lời: nước vẫn an toàn vì còn trong... tiêu chuẩn.

Ông Thịnh nói: "Nước đun lên mới thấy đục, có nhiều cặn trắng". Ảnh: C.T

Tại phường yên Hoà (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), hầu hết các gia đình chú trọng bảo vệ sức khoẻ đều đã dùng bình lọc nước từ cả năm nay. Họ lo ngại có ngày thành ruột sẽ "tráng bê tông", giống như lớp cặn cứng trắng đục dày cộp ngày nào cũng chùi rửa nhưng không hết ở đáy bình, ấm đun nước.

Để chứng minh lo ngại của mình có cơ sở, ông Hoàng Văn Thịnh (tổ 61 phường Yên Hoà) rót từ phích ra một cốc nước, chỉ đám vẩn cặn vần vũ rồi từ từ lắng xuống, bám trắng đáy cốc.

Ông nói: "Lâu nay nước máy đun sôi đã lắm cặn thế này. Ban đầu, chúng tôi không để ý lắm nhưng gần đây, nghe đài báo nói nhiều đến chuyện nước máy ở một số khu dân cư Hà Nội bị nhiễm amoni, nên chúng tôi lo bị cặn nước bám vào ruột dày và chắc như đáy ấm".

Không chỉ dân ở tổ 61, nhiều khu dân cư khác trong phường Yên Hoà cũng lo ngại trước tình trạng nước máy khá dày cặn trắng. "Có nơi trong nước còn có cả cặn đen, đun lên thì cặn bám đầy ấm nên cứ vài hôm lại phải dùng bùi nhùi sắt hoặc dao cậy đáy, ấm phích" - bà Hiên ở tổ 36 cho biết. 

Cặn cứng trắng xoá nhưng vẫn an toàn

Giải đáp thắc mắc của người dân phường Yên Hoà Trần Xuân Cương - Giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Cầu Giấy cho biết: "Hiện tượng nước máy bị vẩn đục, nhiều cặn như trên là do nguồn nước hiện đang cung cấp cho người dân phường này được xí nghiệp chúng tôi lấy từ 2 giếng mới.

Cốc nước vừa rót vẩn đục, để 1 lát cặn lắng trắng đáy.
Ảnh C.T

Trong năm 2008, khi nhận được phản ánh của một số hộ dân trong phường, xí nghiệp chúng tôi đã cùng cán bộ Phòng Kiểm tra chất lượng của Công ty Nước sạch Hà Nội xuống lấy mẫu về kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, toàn bộ các chỉ số, chỉ tiêu kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Lý do dẫn đến việc nước vẩn đục, nhiều cặn là do "độ cứng - CaCO3" trong 1 lít nước hơi cao, tuỳ theo khu vực mà "độ cứng" (hàm lượng CaCO3) của nước dao động từ 175 - 200mg/1 lít nước. Tuy nhiên, hàm lượng này vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn mà Bộ Y tế cho phép".

Ấm nước tại nhà bếp Công an phường Yên Hoà vài ngày lại cọ nhưng cặn vẫn trắng xoá. Ảnh: C.T

Bà Ngô Ngọc Anh - Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng của Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết thêm: "Theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế thì "độ cứng" (Hardness - PV) trong 1 lít nước phải dưới mức 300mg/lít. Đối chiếu tiêu chuẩn của Bộ Y tế với các chỉ số trong kết quả kiểm nghiệm mẫu nước tại một số khu vực dân cư phường Yên Hoà thì đều ở dưới ngưỡng cho phép - Đủ tiêu chuẩn để sử dụng".

Trong cuốn "Hướng dẫn về chất lượng nước uống" của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 1993 cũng cho biết: "Độ cứng của nước (Hardness) do calcium hoà tan và sau đó là magnesium tạo nên. Tuỳ thuộc vào độ pH và độ kiềm của nước, khi độ cứng ở mức 200mg/lít có thể sinh ra cặn cáu, nhất là khi đun nóng. Tuy vậy, nước có độ cứng cao có thể làm cho người dùng nước không chấp nhận vì lý do có vị không ngon và sự sinh ra cặn cáu của nó".

Trả lời cho những khúc mắc của người dân phường Yên Hoà về sự liên quan giữa "nước nhiều vẩn đục, cặn cáu" với "nguy cơ nước nhiễm amoniac", bà Ngọc Anh khẳng định: "Kết quả kiểm nghiệm cho thấy mẫu nước tại phường Yên Hoà có hàm lượng amoniac (NH4+) ở mức 0,128mg/lít trong khi tiêu chuẩn mà Bộ Y tế quy định là mức 1,5mg/lít. Do vậy, người dân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng". 

Nước cứng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm các thiết bị nồi hơi cáu cặn, gây ăn mòn thiết bị, ảnh hưởng hiệu suất làm việc. Trong y tế, sử dụng nước cứng sẽ làm hỏng quy trình sản xuất thuốc, các phép phân tích nghiên cứu sẽ không chính xác. Đối với sức khỏe con người, nước cứng sẽ gây hại qua ăn uống, qua đường tiêu hóa tạo các bệnh sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang, gây bướu cổ, ảnh hưởng đến men răng...

Ngoài các biện pháp từ phía nhà sản xuất (như khuấy liên tục, bơm tuần hoàn,...), cách loại bỏ nước cứng tốt nhất là đun sôi rồi lọc.

  • C.Thanh

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,