221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1180446
Nước "sạch" bị "bẩn" từ chỗ nào, ai chịu trách nhiệm?
1
Article
null
Nước 'sạch' bị 'bẩn' từ chỗ nào, ai chịu trách nhiệm?
,

Khi các nhà khoa học kết luận nước máy Hà Nội chứa độc tố cao, ngay lập tức nhà cung cấp lại khẳng định chất lượng nước máy hoàn toàn bảo đảm. Vậy thì “Nước "sạch" bị "bẩn" từ chỗ nào, ai sẽ chịu trách nhiệm?".

Thực tế, người tiêu dùng luôn sẵn lòng chấp nhận (hoặc bắt buộc phải chấp nhận khi chỉ có một nguồn cấp) sản phẩm nước máy. Thế nhưng, không thể vì thế mà đơn vị cấp nước có thể nhập nhằng giữa chức năng kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Về nguyên tắc, "tôi bán, anh mua" đều có sự thỏa thuận, ít nhất cũng thông qua bảng kê và hóa đơn tiền nước hằng tháng.

Nhưng rõ ràng trong câu chuyện này đang có sự không sòng phẳng đối với người tiêu dùng. Đành rằng là chuyện kinh doanh, nhưng lại là kinh doanh một sản phẩm tối quan trọng, vì vậy mà yếu tố trách nhiệm xã hội là rất lớn. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải bảo đảm tách bạch và hài hòa hai yếu tố này. Nhưng hẳn là họ đã chưa làm được như vậy.

Nước từ vòi ở một số khu dân cư Hà Nội.

Trong lúc các nhà khoa học khẳng định đa số nhà máy lọc nước tại Hà Nội không có công nghệ khử amoni và kết luận của cơ quan y tế nước sạch tại một số nhà máy nước như Pháp Vân, Hạ Đình có hàm lượng độc tố amoni cao hơn từ 6 đến 18 lần mức cho phép... , thì Công ty Kinh doanh nước sạch lại cho rằng những thí nghiệm, nghiên cứu được công bố là không chính xác, họ khẳng định chất lượng nước máy hoàn toàn bảo đảm.

Vì sao lại có sự vênh nhau như vậy? Có lẽ bản chất của vấn đề chính là tính trách nhiệm của các bên liên quan. Nước sạch là thứ người dân bắt buộc phải sử dụng hằng ngày, nhưng lại không thể dễ dàng lựa chọn như mớ rau, con cá ngoài chợ. "Cơ chế" cung ứng nước sạch hiện nay mang tính "độc quyền" nên thiếu tính cạnh tranh.

Hơn thế, nhiều người cho rằng quan trọng lúc này chính là việc cần thiết phải sớm trám những "lỗ hổng trách nhiệm" trong cơ chế và khung pháp lý. Xác định trách nhiệm của ngành cung cấp nước sạch đến đâu, cơ quan quản lý chất lượng ra sao, theo các tiêu chuẩn cụ thể nào? Ngay cả các phòng thí nghiệm cũng phải hết sức thận trọng khi quyết định làm các mẫu siêu vi lượng. Vì nếu dùng mẫu thử nhanh (test kit) đo tại chỗ thì không thể chính xác do phương pháp này thường sai số cao. Thậm chí trong các công bố chất lượng nước cũng cần gọi đúng bản chất sự việc, giả dụ với lượng amoni trong giới hạn cho phép thì có nên sử dụng khái niệm “nhiễm" hay không? Vì khái niệm "nhiễm" (dù là nhỏ) cũng như một gợi ý sang hướng tiêu cực...

Trong lúc nhà cung cấp vẫn khẳng định sản phẩm của mình sạch, những công bố khoa học về chất lượng nước chưa thống nhất, cơ quan quản lý cũng còn mơ hồ, thì chỉ tội cho người dân phải đau đầu, hoang mang về "cái họa vào từ miệng". Chẳng biết tin vào đâu, mấy ngày qua người ta đổ xô đi mua máy lọc nước, xem như biện pháp "khôn hơn người". Nhưng tiếc là họ đang cố tìm cách thoát khỏi sự hoang mang này thì lại vướng vào một "ma trận" khác, đó là chất lượng máy lọc cũng đang lung bung như chính thứ mà nó phải làm sạch.

Rõ ràng đã đến lúc cần có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn có đủ thẩm quyền, năng lực, đưa ra kết luận cuối cùng để sớm trấn an dư luận...

Theo HNM

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;