221
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
1148008
Đeo kính thuốc không bảo đảm dễ gặp tai nạn giao thông
1
Article
null
Đeo kính thuốc không bảo đảm dễ gặp tai nạn giao thông
,

 - Từ khi đi đo – khám và mua kính thuốc để đeo, mắt chẳng những không thấy sáng hơn chút nào mà còn khó chịu hơn, cứ hễ bỏ kính ra một lát rồi đeo lại là thấy buồn nôn…

Chị Nhung – giáo viên dạy Tin học cho biết: “Do vừa đi dạy, vừa theo học một khoá đào tạo nâng cao và còn thường xuyên phải làm việc với máy vi tính nên mắt tôi bị “tăng độ” nhanh chóng. Cuối tuần trước, theo chỉ dẫn của một người bạn, tôi tới hang kính thuốc trên phố Lương Văn Can để đo khám, tiện thể sắm một cặp gọng kính hợp thời trang mà vừa với túi tiền.

Khi cần mua kính thuốc, người dân nên đến các hiệu kính uy tín và có chuyên môn

Lúc đo mắt và lắp kính xong, tôi đeo vào thì thấy hơi chóng mặt nên đã thắc mắc với người bán hàng thì họ bảo là do mắt tôi đã quen với kính cũ nên khi đeo kính mới, “độ cận” nặng hơn thì mắt sẽ mất vài ngày để…quen với kính và khuyên tôi cứ về nhà, chỉ 1 – 2 hôm sễ ổn. Tin lời họ, tôi về nhà hơn một tuần mà vẫn bị khó chịu nên quay lại cửa hàng yêu cầu khám lại, thay mắt kính cho phù hợp thì người bán hàng trả lời ráo hoảnh là “Chị đã mua kính 1 tuần rồi, không thể đổi lại được. Nếu muốn thay kính thì phải mua cặp kính khác!”.

Không những bị chóng mặt và cảm thấy buồn nôn sau khi đeo kính mới, anh Vũ Ngọc Đức – Sinh viên ĐH Thương Mại còn phải mang trên mình thêm vài vết sẹo ngã xe. Anh Đức chán nản kể: “Đeo kính mới 2 hôm mà vẫn thấy rất khó chịu nên tôi định bụng cuối tuần sẽ đi đổi kính, ai ngờ đến tối, do kính nhìn không rõ, đường lại tối nên tôi đâm ngay vào hố ga mất nắp trên đường. Hậu quả là xe hỏng thẩy sửa hết gần 2 triệu đồng, còn người thì xước xát hết cả”.

Theo khảo sát của phóng viên VietNamNet, hiện trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm có sở treo biển “Kính thuốc: Cận - Viễn - Loạn - Đa tròng” nhưng hầu hết các cơ sở này đều chỉ được trang bị 1 máy đo mắt, xịn hơn thì có thêm máy lấy tâm, lấy kích cỡ. Còn lại các công đoạn như mài, khoan, lấy rãnh đều làm thủ công để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.

Bởi lẽ, nếu đầu tư đồng bộ máy móc của các hãng uy tín như Topcon, Nides, Seiko, số tiền có thể lên đến 400 - 500 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng 40 – 50 triệu đồng là chủ cửa hàng đã có thể có những chiếc máy hình thức giống y như máy của Nhật nhưng độ chính xác thì chỉ được khoảng 2/10 so với máy Nhật.

Do đo mắt của khách hàng bằng máy không có độ chính xác cao nên nhân viên của các hiệu kính thuốc tư nhân thường chỉ dựa vào kinh nghiệm để...ước lượng độ cận - viễn của khách, rồi sau đó cho khách đeo thử vài loại tròng, đến khi nào khách cảm thấy ổn là xong. Chính bởi sự cẩu thả trong khâu đo - khám và sự thiếu chính xác của việc mài lắp nên thường thì những cặp kính mua tại các hiệu kính tư nhân đều không đảm bảo chất lượng khi sử dụng.

Đeo kính thuốc không đúng số rất dễ gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông (Ảnh từ Internet) 

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, bác sĩ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: "Theo quy định của Bộ Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân về mắt phải đáp ứng đủ một số điều kiện như: Có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp; Có bác sĩ chuyên khoa mắt phụ trách; Có đủ máy móc tiêu chuẩn; Có kỹ thuật viên được đào tạo về mài lắp kính..v..v..Nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu trên thì khó có thể bảo đảm chất lượng thăm khám và cấp kính thuốc cho người sử dụng.

Trên lý thuyết, khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu trên thì việc cấp kính thuốc cho người sử dụng không phải là khó. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Bệnh nhi kém hợp tác, thần kinh không ổn định và điều tiết kém, người mắc các bệnh gây giả tật khúc xạ mắt nên để cấp được kính thuốc cho những trường hợp này khó khăn hơn rất nhiều. Chỉ nhần lẫn vài yếu tố hoặc do thiếu kinh nghiệm là có thể dẫn tới việc cấp kính thuốc sai cho người sử dụng".

Bác sĩ Cương cho biết thêm: "Mặc dù việc đeo kính không đúng độ không hề gây tăng độ kính cho người sử dụng nhưng cảm giác khó chịu, nôn - buồn nôn, chóng mặt và gặp khó khăn và nguy hiểm khi tham gia giao thông là điều chắc chắn. Do vậy, để đảm bảo có một cặp kính thuốc ưng ý, bảo đảm chất lượng khi sử dụng, người dân nên tới các cơ sở khám chuyên khoa mắt, có đủ trang thiết bị cần thiết, tránh mua kính thuốc ở những cơ sở tư nhân không đủ năng lực".

  • Gia Linh

    Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
     hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

    Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
    Email:
    bvkh@vietnamnet.vn

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,