221
7181
Giao thông
giaothong
/baylenvietnam/giaothong/
893640
Giao thông Việt Nam: Chưa hề “nguôi nhiệt".
1
Article
6881
Bay len VietNam
baylenvietnam
/baylenvietnam/
Giao thông Việt Nam: Chưa hề “nguôi nhiệt'.
,

(VietNamNet) - Ta sẽ không còn cơ hội nói chữ "giá như"- Nỗi đau do tai nạn giao thông không dễ gì lành sẹo.

Đi đâu mà vội lấn đường. (Ảnh: Phạm Hải)

Như chúng ta đã biết, tai nạn giao thông luôn là một vấn đề hết sức nóng bỏng và đã gây ra không ít băn khoăn cho các nhà chức trách. Từng ngày, từng giờ, những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra ở khắp nơi đã gây nên rất nhiều thiệt hại cho con người về cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy rằng, ta đã cố gắng để giảm thiểu đến mức tối đa sự đau thương mất mát này nhưng xem ra tình hình giao thông ở nước ta vẫn còn hết sức rối loạn.

Gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông hết sức thương tâm đã được những nhà báo lan truyền rất nhanh qua các phương tiện thông tin đại chúng. Có lẽ chưa ai có thể quên được vụ tai nạn của vị giáo sư hàng đầu của Hoa Kỳ Seymour Papert. Tai nạn xảy ra lúc 4h chiều 7/12, khi Papert, 78 tuổi, cùng một người bạn đi bộ qua một ngã tư. Họ đã đi qua một ngã tư rất khó đi và… không có đèn giao thông. Cả hai cố gắng tránh các xe máy đan chéo quanh mình. Thế rồi một chiéc xe máy lao tới chỗ Papert và đâm vào ông. Ông quỵ xuống, đập đầu vào đất, bất tỉnh và ngay lập tức rơi vào hôn mê. Sau khi được đưa vào bệnh viện Việt – Pháp vài ngày, ông được chuyển về Mỹ để tiếp tục điều trị.

Và thế là, Việt Nam không những phải chịu đựng một nỗi đau mà còn phải chịu thêm một sự hổ thẹn cay đắng trước nước bạn. 

Soạn: HA 947535 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Biểu tượng "Bay lên Việt Nam"

 

Hay như chỉ trong năm 2005 thôi đã có biết bao vụ tai nạn giao thông đáng tiếc khác đổ ập xuống đầu những người dân vô tội. Đáng chú ý nhất là vụ tai nạn vào hồi 11h49 phút sáng 12/3/2005, tàu E1 chạy từ Hà Nội vào TP.HCM đến địa phận Lăng Cô (huyện Phú Lộc - Thừa Thiên - Huế) đã bị trật bánh làm 11 người chết và hàng trăm người bị thương. Theo kết quả giải mã ghi băng tốc độ tàu E1, tốc độ là 68-69km/h vượt quá tốc độ quy định 72%. Lái tàu Bùi Thái Sơn đã bị khởi tố, ngành đường sắt cũng đã bị kiểm điểm và nghiêm khắc rút kinh nhiệm từ vụ tai nạn tàu E1. Tai nạn tàu E1 đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh với ngành đường sắt về những bất cập từ hệ thống đường sắt, lái tàu, áp lực chạy đúng giờ và uy tín của ngành đường sắt đã giảm rất nhiều sau bao năm gây dựng.

Không lâu sau vụ tai nạn tàu E1, 8h sáng ngày 21/4, một chiếc xe chở cựu chiến binh Hà Nội du lịch xuyên Việt, trên đường từ Quảng Nam đi Kon Tum đã bị rơi xuống vực sâu 70m, thuộc địa phận xã Đăk Mang, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 31/33 người có mặt trên xe thiệt mạng, trong đó có 16 cựu chiến binh thuộc phường Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội).

Vụ tai nạn thương tâm đối với các cựu chiến binh phường Kim Liên khi trở về thăm chiến trường xưa đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người dân cả nước.

Đây là ba vụ tai nạn gây xôn xao dư luận khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn trong hàng trăm vụ tai nạn thảm khốc khác xảy ra ở nước ta.

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong năm 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Chương trình hợp tác giữa VietNamNet, báo ANTĐ và Ủy ban ATGT Quốc gia

Trước thực trạng đáng lo ngại trên, chúng ta cần phải nhanh chóng tỉnh ngộ và sáng suốt tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn con quỷ hung tàn – “tai nạn giao thông”, một mối đe doạ lớn đối với sự phát triển của dân tộc. Trên đường phố ngày nay, chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy những biển báo giao thông, những cột đèn xanh đèn đỏ tràn ngập khắp nơi từ thành phố đến những tỉnh lẻ xa xôi.

Hơn nữa, những phương tiện thông tin đại chúng cũng đóng góp một phần không nhỏ cho việc giúp người dân ý thức được đầy đủ hơn về an toàn giao thông ở Việt Nam như chương trình “Tôi yêu Việt Nam”… Điều đó chứng tỏ Chính phủ cũng đã rất chú tâm đến vấn đề giao thông nước nhà. Nhưng tại sao số vụ tai nạn lại không hề giảm, trong khi tệ hơn nữa là nó lại tăng vọt một cách đáng sợ? Đường phố ngày càng được cơi nới rộng hơn, phương tiện thì ngày càng tốt và “xịn” hơn, vậy thì vì lý do gì mà những con số thống kê về tai nạn giao thông lại khiến chúng không khỏi “chóng mặt” vì… “sốc”???

Theo tôi, nguyên nhân chính ở đây là vấn đề muôn thuở trong ý thức chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông. Ở vùng sâu xa thì đã đành, đây lại là thành phố mà lại không nắm rõ được luật giao thông thì thật là đáng trách. Đèn giao thông thì ngay trước mắt, chỉ cần liếc mắt một chút là có thể nhìn thấy ngay. Theo nguyên tắc mà “ai cũng không thể không biết”: đèn đỏ thì dừng, đèn vàng thì đi chậm, đèn xanh mới được phép đi. Thế nhưng ở hầu hết các tuyến phố, nơi nào có đèn đỏ là y như rằng có ít nhất một chiếc xe vẫn tiếp tục phóng như chưa hề biết đến đèn đỏ là gì. Ngay cả một việc dễ như việc đi đúng tín hiệu giao thông thôi mà đã chẳng phải ai cũng làm được thì nói gì đến những hành vi khác khi mà trong hoàn cảnh “không ai kiểm soát”? Nhất là thế hệ trẻ, khi mà những cậu “choai choai” mới được bố mẹ cho mượn xe đi thử, thậm chí sắm xe cho con ngay cả khi chưa hề đến tuổi được đi xe máy thì hậu quả sẽ không thể lường trước được. Nào là lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, đua xe, “bốc đầu”, phóng nhanh, vượt ẩu hơn cả “tên lửa” trên đường, rồi chưa kể lại cân ba kẹp bảy, dàn hàng hai hàng ba khi đi, nói chuyện cười đùa ríu rít… trên di động, hỏi làm sao không có tai nạn giao thông cho được, tất cả chỉ là vấn đề thời gian mà thôi!!!

Vậy mới biết ý thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam còn lạc hậu, cổ hủ đến mức nào. Chính điều đáng buồn đó mới là nguyên do chính dẫn đến những tai nạn thảm khốc như chúng ta đã tận mắt chứng kiến và tận tai nghe thấy.

Để giảm thiểu đến mức tối đa thực tế đau lòng trên, chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại và dũng cảm đối mặt với nguyên nhân gây ra chúng. Cùng với ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta, tại sao không cùng góp sức với luật pháp, với những cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông đang ngày càng phổ biến trên truyền hình, đài báo?

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định cần có chiến lược khẩn cấp, cụ thể, kịp thời. Thẳng tay phạt thật nặng những trường hợp cố tình làm trái pháp luật, nhưng không thể thiếu đi việc xử phạt nghiêm khắc với những công an cảnh sát biến chất, tham ô, ăn đút lót của dân mà miễn tội vô căn cứ. Tất cả những việc này sẽ không thể thực hiện được nếu Nhà nước thiếu đi sự trợ giúp và hỗ trợ đắc lực của người dân. Vì thế, hãy làm tròn bổn phận của một công dân. Tôn trọng luật giao thông, hiểu luật và chấp hành nghiêm chỉnh không những là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi công dân.

  • Lục Anh Thư - Lớp: 10G1- Trường Marie Curie

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,