– Người dân “kêu trời”, các cán bộ thôn cũng đã phản ánh với chính quyền bằng cả đơn, và ý kiến về ô nhiễm ở đây trong nhiều năm qua. Thế nhưng khi làm việc với chúng tôi, lãnh đạo thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) cho là môi trường đã được xử lý cơ bản, còn
Chúng tôi "kêu" nhiều rồi
Sau mỗi câu chuyện về môi trường ô nhiễm, những người dân thôn Ấp Tre đều cho biết, họ đã “kêu” nhiều năm nay rồi, nhưng chưa thấy ai về tìm hiểu thực tế như thế nào.
Còn những cán bộ các tổ dân phố 9 và 10 cũng đều thắc mắc không biết vì sao bao nhiêu phản ánh của dân về môi trường ô nhiễm không được các cấp quan tâm đến.
Ông Minh, tổ dân phố số 10 và ông Nguyễn Văn Quất, Bí thư tổ dân phố số 9 đang phản ánh với VietNamNet về tình hình ô nhiễm. "Chúng ta đã kêu nhiều rồi... kêu lắm cũng như cóc kiện trời"!. Ảnh: Duy Tuấn |
Tổ trưởng dân phố số 10 cho biết: “Trong 3 năm trở lại đây, vấn đề môi trường đã trở thành hệ thống trong các cuộc họp của thôn. Nhiều lần phản ánh với thị trấn Quang Minh và ngành môi trường bằng đơn, thậm chí trong các hội nghị hàng năm cũng đều đưa ra ý kiến để phản ánh về nguồn nước sinh hoạt nhưng chưa có đoàn nào về kiểm tra về môi trường và quan tâm thực sự. Gửi văn bản ra thị trấn, thị trấn cũng chỉ thu thập toàn bộ ý kiến rồi nói là sẽ báo cáo lên trên”.
Còn ông Nguyễn Văn Quất thì nói rằng: ”Đã kiến nghị với cấp trên nhưng họ chỉ nói tiếp thu và chỉ đạo… Mình kêu thế này như "cóc kiện trời", đến bao giờ mà môi trường ngấm vào sức khoẻ thì nó tan hại hết. Còn về các thế hệ sau nữa chứ…
Người dân cứ nói với tôi là sao không phản ánh lên trên? Tôi nói là các bà kêu một nhưng tôi kêu mười bởi tôi còn kêu cho sức khoẻ gia đình chúng tôi nữa chứ”.
Nước ở mương tiêu, điểm tiếp giáp với Đầm Và, thôn 1, xã Tiền Phong. Ảnh: Duy Tuấn |
Trong lần trở lại thôn Ấp Tre mới đây nhất, chúng tôi nghe người dân tổ sô 9 nói rằng họ đang có ý định quyên góp mỗi nhà 10 nghìn đồng để mua vật liệu lấp cống, không cho nguồn nước ô nhiễm chảy vào đây nữa.
Theo báo cáo của
Trong đó có rất nhiều nhà máy đang hoạt động tại KCN Quang Minh và các nhà máy trên địa bàn xã Tiền Phong. |
Còn ở thôn Ấp 1 (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội), nỗi bức xúc cũng tương tự. Kêu mãi không thấu, người dân cũng đã có ý định đắp ngăn dòng nước từ con mương tiêu chảy vào Đầm Và để khỏi ô nhiễm. Nhưng các cán bộ thôn này đã ngăn lại.
Có một điều rất khó hiểu là việc người dân và cán bộ đã phản ánh nhiều lần với các cấp chính quyền, cả bằng lời, cả đơn thư nhưng không nhận được sự phúc đáp.
Qua tiếp xúc với VietNamNet, ông Bí thư tổ 9 cũng đề nghị các cơ quan ngôn luận lên tiếng để các ngành chức năng biết để xử lý giúp dân. “Chúng ta kêu mãi rồi nhưng hiệu quả thì chưa đáp ứng được. Mong môi trường được xử lý để người dân yên tâm”.
Ở Ấp 1, tình trạng cũng tương tự, đã mấy năm nay tất cả các cuộc họp của thôn đều nói nhiều đến chuyện môi trường đang bị ô nhiễm. Ông Quảng, thôn trưởng đưa cho chúng tôi xem bản báo cáo Đại hội nhân dân thôn năm nay, trong đó có đề cập đến vấn đề môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Họ đã phản ánh qua các cuộc họp cử tri đã mấy năm nay rồi thế nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết triệt để.
Các cán bộ thôn cho biết, chính quyền thì chỉ hứa là sẽ báo cáo lên trên, cũng đã có người về lấy mẫu nước để thử. Thế nhưng chưa có bất kỳ phản hồi nào cho họ biết môi trường mà họ đang sinh sống bị ô nhiễm như thế nào, trong nguồn nước có những chất độc gì.
Họ chỉ biết sống trong hoang mang và lo lắng.
“Dân phản ánh là việc của dân…”?!
Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch UBND thị trấn Quang Minh. Ảnh: Thu Hương |
Làm việc với nhóm phóng viên, ông
Trong 4 năm qua ở tổ dân phố số 9 và số 10 có 4 trường hợp chết là có nghi ung thư, không thể khẳng định vì không có hồ sơ bệnh án”.
Thế nhưng không hiểu sao, khi được UBND thị trấn mời lên để khẳng định việc không có làng ung thư thì những cán bộ thôn này lại nói khác với những gì đã cung cấp trước đó cho chúng tôi. Tuy vậy, họ vẫn thừa nhận những thông tin trước đấy là sự thật.
Biên bản được lập tại trụ sở UBND thị trấn về việc kiểm tra số người chết vì ung thư kết luận trong 24 trường hợp chết trong 4 năm thì có 4 người nghi ung thư nhưng không có bệnh án.
Tuy nhiên, trong danh sách liệt kê lại có tới 5 trường hợp chết nghi ung thư và một người chết vì ung thư gan. Đó là chưa liệt kê trường hợp ông
Về vấn đề môi trường, ông Hoan tiếp tục cho biết: Nước thải KCN một mặt tiêu về sông Cà Lồ ở phía bắc, một hướng nữa là nước chảy tiêu về khu vực Đầm Và, chảy qua đầm Vân Trì, chảy qua Đông Anh.
Trước năm 2008 thì nước thải ở KCN chưa được xử lý. Việc nước thải hoà lẫn với nước sinh hoạt và có ảnh hưởng đến người dân tương đối trầm trọng.
Nước có màu đỏ như thế này thường xuất hiện ở mương tiêu, thôn Ấp Tre thế nhưng ông chủ tịch thị trấn lại khẳng định: "Nước chỉ có màu vàng, làm gì có màu đỏ... dân phản ánh là việc của dân. Tôi khẳng định như thế". (Ảnh chụp lúc 18h20 ngày 18/9/2009) Ảnh: Duy Tuấn |
Khi chúng tôi phản ánh lại những ý kiến của nhân dân về nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân đang hoang mang, ông Hoan lại tỏ ra khá bực tức: “Nước trên mương chỉ có màu vàng, làm sao mà đỏ được… Các anh chị có quyền thu thập thông tin, còn tôi về việc này tôi trả lời thế… Dân phản ánh là việc dân phản ánh, còn tôi khẳng định việc đó…”.
Và ông chủ tịch thị trấn này cũng cho rằng màu nước bị vàng thời điểm này cũng có thể do bị ảnh hưởng của nước thải và cũng có thể là do ảnh hưởng của việc nhiễm sắt tự nhiên trong lòng đất (?!)
Nói về việc những phản ánh của nhân dân trong nhiều năm qua, ông Hoan cho biết là chính quyền đều biết qua các lần tiếp xúc cử tri nhưng không hề có đơn của các thôn. Và UBND thị trấn cũng đã có báo cáo gửi các cấp có thẩm quyền để xử lý nước, rác thải ở KCN và đến nay đã được sự quan tâm của cấp trên.
Đã có nhiều đoàn kiểm tra môi trường của huyện, thành phố về kiểm tra và môi trường đã tốt hơn nhiều (?!)
“Vấn đề môi trường thì rất nan giải. Về rác thải thì chúng tôi làm rất tốt nhưng nguồn nước thì chúng tôi không chủ động được… Còn các văn bản phản hồi của các cấp thì có nhưng không thể lấy ra được. Hẹn một buổi khác” – ông Hoan cho biết thêm.
Phó Phòng TN&MT huyện Mê Linh: "Chưa có gì ghê gớm cả" (?)
Ông Hưng còn cho biết, UBND huyện không nhận được đơn thư hay báo cáo gì từ dân và UBND thị trấn Quang Minh cũng như xã Tiền Phong trong những năm qua. Qua các lần đi kiểm tra cùng với các đoàn thì thấy môi trường vẫn bình thường. “Tôi đánh giá bình thường là vì cảm quan chứ thiết bị quan trắc môi trường thì Do không nhận được phản ánh về môi trường bị đầu độc từ người dân nên trong các lần kiểm tra, những cán bộ cấp huyện này chỉ làm việc với chính quyền địa phương mà không đi trực tiếp ở dân. Cũng như việc UBND thị trấn Quang Minh thường làm việc với các trưởng thôn. Còn thực tế người dân đang như thế nào thì chỉ có họ mới biết! |
-
Duy Tuấn – Thu Hương