221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1196668
Bao giờ hết cảnh chen chúc tàu xe ngày lễ
1
Article
null
Bao giờ hết cảnh chen chúc tàu xe ngày lễ
,

- Những hành khách nào cố leo được lên tàu thì chịu cảnh sống dở, chết dở. Trên tàu chật chội đến mức phải ngửa cổ lên mà thở, đã thế nhân viên trên tàu còn chở xe hàng đi bán rong...
 

Hành khách đứng ngồi chờ tàu ở ga Long Biên

 

Dịp 30-4/1-5 vừa rồi, tôi đã chọn phương án về quê bằng tàu chậm vì nghĩ đến mức độ an toàn và thoải mái cao hơn xe khách mặc dù vẫn biết rằng loại phương tiện nào đi nữa thì những ngày lễ tết như thế này vẫn cứ đông. Nhưng thực sự tôi vẫn không thể tưởng tượng được hành khách đi tàu lại phải vất vả, khốn khổ đến như thế.

Bắt đầu là khi mua vé chuyến tàu Việt Trì - Yên Bái chạy lúc 13h15, rồi ngồi đợi dài cổ trong tình trạng nóng nực ở phòng đợi nhà ga Long Biên. Để rồi háo hức khi thấy tàu về, ai cũng mong muốn được thoát khỏi tình trạng người chen người đến nghẹt thở ấy để bước lên tàu ổn định chỗ ngồi nhưng lại vẫn là cảnh tượng khá quen thuộc, nhà đã mở dịch vụ xe đẩy hàng, mỗi một lần đẩy từ 5 -7 nghìn tuỳ thuộc vào lượng người và hàng. Nếu ai muốn lên tàu trước thì phải thuê xe đẩy.

 

Trong khi hành khách chật chội đến mức không đặt nổi chân xuống đất, không có chỗ mà thở thì họ dẹp chỗ cho xe đẩy đứng tìm khách và khi nhân viên nhà ga mở cửa cho xe đẩy ra, nhiều hành khách có thể do lần đầu đi tàu không hiểu hoặc do nóng nực quá nên cứ ùn ùn kéo ra khiến nhân viên nhà ga bực bội và kéo sập cửa lại.

 

Dịch vụ xe đẩy của nhà ga

Rất nhiều hành khách bất bình vì sự việc này. Tại sao nhà ga không mở cửa đón khách khi tàu đã đến, họ có thể làm dịch vụ nhưng không thể bắt những người không có nhu cầu cùng phải đợi như vậy.

 

Vì phải chờ đợi lâu nên trẻ con thì khóc, người già không chịu được phải ngồi thụp xuống đất, chật chội, người sau xô người trước dẫn đến cáu gắt, văng ra những lời thô tục, vô văn hoá không khác gì ở các bến xe tranh nhau khách, không còn hình ảnh của phòng đợi một nhà ga văn minh, lịch sự nữa.

 

Chưa hết, hành khách còn rất bức xúc trong chuyến tàu từ Yên Bái xuống Hà Nội sáng ngày chủ nhật tức ngày 03/5/2009, là ngày nghỉ cuối cùng của dịp lễ 30/4 - 1/5, các ga vẫn bán vé tới tấp, không có vé ngồi, bán vé đứng với giá tiền như nhau.

 

Tôi đã chứng kiến tình trạng khi tàu dừng ở ga Chí Chủ, nhân viên nhà ga không mở tất cả các cửa toa, mà chỉ mở một vài cửa nhưng hành khách trên tàu đã đứng đông kín, người bên dưới không thể nào len lên được, người dưới lên, người trên chật quá đẩy xuống. Toa hàng cũng đã chật đến mức không đóng được cửa, hành khách xách đồ chạy từ đầu tàu đến cuối tàu vẫn không biết phải bám vào đâu.

 

Khi hành khách bức xúc vì việc không có chỗ ngồi mà nhà ga vẫn bán vé thì một nhân viên đã nói: “Lên được thì lên, không lên được thì thôi”.


Nhiều người mang vé vào trả nhà ga, còn những hành khách nào cố leo lên tàu được thì chịu cảnh sống dở, chết dở. Trên tàu, chật chội đến mức phải ngửa cổ lên mà thở. Tàu đã chật nhưng nhân viên trên tàu vẫn đẩy xe hàng đi bán rong. Xe đẩy đến đâu là hành khách co rúm người, ngồi đè lên nhau đến đó.

 

Trẻ con vẫn khóc, người già run run đứng ngồi không nổi. Mặc dù hành khách rất bức xúc, phản đối việc xe đẩy đi qua nhưng nhân viên vẫn cứ to giọng dẹp đường, chỗ nào tắc quá họ đứng lại, hành khách đã chật chội lại càng khó thở.

Theo lịch trình, tàu sẽ về ga Long Biên lúc 12h nhưng mãi tới 1h30 tàu mới về đến nơi. Hành khách xuống tàu rồi mới biết là mình còn sống, dai sức như thanh niên, con trai mà còn chùn chân, tái mặt huống gì đến người già, trẻ em và phụ nữ có thai. “Hành khách là thượng đế” hoá ra là thế này đây.

  • Vũ Thị Huyền Trang
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,