221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1148979
Xét chức danh GS, PGS: Nên trao quyền cho các trường ĐH
1
Article
null
Xét chức danh GS, PGS: Nên trao quyền cho các trường ĐH
,

 - Hãy để các trường đại học bổ nhiệm GS theo quy định về tiêu chuẩn chung, như vậy GS của các trường sẽ có vị thế khác nhau phụ thuộc vào uy tín và chất lượng của từng trường.

 

Chất lượng GS phụ thuộc vào trường

 

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trao giấy chứng nhận chức danh cho các GS được công nhận năm 2005. Ảnh: HA

GS Hoàng Tụy hoàn toàn đúng. Tôi không hiểu vì sao chúng ta cứ ôm khư khư cái mô hình phong GS, PGS chẳng giống ai, không chịu giao quyền tự chủ cho các trường đại học.

 

Hãy để các trường đại học bổ nhiệm GS theo quy định về tiêu chuẩn chung, như vậy GS của các trường sẽ có vị thế khác nhau phụ thuộc vào uy tín và chất lượng của từng trường, GS của trường này khi chuyển đến trường khác chưa chắc đã được công nhận và ngược lại. Và cũng nên chấm dứt tình trạng GS được bổ nhiệm rồi thì không cần làm khoa học, không cần giảng dạy nữa mà vẫn là GS của quốc gia? Ha Viet Hoa, Taiwan, E-mail: ydhavi@...

 

Tôi đồng tình với ý kiến của GS Hoàng Tụy. Rõ ràng là không cần thiết bộ trưởng bổ nhiệm chức danh GS. Cần phải giao quyền này cho các trường ĐH, nơi các GS trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu, các nước trên thế giới đều làm như vậy. GS ở các trường danh tiếng bao giờ cũng danh giá hơn GS ở các trường ít nổi tiếng. Diep, E-mail: dungkhmt@...

 

Ý kiến của Giáo sư Hoàng Tụy hoàn toàn chính xác. Chất lượng của GS phụ thuộc vào trường chứ không một hội đồng nào có thể đánh giá tất cả các hồ sơ của các ngành khác nhau. Muốn đánh giá mỗi ngành phải có một nhóm chuyên gia riêng trong ngành đó mới đủ khả năng thẩm định. Cách làm của Bộ vẫn thể hiện tư duy cũ kỹ và lạc hậu, ôm đồm từ trước tới giờ. Bộ nên tập trung vào những việc quan trọng hơn như tổ chức phối hợp giữa các trường, đánh giá chất lượng các trường hơn là những việc thế này. Duc Ha, USA, E-mail: duchatran@...

 

Không nên áp dụng cơ chế xin-cho trong việc bổ nhiệm GS


GS hay PGS mà Nhà nước cũng bổ nhiệm, cũng hành chính hoá, tức là sẽ có xin cho, sẽ có chạy chọt như chạy chức, chạy quyền hiện nay. GS Hoàng Tụy nói đúng, nhiều người tâm huyết nói đúng. Trung Thực, Hà Nội, E-mail: trungthuc67@...

Việc quy định này có quá nhiều khe hở. GS chỉ là một học hàm chứ đầu phải là một quan chức thuộc bộ máy Chính phủ. CP có thể đánh giá một ai đấy là giáo sư hay không? Điều tiêu cực liệu có thể xảy ra? Tại sao không học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến trên thế giới? Hồ Gia, TP.HCM, E-mail: shanmanc21@...
 

Cám ơn ý kiến trao đổi của Giáo sư Hoàng Tụy. Có đồng quan điểm này, tôi cũng đã nhiều lần trao đổi với các đồng nghiệp và cho rằng, Bộ GD-ĐT đang có biểu hiện mất phương hướng. Việc cần làm thì không làm mà vẫn quanh quẩn mấy sự vụ chẳng giống ai. Thật buồn...!!! Ngọc Đan, Hà Nội, E-mail: danngocnguyen@...

 

Cám ơn bài viết của GS Hoàng Tụy. Một vấn đề chung nhưng theo cách suy luận lo-gic thì chúng ta sẽ thấy hoàn toàn đúng với các hoàn cảnh cụ thể - cái tất nhiên vạch đường đi qua một đống ngẫu nhiên! Cách phân tích của GS rất đúng với việc vận dụng quan điểm kinh tế thị trường vào quản lý một ngành, ngành giáo dục - đào tạo.

 

Lẽ đương nhiên, hầu hết các nước hiện nay đều theo cơ chế kinh tế thị trường hỗn hợp nên không phải là chúng ta phó mặc hoàn toàn cho thị trường như ai đó lo sợ. Nếu cứ theo tiêu chuẩn sửa đổi mới đây của Bộ GD ĐT, thì liệu chúng ta có được các nước khác, nhất là các nước EU công nhận là nền kinh tế thị trường trước 2018?

 

Cũng không loại trừ một số lực cản của những người đã được phong (phần lớn là những người không đủ tiêu chuẩn) lo sợ sự cạnh tranh theo tiêu chuẩn minh bạch thị trường. Chừng nào anh còn là người ăn bám vào cơ chế cũ thì anh còn là người ra sức bảo vệ cơ chế mới.

 

Nên nhớ rằng, một khi đã chuyển hẳn sang cơ chế thị trường thì các loại chế độ tem phiếu, cấp phát từ nhà nước nên loại bỏ càng sớm càng tốt. Nếu một cán bộ không có năng lực, không xứng đáng với công việc và mức lương hiện tại thì họ luôn luôn sợ bỏ chế độ biên chế nhà nước - chế độ làm việc suốt đời. Nếu anh không xứng đáng với chức danh GS thực sự thì cũng luôn lo sợ sự cạnh tranh thực sự để bảo vệ chức danh mà mình đã đạt được.

 

Thời gian qua, tại trường ĐH nơi tôi công tác có khá nhiều PGS được phong (không phải tất cả) không được sự tín nhiệm đầy đủ của đồng nghiệp, của SV. Nhiều người không sử dụng được trang sách bằng tiếng nước ngoài nào vào bài giảng của họ; đơn giản vì họ không có ngoại ngữ nào thực sự, tất cả chỉ là bằng giả, xin, mượn... Đề tài và bài báo thì đi mượn, mua, hay quà tặng của bạn bè, thày giáo. Chả thế mà có PGS có bài đủ loại từ trồng dứa ở nông trường Đồng Giao đến đầu tư nước ngoài ở châu Phi (!).

 

Có một loại TS của một trường kinh tế nọ đang đăng ký học bằng 2 về tiếng Anh để sau một số tín chỉ (chắc là thi lấy lệ - ai lại cho các thầy thi trượt tín chỉ?) chắc chắn là có bằng đại học tiếng Anh đủ để làm PGS "suốt đời". Trong số họ, có người là TS thời kinh tế tập trung LX cũ trước đây, họ không hề có một chút vốn từ cơ bản nào về tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ nào khác. Một số GV trẻ (mới trình độ thạc sĩ tại Anh, Úc) cho rằng họ đăng ký học để "nhập kho" tránh sự kiểm định chất lượng của Bộ với giảng viên đại học sắp tới. Để kết luận, xin một lần nữa cám ơn GS Hoàng Tụy đã nhìn trước vấn đề cho sự nghiệp cải cách giáo dục nước nhà.  Lê Liên Hoa, Hà Nội, E-mail: lienhoaquangdai@...

 

Nên áp dụng mô hình của nước ngoài về phong hàm giáo sư. Ảnh: usyd.edu.au
Nên học theo mô hình của nước ngoài

 

Tôi đã đọc khá nhiều bài báo nói về việc bổ nhiệm PGS và GS, nhưng tôi thấy những ban hành mới đây vẫn chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Tôi có một vài ý kiến về việc này: Hiện nay các nước phát triển (Mỹ, Nhật) họ chia chức danh GS. làm 3 cấp: Assistant Professor, Associate Professor và Professor. Vậy sao chúng ta không học theo họ để việc bổ nhiệm chức danh GS linh động hơn?

 

Ví dụ, với vị trí Assistant Professor, tiêu chuẩn phong dựa trên các công trình bài báo. Vị trí này rất phù hợp cho những nhà nghiên cứu trẻ có nhiều công trình khoa học nhưng chưa có điều kiện hướng dẫn sinh viên thạc sĩ, tiến sĩ cũng như viết sách. Vị trí này tạo đà rất tốt cho các nhà nghiên cứu trẻ, vì khi đó họ gần như phải làm việc độc lập, họ phải vận động tích cực hơn (tìm nguồn tài chính hỗ trợ nghiên cứu, tìm sinh viên) để hướng tới đích tiếp theo là chức danh PGS.

 

Còn với cách bổ nhiệm PGS và GS như bây giờ tôi nghĩ chưa khuyến khích các nhà nghiên cứu trẻ. Ví dụ như tôi, nếu tính số điểm công trình dựa theo các bài báo, tôi thừa 6 điểm, điểm cho chức danh PGS (90% công trình khoa học của tôi đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế), nhưng tôi thiếu các điều kiện khác như hướng dẫn sinh viên thạc sĩ...v.v.. do vậy cuối cùng tôi vẫn là giảng viên, chẳng là gì cả. Chức danh PGS thì không với tới, “chức danh” giảng viên thì có thừa.

 

Tôi biết có rất nhiều người tình trạng giống tôi, bài báo quốc tế thì quá nhiều nhưng những các điều kiện “phụ” thì thiếu. Tôi nghĩ, nếu hội đồng chức danh phân thêm một cấp Assistant Professor nữa, tiêu chuẩn dựa chủ yếu vào các bài báo, để cho những nhà nghiên cứu trẻ có đất để diễn thì phù hợp biết mấy. Tôi tin chắc Assistant Professor sẽ là những “mầm non” đầy tiềm năng cho vị trí Associate Professor và Professor. Brad, Japan, E-mail: brad.seongmin@...

Chức danh GS, PGS là sự công nhận của xã hội về trình độ cao cấp của người được tôn vinh trong 1 hoặc nhiều ngành khoa học, là sự công nhận của xã hội về khả năng đóng góp các luận chứng đã được nền khoa học quốc tế công nhận. Thiết nghĩ, nếu chúng ta hiểu vế các danh hàm GS & PGS như trên, thì tại sao không tham khảo và làm theo cách làm của các nước có nền khoa học tiên tiến? Tai, E-mail: mrtai@...

 

Tôi rất đồng tình với ý kiến của thầy Hoàng Tụy vì thầy là một trong số hiếm học giả Việt Nam có tầm ảnh hưởng sâu rộng với quốc tế. Bản thân tôi đang nghiên cứu tại trường ĐH Cornell Hoa Kỳ. Tôi thấy quy chế phong GS, PGS ở đây rất thực tế, ngắn gọn và hiệu quả.

 

Muốn trở thành GS ĐH, người ứng viên phải tốt nghiệp Ph.D. Sau khi được một trường ĐH nhận, người đó sẽ đương nhiên trở thành GS trợ giảng (Assistant Professor). Trong thời gian này, người đó phải có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu. Cụ thể là phải có các bài nghiên cứu được xuất bản tại các tạp chí chuyên ngành của Mỹ, được học sinh đánh giá.

 

Sau 5 năm, người đó sẽ được phong PGS (Associate Professor) nếu đạt yêu cầu và sẽ phải ra đi nếu không đạt. Để trở thành GS (Tenure Professor), người này phải tiếp tục nỗ lực thêm 5 năm nữa để khẳng định chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Quy trình này rất minh bạch, không hề có sự can thiệp nào của hệ thống chính trị.

 

Tuy nhiên, chất lượng của các trường ĐH ở mỗi nơi là khác nhau. GS nào được phong ở các trường danh tiếng sẽ tốt hơn các GS khác và thường được trả thù lao rất cao. Quá trình đánh giá GS không hề có sự quan hệ cá nhân, hoàn toàn dựa trên thành tích và năng lực.

 

Đến khi nào các trường ĐH của chúng ta đạt chuẩn, ít nhất là về sự nghiêm túc khi đánh giá thì quy chế công nhận GS sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Chúng ta phải nhìn thẳng vào tính nghiêm túc của quy trình thủ tục, quan trọng hơn cả là bản thân những con người tham gia vào quy trình đó để tránh sự trù dập cá nhân hay thiên lệch, thiếu khách quan. Chỉ như thế chúng ta mới chọn đúng người. Giang Nguyen, University Ave, Ithaca, NY, Cornell, E-mail: batruonggiangngo@...

 

Phó giáo sư - Bao giờ tôi mới đủ tiêu chuẩn?

Trước đây, đã nghe dư luận này nọ, rồi góp ý nọ kia về dự định đổi mới tiêu chuẩn, cách thức bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, sao cho sát thực với yêu cầu thực tế và tiến tới cùng chuẩn mực với thế giới, có lẽ cũng giống với nhiều người khác cùng hoàn cảnh, tôi không khỏi cảm thấy phấn khởi. Và hy vọng, tương lai gần dự định đổi mới ấy sẽ thành hiện thực, tạo điều kiện mở đường cho việc hình thành một đội ngũ nhà giáo - nhà khoa học tâm huyết và có chuyên môn của đất nước.

 

Cách đây mấy hôm, thấy quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư vừa được ban hành ngày 31/12/2008, tôi hăm hở đọc. Đọc xong, cảm giác buồn từ từ dâng lên, vì dường như chẳng có cái gì đổi mới về cơ bản. Rồi tẩn mẩn ngồi thử so sánh các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm phó giáo sư theo quy định đó với những gì mình hiện có.

 

Trước hết là phải có bằng tiến sĩ ít nhất đủ 36 tháng. Cái này, tôi có rồi. Và nhiều người, nếu đủ năng lực và tâm huyết, trước sau cũng sẽ có. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu, tất nhiên. Tiếp đến, là công trình nghiên cứu phải đủ số lượng và cơ cấu nọ kia. Cái này, tôi cũng có rồi. Tiêu chuẩn này là đúng thôi, nhưng dù sao cũng có đôi chút băn khoăn, khi thấy quy định mới vẫn thiên về số lượng hơn là chất lượng công trình. Cách đánh giá thế này trong khoa học nước nhà là “hổng giống ai”.

 

Trong nghề nghiên cứu, ai cũng biết rằng để có công trình, ngoài năng lực còn là vấn đề tế nhị: quan hệ. “Quan hệ” để đăng bài tạp chí, “quan hệ” để có đề tài nghiên cứu và được nghiệm thu. Nên có những người, cho ra sản phẩm đều đều, nhưng chất lượng không phải lúc nào cũng tương xứng, trong khi có người chỉ một vài công trình đã đủ để đời.

 

Thứ nữa, là thâm niên giảng dạy đại học và sau đại học. Cái này thì tôi thừa thãi, vì công tác ở một trường đại học mà. Và các đồng nghiệp của tôi, trước sau cũng hội được điều kiện này. Rồi là các tiêu chuẩn khác như tư cách đạo đức, phẩm chất khoa học, ngoại ngữ, số phiếu tín nhiệm... không thể thiếu được.

 

Ngoại ngữ, thì tôi từng học nước ngoài, lại có bằng cử nhân ngoại ngữ, rồi TOEFL (thi trên giấy) hơn 500 điểm, chắc là ổn thôi. Các tiêu chuẩn kia, dù tự thấy còn phải phấn đấu, nhưng tin rằng mình cũng không đến nỗi bị loại vì chúng. Nhưng đến cái này thì tôi choáng thật sự: để được bổ nhiệm phó giáo sư, phải hướng dẫn thành công ít nhất 2 thạc sĩ hoặc 1 tiến sĩ. Ôi thôi xong. Nhiều đồng nghiệp đồng cảnh với tôi, chắc cũng không thể vượt qua chỗ này.

 

Tại sao lại thế? Thưa, có mấy lý do sau: Lý do cốt tử nhất, là bao giờ cũng thế, để được hướng dẫn trên đại học, thì người hướng dẫn hoặc phải là người của chính cơ sở đào tạo đó như là một kiểu chia sẻ tiêu chuẩn, hoặc nếu là bên ngoài thì phải có “quan hệ”, có chức vụ để còn có đi có lại. Vì trong công việc này thường ẩn giấu lợi ích: hướng dẫn thì có tiền, thì oai, thì đạt tiêu chuẩn để thành phó giáo sư hoặc giáo sư, vân vân.

 

Tôi không thuộc diện nào trong số này, chuyên ngành của tôi ở trường tôi dạy không có bậc trên đại học mà chỉ có ở cơ sở đào tạo khác, tôi không có chức vụ cũng chẳng biết “quan hệ”, ngoại trừ năng lực chuyên môn là cái dường như ít được nhớ đến. Chẳng đời nào tôi có cơ hội để hướng dẫn cho ai đó làm luận văn, luận án hết, vì ở tôi đâu có hứa hẹn mang lại lợi ích gì cho những người có quyền mời hướng dẫn.

 

Lý do thứ nữa, là cho dù ở bậc cao học, nhưng người ta vẫn thiên về mời phó giáo sư hay giáo sư hướng dẫn, cho nó oách, cho nó “chắc ăn”, vì thiên hạ vẫn đồn đại, người hướng dẫn có vai vế vẫn “thuận” hơn. Vậy là, chừng nào tiêu chuẩn về cái sự hướng dẫn luận văn luận án này còn, thì tôi ơi, đừng nghĩ đến phó giáo sư! Kim Minh, Hà Nội, E-mail: roihoi@...
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,