221
3702
Điều tra theo thư bạn đọc
theodauthu
/bandocviet/theodauthu/
1230813
Khi Hiệp hội các làng nghề bị… “vứt ra vườn”
1
Article
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
Hà Nội:
Khi Hiệp hội các làng nghề bị… “vứt ra vườn”
,

- “Chủ đầu tư thu hồi mặt bằng để xây dựng công trình, văn bản ghi rõ cho chúng tôi thời hạn đến 10/8 để di chuyển đồ đạc, hàng hoá. Thế nhưng, ngày 5/8, chúng tôi đến cơ quan làm việc bình thường thì hàng hoá, đồ đạc đã bị vứt hết ra ngoài sân…”, ông Nguyễn Xuân Ba (Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề TP. Hà Nội) than thở.

 

Phá trước... thông báo sau?

 

Trước ngày sáp nhập về Hà Nội, trên địa bàn thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông) đã có gần 20 dự án đô thị lớn nhỏ được phê duyệt. Dự án xây dựng Tháp thiên niên kỷ Hà Tây (Ha Tay Millennium) cũng là một trong số đó. Toàn bộ dự án được xây dựng trên khu đất 5.996m2 với 29 tầng do Công ty TSQ Việt Nam (100% vốn Việt kiều Ba Lan) làm chủ đầu tư.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Ảnh trái: Ông Nguyễn Xuân Ba (Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Hà Nội) và dãy hàng rào bao quanh công trình, trong đó có trụ sở của Hiệp hội làng nghề.

 

Ảnh phải: Dự án Khu tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây (Ha Tay Millennium) do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư (100% vốn của Việt kiều Ba Lan) được xây dựng trên diện tích hơn 5000m2.

Kể từ khi bắt đầu triển khai dự án (11/7/2008) những hộ dân tại khu tập thể Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây (cũ) cũng thuộc diện bị thu hồi. Do vướng mắc trong chuyện xử lý, giải toả, những hộ dân này đã làm đơn khiếu kiện gửi các cấp có thẩm quyền khiến dự án Ha Tay Millennium rơi vào tình trạng giậm châm tại chỗ.

 

Trên diện tích hơn 5000m2 đất phải thu hồi, có trụ sở của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề thành phố Hà Nội (gọi tắt là Hiệp hội Làng nghề Hà Nội). Hiệp hội này có trụ sở tại tầng 2 toà nhà Bảo tàng (số 2 Chu Văn An, quận Hà Đông) cũng được lệnh phải di dời toàn bộ tài sản, vật dụng trưng bày của hiệp hội đến nơi khác để chủ đầu tư tiến hành xây dựng dự án.

 

Ngày 4/8/2009, Công ty TSQ Việt Nam gửi công văn số 147/CV- TSQ đến Hiệp hội Làng nghề Hà Nội, đề nghị di chuyển sản phẩm trưng bày của hiệp hội.

 

Công văn này ghi rõ: “Công ty TSQ Việt Nam đề nghị Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội di chuyển toàn bộ sản phẩm trưng bày và các tài sản khác của Hiệp hội ra khỏi khu đất dự án Toà tháp thiên niên kỷ Hà Tây trước ngày 10/8/2009”.

 

Mô tả ảnh.

Công văn số 147 của TSQ Việt Nam được ban hành ngày 4/8, thông báo thời hạn di chuyển đồ đạc, sản phẩm của Hiệp hội trước 10/8. Nhưng sau khi ban hành văn bản này được 1 ngày, phía công ty đã tiến hành phá dỡ luôn trụ sở của Hiệp hội.  

 

Tuy nhiên, ngày 5/8/2009, ông Nguyễn Xuân Ba (Chủ tịch Hiệp hội) đến trụ sở thì không thấy trụ sở cơ quan đâu nữa. Toàn bộ dãy nhà 3 tầng kiên cố trong đó có văn phòng của Hiệp hội phút chốc trở thành… đống gạch vụn.

 

Bàng hoàng, ông gọi cho các đồng nghiệp và công an phường Yết Kiêu đến hiện trường để làm việc, lập biên bản. Lúc đó mới thấy toàn bộ sản phẩm trưng bày cũng như đồ đạc, tài sản của Hiệp hội đã được “niêm phong” bằng bạt và bó gọn lại một đống ở cạnh mấy gốc cây.

 

Đồ đạc, sản phẩm mỹ nghệ trưng bày cùng với những tủ, kệ đỡ… có giá trị ước tính gần 500 triệu đồng bây giờ còn lại một đống trong công trường. Vì là đồ mỹ nghệ nên việc di chuyển không cẩn thận là hỏng hết. Quan trọng hơn, bây giờ chúng tôi chẳng biết ăn nói thế nào với các thành viên của Hiệp hội, vì đa số sản phẩm đều do các làng nghề đưa về đây trưng bày”, ông Ba ngán ngẩm.

 

Ông Nguyễn Thế Định (công an phường Yết Kiêu) đã lập biên bản vụ việc. Liền sau đó, Tổ quản lý đô thị của phường Yết Kiêu cũng đến và lập biên bản hiện trường.

 

Ông Nguyễn Minh Thuỷ (Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội làng nghề) cho biết: “Hiệp hội chúng tôi gồm 1800 làng nghề, trong đó có 280 làng nghề đã được Nhà nước chứng nhận. Việc liên lạc và gặp gỡ đều tại trụ sở này. Họ bảo cho chúng tôi thời hạn đến 10/8 mà sao mới đến 5/8 đã cho người phá dỡ hết? Trong khi chúng tôi chưa kịp tìm kiếm mặt bằng và di dời tài sản thì đã bị đối xử như vậy rồi”.

 

Đem con bỏ chợ (?)

 

Khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ của Hà Nội và Hà Tây cũng hợp nhất thành một và trụ sở được UBND thành phố bố trí ở số 2 Chu Văn An, quận Hà Đông.

 

Mô tả ảnh.

Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Xuân Ba phải mang máy móc, thiết bị về...nhà riêng để làm việc. Vì trụ sở hiện tại đã bị phá dỡ trong khi trụ sở mới vẫn đang chờ được cấp. Ảnh: V.H 

 

Năm 2008, sau khi biết tin trụ sở của Hiệp hội sẽ bị thu hồi để phục vụ dự án, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề đã có văn bản trình lên UBND thành phố Hà Nội, đề nghị được cấp trụ sở làm việc mới.

 

Ngày 24/7/2009, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo số 7096 chấp thuận việc giải quyết trụ sở làm việc mới cho Hiệp hội. Đồng thời, UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng hướng dẫn Hiệp hội các thủ tục bàn giao, tiếp nhận mặt bằng theo trình tự hiện hành.

 

Tuy vậy, trong quá trình chờ đợi được giải quyết và được cấp trụ sở làm việc mới thì Hiệp hội vẫn phải hoạt động trên khu vực cũ. Cho đến ngày bị Công ty TSQ Việt Nam phá dỡ và di chuyển đồ đạc ra...ngoài vườn.

 

Ngày 7/8, Hiệp hội Làng nghề Hà Nội đã có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi đến lãnh đạo Công ty TSQ trình bày về hiện trạng cũng như kiến nghị phía công ty giải quyết và khắc phục hậu quả của vụ việc.

 

Hiện tại, tất cả mọi hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Hà Nội đều gói gọn trong nhà riêng của mỗi người. Nhà của Chủ tịch Hiệp hội, ông Nguyễn Xuân Ba rộng nhất nên được “bố trí” đặt máy photocopy, máy in, và những kệ hàng mỹ nghệ xếp dọc sát các bờ tường.

 

Mỗi khi có giao dịch, hay các thành viên làng nghề đến làm việc nếu quân số đông thì mời... ra quán hàng, nếu ít người thì... làm việc tại gia luôn cho tiện.

 

Ngày 17/8, khi PV có mặt tại công trình Ha Tay Millennium, toàn bộ diện tích thi công đều được rào kín, đứng ngoài nhìn vào không thể thấy được gì.

 

Ông Ba nhìn qua khe hở của bức tường  và chỉ cho chúng tôi một núi đồ đạc được phủ bạt. Đấy chính là tài sản và các đồ vật thủ công mỹ nghệ vốn dĩ trước đó đang được để trong phòng trưng bày.

 

Mô tả ảnh.

Đồ đạc, sản phẩm trưng bày của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội hiện đang được nằm rải rác trong khuôn viên công trình. Trong đó phần lớn được phủ bạt dưới các gốc cây. Ảnh: V.H

 

Ông bùi ngùi: “Hàng đống đồ đạc phơi sương phơi nắng như thế thì còn gì nữa, chúng tôi đang cấp tốc thuê mặt bằng để kiếm chỗ cho các vật trưng bày càng sớm càng tốt. Thế nhưng đến giờ vẫn chưa thể kiếm đâu mặt bằng lớn như thế cả. Bỗng chốc, cả Hiệp hội chúng tôi không còn trụ sở để làm việc, trong khi trụ sở mới thì chưa có”.

 

Còn ông Thủy (Phó Chủ tịch Hiệp hội) cương quyết hơn: “Công ty TSQ Việt Nam làm như thế là hoàn toàn trái với pháp luật. Họ đã thông báo cho chúng tôi bằng văn bản thời hạn đến 10/8 thì phải chờ đúng 10/8 mới được phá dỡ chứ? Đằng này, họ đã thực hiện phá dỡ từ ngày 4-5/8 rồi, Hiệp hội chúng tôi còn đinh ninh sẽ có thêm ít thời gian để di chuyển đồ đạc nhưng bây giờ thì lẫn lộn và thất thoát hết rồi còn đâu”.

 

Hiệp hội kiến nghị, dù đã được chuẩn bị tinh thần chuyển trụ sở từ trước nhưng trụ sở làm việc mới thì chưa có, vậy tài sản và đồ đạc họ sẽ chuyển đi đâu? Và thời hạn di chuyển đồ đạc đi nơi khác cũng được quy định trong văn bản 147 của TSQ Việt Nam.

 

Chính vì vậy, việc bị phá dỡ trụ sở trước thời hạn và vứt tài sản của Hiệp hội “ra vườn” như thế khiến các thành viên trong Hiệp hội hết sức bất bình.

 

Hiện phía Hiệp hội Làng nghề Hà Nội vẫn đang kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền xem xét, nhanh chóng cấp trụ sở làm việc mới cho các thành viên.

 

Hiệp hội này cũng yêu cầu Công ty TSQ Việt Nam phải bồi hoàn lại phần nào sự thất thoát, hư hỏng đối với các tài sản, vật dụng trưng bày hiện đang nằm phủ bạt trong phạm vi xây dựng công trình.

 

  • Vũ Hoàng 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,