221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1172470
Học cách chấp nhận xe Honda loạn giá?
1
Article
null
Bảo vệ người tiêu dùng tuần qua:
Học cách chấp nhận xe Honda loạn giá?
,

 - Trong khi người tiêu dùng mong đợi "một sự thay đổi", các HEAD không chút nóng lòng vì quá hiểu cái gọi là "chính sách bán hàng" của HVN. Câu trả lời tiếp tục là... im lặng lạnh lùng, từ mọi phía: HVN và các cơ quan chức năng.

Thái độ lạnh lùng không chỉ xảy ra với người mua xe Honda, mà còn được dành cho cả khách hàng dùng các sản phẩm, dịch vụ "đại chúng" khác.

Thủ tục "hành" khách

Vẫn còn nhiều thủ tục "phi lý"  tồn tại như dưới dạng "quy định". Ảnh minh hoạ: H.D
Hàng ngàn người tiêu dùng Việt Nam giờ đây không còn mấy tin tưởng vào câu nói "khách hàng là thượng đế" bởi dù bỏ tiền ra chưa chắc được phục vụ chứ đừng mong ngai vị này. Đau chân gọi taxi vào hẻm không được mà thắc mắc nhiều có khi còn bị... dập máy; gửi bưu phẩm thì buộc phải cam đoan "hàng vỡ không khiếu nại" trước khi trao tài sản vào tay "ông chuyển phát". Và nhiều "đòi hỏi" thủ tục tức cười khác, như ở ngân hàng.

Câu chuyện "hành là chính" cũng đang tiếp tục diễn ra ở những chốn công quyền - nơi khách hàng không phải là thượng đế. Tại Sở LĐTB-XH Hà Nội, đi lại 6 lần vẫn chưa làm xong thủ tục đăng ký đóng BHXH.

Không chỉ bị "hành" mà thậm chí còn bị "khảo". Nhận được số sim mới, khách hàng viễn thông phải trả lời hàng loạt câu hỏi, kỳ lạ, thậm chí phải khai cả... tên người giúp việc. Còn tại phố cổ Hà Nội, người dân sống ở đây, để "nhét" được xe của mình vào bãi gửi chật hẹp, mất bạc triệu mỗi tháng, mặc cả giờ gửi rã họng vẫn bị đuổi.

Thái độ lạnh lẽo với khách hàng, có thể thấy ở khắp nơi, ngay trong câu trả lời lịch thiệp của nhà cung cấp dịch vụ. Như giải đáp thắc mắc về 2 cuộc gọi được thực hiện... cùng lúc, câu trả lời là... in nhầm, và không thể đáp ứng nguyện vọng tra soát cước điện thoại của khách. 

Hoặc trả lời thương thảo lần 2 với người góp vốn xây nhà (nay bỗng thành người mua, với giá đội 34% so với ban đầu), chủ đầu tư khu đô thị Văn Khê lại hẹn... trả lời sau.

Không chấp nhận thì... đừng ghé?

"Loạn giá" xe Honda vẫn là điểm nóng được bạn đọc chờ đón trong tuần qua. Người tiêu dùng vẫn mong đợi "một sự thay đổi", nhưng đến nay câu trả lời vẫn là... im lặng. 

Các HEAD
của HVN thì không chút nóng lòng vì quá hiểu cái gọi là "chính sách bán hàng" của HVN. Và đương nhiên, dù dư luận bất bình, các HEAD vẫn bán giá cao để không bị lỗ, còn khách hàng mua hay không thì... tuỳ.

Lead - loại xe khách hàng bị "bỏ đói" rồi phải chấp nhận mua với giá cắt cổ. Ảnh: Tr. Thuỷ

Hơn bao giờ hết trong lúc này, người tiêu dùng Việt Nam chờ đợi câu trả lời cuối cùng rằng: HVN sẽ cư xử thế nào với tình yêu dành cho người tiêu dùng Việt Nam?

Người Việt Nam bất bình, người nước ngoài còn "choáng" hơn với kiểu phục vụ "phân biệt": cắt tóc giá riêng. Người nước ngoài muốn được cắt tóc phải chịu mức giá cao hơn 1,5 đến 2 lần so với người Việt Nam chỉ vì lí do "giản dị": thu nhập cao hơn và "giá đã rõ, không chấp nhận thì... đừng ghé".

Ứng xử với khách hàng được xem là tích cực nhất tuần này, phải kể đến Công ty Cổ phần Tập Đoàn Mai Linh. Ngay 2 ngày sau bài viết Taxi "đuổi khách", Mai Linh nhận lỗi với khách hàng, đồng thời cảm ơn VietNamNet đã phản ánh thông tin kịp thời, chân thực.

Nhắn tin

Tuần qua, hộp thư Bảo vệ khách hàng bvkh@vietnamnet.vn cũng như đường dây nóng của chúng tôi đã nhận được hàng trăm ý kiến phản ánh và đóng góp của bạn đọc trên khắp mọi miền.

Hiện chúng tôi đang triển khai các đề tài theo thư của các bạn: Chung Nhữ, Lã Ngọc Thuận (Hà Nội), Nguyễn Văn Dân (Đắc Lắc), Minh Tâm (Hà Nội), Dinh Nguyen, Nguyễn Mai Khuyên.

Hộp thư Bảo vệ khách hàng cũng đã nhận được thư của các bạn: Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) về chất lượng dịch vụ du lịch; Nguyễn.H.Cường về sai lệch trong dịch vụ ngân hàng; Nguyễn Lan Phương (H.Mai, Hà Nội), Vũ Long (Hà Nội) về dịch vụ vận tải; Nguyen Kim Xuyen về bảo hiểm xe máy; Huy Quan (Đà Nẵng) về xuất khẩu lao động; bạn Bao Quoc, Le Thanh Hung (Hà Tĩnh) về dịch vụ ATM; Nguyễn Văn Hải (Hà Nội) về thủ tục rườm rà; Nguyen Quynh Huong, Hồ Bảo Ngọc về chất lượng dịch vụ viễn thông;...

VietNamNet xin trân trọng cảm ơn sự tin tưởng của bạn đọc mọi miền. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được thông tin phản ánh về chất lượng những dịch vụ, sản phẩm người tiêu dùng Việt Nam đang hưởng thụ. Mong các bạn tiếp tục chia sẻ thông tin với chúng tôi bằng cách:

- Gọi điện đến số 0913564657, (04) 37722 729, hoặc:
- Gửi thư đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc:
- Gõ thông tin bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.

Xin quý vị lưu ý cung cấp chính xác số điện thoại (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) để chúng tôi tiện liên hệ, điều này cũng giúp chúng tôi có thể hồi đáp thông tin của bạn được nhanh chóng, kịp thời hơn.

Chúng tôi sẽ cử phóng viên liên hệ, xác minh và với những trường hợp cụ thể, chúng tôi sẽ có bài phản ánh trên chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bạn và người tiêu dùng cả nước.

  • Hoàng Dũng (tổng hợp)

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email: bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,