221
7181
Giao thông
giaothong
/baylenvietnam/giaothong/
909362
Xe buýt nối dài, có khả thi?
1
Article
6881
Bay len VietNam
baylenvietnam
/baylenvietnam/
Xe buýt nối dài, có khả thi?
,

(VietNamNet) - Muốn vận hành hệ thống giao thông thì cần phải giảm mật độ phương tiện lưu thông. Cách duy nhất là khai thác các loại phương tiện giao thông có sức chứa lớn. Đề xuất của bạn Nguyễn Hải Minh, người từng theo học khóa đào tạo thạc sĩ ngành Giao thông Xây dựng tại ĐH Tokyo, Nhật Bản.

Trước tiên, khi bàn về quy hoạch giao thông, nên tách thành giao thông nội đô và giao thông liên tỉnh để dễ hiểu hơn. Trong khuôn khổ một bài báo, trước tiên, chỉ xin bàn về vấn đề giao thông nội đô.

Cần phải có hệ thống Massive-Traffic

Các chuyên gia giao thông hoặc nhà đầu tư của Nhật, kể cả người Nhật nói chung khi đến Việt Nam đều thốt lên rằng: cần phải có hệ thống Massive-Traffic (giao thông công cộng chuyên chở với số lượng lớn). Ở Nhật, giao thông công cộng đường sắt đã giúp nước Nhật giải quyết khá tốt bài toán giao thông.

Chương trình hợp tác giữa VietNamNet, báo ANTĐ và Ủy ban ATGT Quốc Gia

Chương trình hợp tác giữa VietNamNet, báo ANTĐ và Ủy ban ATGT Quốc gia

Việc xây dựng hệ thống đường sắt như ở Nhật đối với Việt Nam ta hiện nay là quá xa vời. Với Hà Nội, nội đô quá bé nên xây dựng đường sắt nội đô là không khả thi và quá đắt đỏ khi phải đền bù đất đai. Kể cả phương án nâng cao đường sắt nội đô hiện tại tránh giao cắt cũng là không khả thi.

Như vậy, chỉ có phương án là không cho tàu chạy vào trong nội đô, tức là đưa các ga hiện hành ra ngoại ô vì tốc độ chậm, gây ồn ào tắc đường, không giải quyết được gì cả.. Ở Nhật, người ta cũng đã đưa ga cuối của Shinkansen (tầu siêu tốc) ra khỏi Tokyo. Do vậy, chỉ nên tính phương thức duy nhất là phương tiện lưu thông trên đường hiện tại. Và dĩ nhiên cũng cần phải có giải pháp massive-traffic.

Các phương tiện khi tham gia lưu thông không chỉ cần không gian vật lý để lưu thông mà cần có khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác. Khi phía trước đột ngột dừng lại thì cần có 2 giây để cho người điều khiển phương tiện phía sau phản ứng đạp phanh và khoảng cách an toàn chính là quãng đường đi được trong 2 giây với tốc độ giảm dần từ tốc độ hiện hành. Vận tốc càng lớn thì không gian an toàn cần thiết càng lớn. Vì vậy, muốn vận hành hệ thống giao thông thì cần phải giảm mật độ phương tiện lưu thông tức là phải dùng Massive-Traffic. Mà rõ ràng khi sử dụng Massive-Traffic và nếu Massive-Traffic tiện lợi thì người tham gia giao thông sẽ từ bỏ phương tiện cá nhân để tham gia giao thông. Quan hệ sẽ là cả 2 bên cùng có lợi (win-win).

Cái lợi đầu tiên nhìn thấy được là có thể giảm được tai nạn giao thông giữa các phương tiện cá nhân.

Xe bus nối dài và xe bus 2 tầng - lựa chọn hợp lý

’Biểu

Biểu tượng "Bay lên Việt Nam"

Tận dụng những gì sẵn có và khả thi thì chỉ còn mỗi xe bus là thích hợp nhất cho Việt Nam hiện nay. Đề xuất là sử dụng xe buýt nối dài và xe buýt 2 tầng và gọi là Massive Bus (xe bus chuyên chở với số lượng lớn). Ở Hồng Kông và Anh, người ta thường thấy xe bus 2 tầng trên phim ảnh còn ở Nhật thường sử dụng xe buýt nối dài. Massive Bus có một số đặc điểm như sau:

+Không cần phải quay đầu khi muốn chạy ngược lại.

+Chạy trên những tuyến dài và không quanh co.

Nếu áp dụng ở Hà Nội, Massive Bus có thể chạy tuyến: Cửa Nam - Thường Tín, Cửa Nam - Cầu Giấy - Phùng - Trôi - Nhổn, Hòa Lạc - Liễu Giai, Minh Khai - Yên Phụ, Minh Khai - Trường Chinh -Cầu Giấy - Hồ Tây… Muốn cho xe bus nối dài hoạt động tốt, cần xây dựng quy chế ưu tiên cho xe buýt nối dài khi lưu thông (mức độ ưu tiên gần giống như tàu hỏa).

Ngoài ra, ở những đoạn đường mà Massive Bus không chạy được thì dùng xe bus đơn để liên lạc. Xe bus đơn chạy trong những đoạn đường ngắn trong khu phố cổ hoặc vùng lân cận như hiện tạị.

Với giao thông liên tỉnh xin được trình bày trong một bài khác, nhưng có một ý kiến nhỏ như sau:

Dự án xe buýt 2 tầng ở TP. HCM (ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)
Dự án xe buýt 2 tầng ở TP. HCM (ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)
Giống như con người phải có bộ xương tốt, một chương trình phải có một cái khung tốt ngay từ đầu và dài hạn. Nếu chắp vá, đến đâu hay đến đấy thì rất vất vả về sau mỗi khi xây dựng dự án thì tiền đền bù đất đai rất mất thời gian và tiền bạc.

Xây dựng hệ thống tàu cao tốc và siêu tốc đã trở nên cấp thiết. Nước Nhật, khi xây dựng hệ thống tàu siêu tốc từ những năm 1960 hẳn chưa nghĩ đến thành công như ngày hôm nay khi nó mang tính ưu việt hơn các phương tiện khác như hàng không… Cần phải có con mắt chiến lược cho 50 năm sau. Giữa các nhà ga trung tâm cỡ lớn nhỏ khoảng cách từ 200km đến 300km thì nên xây dựng một nhà ga ở thành phố nhỏ và ta sẽ có chuỗi đô thị Nam Bắc. Biện pháp này cũng sẽ giúp cho việc giãn dân, tránh tập trung về 2 thành phố lớn. Dĩ nhiên, đề xuất trên cũng chỉ là một gợi ý.

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,