221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1221404
Phải xem say rượu lái xe nguy hiểm ngang tội giết người
0
Article
null
Phải xem say rượu lái xe nguy hiểm ngang tội giết người
,

 - Tiếp tục trao đổi về dự thảo Nghị định xử phạt hành chính giao thông đường bộ, một số bạn đọc đã đưa ra những kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống ở nước ngoài. Mời bạn đọc tham khảo và cùng tranh luận.

 

 

Anh: Say rượu lái xe nguy hiểm ngang với tội giết người

 

Việc xử phạt thật nặng các lái xe (cả xe máy và xe ô tô) uống rượu quá nồng độ cho phép là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu cấm tiệt uống rượu, tức là có mùi rượu là bị phạt, là chưa hợp lý.

 

Qua bài báo trên VietNamNet, có những ý kiến cho rằng vì văn hóa kinh doanh của Việt Nam hiện theo kiểu ký kết trên bàn nhậu nên việc xử phạt cao quá là không nên. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc biện bạch như vậy là hoàn toàn không có cơ sở.

 

Văn hóa uống rượu bia không phải chỉ có ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới. Người dân Anh chẳng hạn, cũng có văn hóa nhậu chả kém gì Việt Nam vì là quê hương của rượu mạnh (whisky). Buổi chiều hết giờ làm việc, những người độc thân tại Anh thường rẽ qua quán bar, pub và họ tụ tập uống rượu, bia, bàn tán, nói chuyện, cũng chả kém gì ở Việt Nam nhưng họ vẫn chấp hành luật, đó là không lái xe.

 

Lái xe khi say rượu cần phải coi là tội nghiêm trọng. Ảnh minh họa: weblogs.baltimoresun.com

 

Tuy nhiên, ở Anh, họ cũng không cấm tiệt lái xe uống rượu bia như dự thảo luật của Việt Nam đang xem xét. Họ cũng đưa ra mức độ nồng độ được phép lái xe, giống như Việt Nam, tức là vẫn có thể uống một chén rượu hoặc một cốc bia. Do đó, tôi cho rằng Việt Nam cấm "tiệt" lái xe uống rượu bia là hoàn toàn phi lý nếu như nó là một đạo luật hay điều luật trong Luật Giao thông.

 

Việc xử phạt thật nặng việc uống quá nồng độ cho phép là hoàn toàn hợp lý. Tại Anh, việc say rượu lái xe được coi nguy hiểm ngang với tội giết người. Đối với những trường hợp uống quá nồng độ cho phép, lái xe sẽ phải về đồn công an, đưa vào phòng cách ly, chịu các án phạt tương ứng, bị trừ điểm bằng lái xe (tương đương với đục lỗ tại VN), thậm chí phải chịu án tù nếu say rượu lái xe.

 

Cảnh sát Anh thường làm các băng hình về việc xử phạt say rượu lái xe và phát trên truyền hình để giáo dục người dân. Do đó, ở Anh, nếu uống rượu quá đà thì chỉ có cách là gọi người đến lái xe về hộ, hoặc là gửi xe hôm sau đến lấy. Có lẽ ở Việt Nam cũng phải vậy thôi.

 

Các tài xế khi xác định là sẽ phải đi nhậu thì không nên mang xe ô tô đi theo, lúc về bắt taxi hoặc xe ôm, vừa bảo đảm an toàn cho mình, vừa bảo đảm an toàn cho người khác. Cũng phải đặt ra câu hỏi, tại sao ở các nước châu Á, Anh lại chấp nhận bằng lái xe của Nhật Bản và Hàn Quốc. (Le Thao, Luân Đôn, Vương quốc Anh, lethaouk@...)

 

Mỹ: Có thể ra tòa nếu lái xe khi say rượu

 

Tôi thấy cần phải phạt nặng hơn là chỉ phạt tiền đối với những người uống rượu bia quá mức cho phép, vì điều này không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân họ mà còn có nguy cơ cao gây nguy hiểm đến tính mạng của rất nhiều người khác đi lại trên đường. Người lái xe say rượu có thể biến chiếc sẽ của mình thành cỗ máy có thể giết người, thậm chí giết nhiều người.

 

Tại Mỹ, tội DUI (tội lái xe khi say rượu) là tội rất nặng. Nếu thử nồng độ cồn mà quá mức cho phép, lái xe sẽ bị còng tay và bắt ngay lập tức. Sau đó sẽ phải ra tòa, có thể phải ngồi tù, từ vài ngày đến vài tháng, sau đó phải đi học đủ các loại lớp (phải đóng tiền) về lái xe không bia rượu và đủ thứ nhiêu khê khác.

 

Ngoài ra, tội này còn nằm trong hồ sơ cá nhân (record) trong nhiều năm, có thể ảnh hưởng đến việc làm và nhiều thứ khác. Nói chung, tội lái xe khi say rượu cần phải được coi là một tội nghiêm trọng, vì nó liên quan đến an toàn tính mạng của nhiều người, chứ không đơn thuần chỉ là người lái xe. (TJ, Texas, USA, noemail@...)
 

Singapore: Tái phạm có thể bị phạt $30.000 và tù 3 năm

 

Tai nạn ô tô cần được nhận thức là đặc biệt nghiêm trọng vì nó không chỉ liên quan đến những người ngồi trên xe mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của những người xung quanh. Luật đã cấm người uống rượu bia điều khiển ô tô và bởi vì hành vi này có tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh mạng, luật này cần phải hướng đến việc thực hiện một cách triệt để, có nghĩa là hướng đến không có người nào uống rượu bia mà lái ô tô. Vì thế, khung hình phạt phải đủ mạnh và ngày càng tăng để đủ sức răn đe.

 

Tôi cho rằng hình phạt 3 triệu đồng là quá thấp. Nếu người lái xe là chủ sở hữu của xe, họ chắc chắn là người có thu nhập rất cao. Nếu xe là thuộc sở hữu của cơ quan tổ chức thì người lái xe là người làm việc, vì thế anh ta cũng không thể uống rượu bia trong khi làm việc. Vậy thì, mức phạt là bao nhiêu thì mới đủ sức răn đe?

 

Không thể viện dẫn vào “văn hóa rượu bia” của một số ít người để hy sinh quyền lợi chính đáng của đa số người dân. Tham khảo khung hình phạt về hành vi uống rượu bia lái xe ở Singapore: Lần 1: người uống rượu bia lái xe bị phạt từ $1.000 đến $5.000, hoặc ở tù 6 tháng. Lần 2: người uống rượu bia lái xe bị phạt từ $3.000 đến $10.000 và ở tù lên đến 1 năm. Lần lặp lại: người uống rượu bia lái xe bị phạt gấp ba lần hình phạt lần trước đó, cao nhất là $30.000 và ở tù 3 năm. Tất cả những trường hợp vi phạm bị tước quyền lái xe tối thiểu là một năm, cho dù họ không gây ra tai nạn nào. (Nguyễn Chí Hiếu, Singapore, nguyenchihieu82vn@...)

 

Không lái xe sau khi uống rượu bia. Ảnh minh họa: drinkingandyou.com
Nhật Bản: Cấm hoàn toàn việc uống rượu lái xe

 

Các ý kiến cho rằng phạt tiền lái xe khi uống rượu như vậy là quá căng, thực chất chỉ là ngụy biện cho hành vi uống rượu tuỳ ý, tuy rằng văn hoá ăn nhậu đã thấm sâu vào ý thức của mỗi người đàn ông nước ta.

 

Tôi có vài người bạn Nhật Bản sang Việt Nam công tác, sau khi bàn bạc công việc là cùng nhau đi nhậu, tuy nhiên khi tiệc xong họ nhất quyết bắt taxi về khách sạn mà không đi cùng xe với chúng tôi vì họ nói lái xe sau khi uống rượu rất không an toàn và dễ xảy ra tai nạn.

 

Anh bạn nước ngoài còn cho biết thêm nếu như ở Nhật Bản khi bị cảnh sát phát hiện uống rượu khi lái xe thì sẽ bị gửi giấy thông báo về chỗ làm và sẽ bị buộc thôi việc ngay. Tại sao các nước khác họ cấm được uống rượu khi lái xe, vì họ có các chế tài xử phạt đủ sức răn đe, hơn nữa, ý thức chấp hành của người nước ngoài cũng tốt hơn. Hãy có trách nhiệm với mạng sống của bạn và những người xung quanh. Không lái xe sau khi uống rượu bia. (Manh Ha, Hải Phòng, bom12121@...)

 

Theo tôi thì 3 triệu đồng cho lái xe ô tô uống rượu thì không phải là căng. Tôi đang ở Nhật Bản, ở đây cấm hoàn toàn chứ không có chuyện phạt theo nồng độ, uống nhiều hay ít. Bạn sẽ bị thu bằng lái, phạt tù từ 3 đến 5 năm, đồng thời phạt tiền từ 50 man yên đến 100 man yên (tức là 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng). Ở đây, tôi thấy mọi nguời khi đi nhậu thì không ai dám tự lái xe đâu. (Nguyen Hong Son, Sendai, Nhật Bản, hongson77@...)

 

Úc: Uống rượu lái xe là tội phạm hình sự

 

Tôi thấy rất làm lạ là mọi người vẫn còn muốn chống chế việc bị phạt do rượu khi cầm lái. Ở nước ngoài, cụ thể Úc, uống rượu lái xe được xếp là tội phạm hình sự (criminal). Với nồng độ rượu vượt mức cho phép được xem là tội phạm hình sự và phải ra tòa, bị phạt 2.000 đô la, treo bằng lái 6 tháng; nặng hơn là phải ở tù.

 

Nồng độ rượu cho phép đối với người lái xe ở tiểu bang NSW như sau: I. Zero (tức là không được lái xe khi đã có rượu): (1) cho những người mới lái trong vòng 3 năm đầu; (2) Tài xế chở khách (tất cả các loại xe); (3) Du khách quốc tế hoặc không phải cư dân của tiểu bang.

 

II. < 0.05 cho những đối tượng có bằng lái chính (tức là đã có bằng full licence). 0.05 được tính như sau: Trong vòng 1 tiếng ngay sau khi uống: 485ml bia (một vại) hoặc 280ml rượu vang (1 ly vang) hoặc 30ml rượu mạnh thì nồng độ rượu sẽ đạt ngưỡng 0.05.

 

Do đó, nếu là người lái xe, thì họ được phép uống 1 ly theo tiêu chuẩn trên, và phải chờ hơn 1 tiếng mới lái xe thì may ra an toàn. Theo lý thuyết, nếu buổi tiệc 3 tiếng, thì người cầm lái chỉ được uống 2 vại bia và ngồi chờ thêm 1 giờ đồng hồ vã bia mới có thể an tâm là nếu có gặp cảnh sát sẽ "an toàn".

 

Tuy nhiên, ngưỡng 0.05 không tùy thuộc hoàn toàn vào lượng bia hay rượu nói trên uống vào mà nó còn tùy thuộc nhiều vào cơ thể: mập ốm, cao thấp, nam nữ, độ dung nạp. Tóm lại, lái xe trong tình trạng có rượu là tội ác, vì có thể gây tai nạn cho những người tham gia giao thông. (Nguyễn Quang Đăng, Sydney, Úc, quangdang.nguyen@...)

 

Đường dây nóng Báo VietNamNet: 0923457788 hoặc 0913564657 hoặc (04) 3772-2729; Email: hotnews@vietnamnet.vn

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>