- Dự thảo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận của các bậc phụ huynh. Bên cạnh luồng ý kiến cho rằng nhiều chuẩn trong dự thảo biến trẻ thành "siêu nhân", hoặc thắc mắc về cơ sở xây dựng chuẩn, một số ý kiến đồng tình với việc chuẩn hóa giúp việc đào tạo hiệu quả hơn.
Nhiều tiêu chuẩn phi thực tế
Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. (Ảnh VNN)
Nếu đứa trẻ nào đạt đủ các tiêu chuẩn trên thì chắc không thể gọi là đứa trẻ được. Có một số tiêu chuẩn nhiều người lớn chưa chắc làm được, ví dụ như:
Chuẩn 4d: Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc.
Chuẩn 21d: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra.
Chuẩn 27b: Thực hiện đến cùng công việc được giao;
Chuẩn 29a: Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi (VD: sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều...) hoặc trong tạo hình (vẽ, nặn các vật theo ý tưởng riêng ...), âm nhạc (vận động mô phỏng theo bài hát, đặt lời mới theo nhạc bài hát quen thuộc ...);
Kính mong Bộ GD-ĐT xem xét lại những chuẩn này để con em chúng tôi được là trẻ em đúng nghĩa. Đức Kiên, Thanh Xuân, Hà Nội, dreamer_2190@...
Có quá nhiều chỉ số đến cả người lớn cũng không làm được. Ví dụ như chạy 50m/18s là cực kỳ khó. Chưa kể, với nhiều trẻ nhỏ, sức khỏe chưa ổn định và thực sự không tốt thì việc đưa đánh giá này vào sẽ khiến giáo viên thúc giục trẻ cải thiện theo phương pháp không tích cực, đưa lại hậu quả không lường.
Nếu có điều gì khiến tôi không thích ở nền giáo dục Việt
Bạn tôi kể rằng em của bạn tôi học lớp 7 ở Việt
Tiêu chuẩn cho trẻ 5 tuổi như thế là hơi cao. Trẻ 5 tuổi còn ngây thơ và hồn nhiên. Nếu bắt trẻ 5 tuổi phải tư duy sớm, lúc đó trẻ sẽ không còn hồn nhiên như vốn có. Chu Manh Duc, Hàn Quốc, chumanhduc052007@...
Cơ sở nào đưa ra những chuẩn này?
Tôi không rõ khi đưa ra những chuẩn này, Bộ GD-ĐT căn cứ vào cơ sở nào? Lấy cơ sở trong nước (vùng, miền, nông thôn, thành phố...) hay quốc tế? Cần có sự phối hợp của Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan trong quá trình dự thảo để đưa ra chuẩn phù hợp nhất đối với trẻ em VN. Chỉ riêng việc trẻ 5 tuổi phải chạy được liên tục 150m đã khủng khiếp rồi! Minh Hải, Hà Nội, dth46@...
Không thể áp đặt con trẻ
Thật tình khi đọc xong quy định này, tôi không biết là 125 chỉ số này dành cho trẻ 5 tuổi hay 10 tuổi nữa. Mỗi người sinh ra đều có những ưu và khuyết điểm riêng của họ, không thể áp đặt họ làm theo đúng những gì trên kia được.
Thật không hiểu nổi Bộ GD-ĐT nghĩ như thế nào lại đưa ra dự thảo này. Con trẻ để chúng nó phát triển tự nhiên, ép chúng vào khuôn khổ như như vậy không khác nào cướp mất tuổi thơ của chúng. Trẻ nhỏ, cái cần học tập là cách quan sát, cảm nhận thế giới xung quanh, phát triển bình thường, đúng độ tuổi, cứ ép chúng vào khuôn khổ sẽ là mất hết cả nhận thức, tư duy của chúng. Trần Sơn Hải, Q. Gò Vấp, TP.HCM, haitranson2005@...
Các giáo viên mầm non phải biết nhận thức được khả năng nhận biết của từng cháu mà điều chỉnh, cải tiến cách dạy dỗ chứ cứ làm theo đúng quy định của dự thảo đề ra thì thú thực nhiều phụ huynh cũng không biết phải dạy dỗ, bồi dưỡng con mình thế nào để đạt chuẩn. Mong rằng những người chuyên trách nên có những chuẩn để phù hợp với các bé. Thu Hà, thuha@...
Hãy chơi với trẻ để hiếu chúng cần gì
Đọc xong một số trích dẫn tiêu chuẩn cho trẻ 5 tuổi mà Bộ GD-ĐT đề ra, có một số chỉ số mà đến những người lớn như tôi cũng không thể đáp ứng, có những chỉ số phi thực tế.
Tôi nghĩ, Nhà nước dành tiền cho các chuyên gia không phải để đưa ra những điều không tưởng như vậy. Ở nước ngoài, các chỉ số đề ra khá đơn giản và dễ dàng chứ không "chuyên môn" như của Việt Nam. Do đó, chẳng phải tự dưng mà nền giáo dục Việt Nam có tình trạng như bây giờ.
Xin góp một ý nhỏ cho tất cả những chuyên gia đang ngồi trong phòng máy lạnh, bàn máy tính để tưởng tượng ra những mầm non tương lai của đất nước, hãy bước ra, hãy chơi với trẻ, và hãy hiểu đứa trẻ 5 tuổi (hay bất kỳ một lứa tuổi nào) đang nghĩ gì, cần gì. Hồng Vân, Hà Nội, tieumay910@...
Chuẩn hóa giúp việc đào tạo hiệu quả hơn