221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1138770
Bạn đọc không đồng tình xây TTTM trên nền chợ 19-12
1
Article
null
Thư bạn đọc trong tuần (8-14/12/2008):
Bạn đọc không đồng tình xây TTTM trên nền chợ 19-12
,

 - Tuần qua, VietNamNet nhận được nhiều thư phản hồi bạn đọc về việc xây dựng trung tâm thương mại trên nền đất chợ tạm 19-12 (Hà Nội), thái độ ứng xử của nhân viên trong các siêu thị, Ngân hàng ACB “bán hớ” vàng… Công tác phòng chống tham nhũng của Nhà nước cũng tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

 

Chợ 19-12 trước khi được giải phóng mặt bằng, nhường chỗ cho Tổ hợp công trình Trung tâm thương mại - dịch vụ. Ảnh: Hoài Thanh

 

Trước chủ trương của UBND TP. Hà Nội về việc cải tạo chợ 19-12 thành trung tâm thương mại, hàng trăm bạn đọc VietNamNet gửi ý kiến phản ứng.

 

Để VKSNDTC kẹp giữa các cao ốc là không hợp lý

 

Bạn Nguyễn Đức Hiếu, Cầu Giấy, Hà Nội, nguyenduc.hieu@... viết: “Tôi chưa từng thấy Tòa án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao của một quốc gia nào mà lại bị "kẹp" bởi 2 tòa nhà khách sạn 5 sao, và sắp tới là 2 cao ốc trung tâm thương mại, mua sắm, chợ... như vậy. Đó là nơi uy nghi, thể hiện tác phong, vị thế của 1 thành phố, quốc gia, và cũng là nơi ghi dấu những năm tháng lịch sử. Kiến trúc cổ kính, có chiều sâu về văn hóa, lịch sử của Hà Nội cần được khôi phục và gìn giữ cho muôn đời sau và chính điều đó sẽ mang lại giá trị kinh tế.

 

Việc xây 2 tòa cao ốc, nhộn nhịp, mua bán sầm uất, ngay cạnh và "nhìn xuống" Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là hoàn toàn không hợp lý. Hà Nội đã có quy hoạch rồi, không nên đặt thêm cao ốc vào khu vực trung tâm nữa. Các vị lãnh đạo không nên vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những giá trị văn hóa của thủ đô ngàn năm văn hiến”.

 

Khôi phục lại đường 19-12 có ý nghĩa hơn cả

 

Bạn Phạm Đình Điểu, Đống Đa, Hà Nội, dinhdieu@... góp ý: “Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc là hợp lý cả về kiến trúc cũng như lịch sử. Đây là một không gian để tưởng niệm những người đã ngã xuống trong những ngày đầu kháng chiến. Theo tôi, chúng ta không nên xây dựng trung tâm thương mại trên khu đất chợ tạm 19-12 bởi đây là một trong những địa danh rất có ý nghĩa về lịch sử và tâm linh.

 

Tôi nghĩ rằng, xung quanh khu vực chợ 19-12 không thiếu các trung tâm thương mại, một số dự án thành phố đã triển khai như: Chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da, Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, Vincom... Chúng ta nên chọn một địa điểm khác thích hợp để xây dựng siêu thị.

 

Thực tế hiện nay đang đòi hỏi khôi phục lại con đường nối hai trục quan trọng là Hai Bà Trưng và Lý Thường Kiệt là hợp lý và đáng được ưu tiên hơn cả. Khôi phục lại con đường là bảo tồn được một trong những hàng cây xanh (long não) vốn thuộc lại đẹp nhất thành phố. Thủ đô Hà Nội cần được biết đến nhiều hơn với những khoảng không gian lịch sử và tâm linh. Tôi rất tin lãnh đạo thành phố và đặc biệt là Kiến trúc sư Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch thành phố sẽ xem xét và quyết định một cách sáng suốt”.

 

Nếu cần, trưng cầu ý dân công khai và đúng luật

 

“Hà Nội đã mất đi nhiều di tích lịch sử và văn hoá giá trị mà không bao giờ chúng ta có thể tìm lại được như nhà tù Hoả Lò, vùng hoa Nhật Tân... Chúng ta có thể "tha thứ" cho những sai lầm thời kỳ mở cửa ban đầu, kêu gọi đầu tư bằng mọi giá. Những cái giá phải trả ấy là vô cùng nặng nề. Tôi ngàn lần xin các nhà chức trách trả lại con đường 19-12 về đúng trạng thái ban đầu của nó, con đường ấy phải được giữ gìn, phải được tôn vinh.

 

Cứ giả sử con đường 19-12 không có những giá trị lịch sử văn hóa như nó đang có thì việc xây dựng một tổ hợp thương mại ở một nơi chật hẹp như thế giữa lòng Hà Nội (nơi mà đã có những công trình như Tháp Hà Nội, khách sạn Melia...) là một việc rất không nên. Điều đó chỉ làm đậm đặc thêm sự phản cảm mà thôi. Nếu cần, có thể trưng cầu ý dân một cách công khai và đúng luật. Xin đừng lấy danh nghĩa dân mà làm những việc không hợp lòng dân như vậy”, ý kiến của bạn , Hà Nội, quattran03@...

 

Trong tuần, vụ việc một khách hàng tự vẫn vì bị siêu thị Big C làm nhục khiến rất nhiều bạn đọc bức xúc, gửi thư về VietNamNet, phản ánh những trường hợp tương tự.

 

Bức xúc trước thái độ của bảo vệ siêu thị Big C

 

Bạn Đặng Phi Long, Lê Chân, Hải Phòng, summerboy_3t@... có thư: “Đọc xong câu chuyện của anh Minh, tôi thấy thật bức xúc với những hành vi côn đồ của các bảo vệ siêu thị. Bản thân tôi cũng đã từng bị các nhân viên siêu thị Big C Hải Phòng nghi oan. Một lần đi siêu thị mua đồ, tôi chỉ định mua 1 lọ sữa rửa mặt nên không dùng xe đẩy hàng. Trong khi đang chọn mua một đôi giầy mới, tôi đã để tạm lọ sữa rửa mặt vào túi quần rồi thử giày.

 

Ngay sau đó, 2 nhân viên bảo vệ đi tới bắt tôi lên phòng bảo vệ. Trong phòng, họ dùng những từ ngữ lăng mạ tôi, coi tôi như 1 thằng ăn trộm thật sự. Tôi đã thật bức xúc vì họ còn bắt chụp hình treo lên bảng những người ăn cắp mà không thể minh oan. Chuyện đã qua nhưng tôi thật sự buồn. Tôi chỉ muốn lãnh đạo các siêu thị nhắc nhở nhân viên của mình có thái độ đúng mực. Nếu có nghi ngờ thì phải điều tra kĩ càng”.

 

Rất nhiều gian hàng nhưng hiếm thấy nhân viên hướng dẫn. (Ảnh VNN)
“Có lẽ ai sống ở Hà Nội cũng có lần vào Big C Thăng Long và thấy rằng đội ngũ nhân viên bảo vệ của tầng 2 siêu thị rất hách dịch, nếu không muốn nói là có những người rất vô văn hoá. Hôm đó, tôi và chồng tôi tới Big C Thăng Long mua đồ. Hai vợ chồng có mua đồ mỹ phẩm tại quầy mỹ phẩm (nguyên tắc là mua mỹ phẩm ở đó phải thanh toán tiền luôn cho nhân viên và những đồ đã thanh toán đã được cho vào túi có đóng ghim đàng hoàng).

 

Khi chúng tôi ra tới quầy hàng thanh toán hết số hàng thì 1 nhân viên bảo vệ tới, không thèm nói với tôi 1 câu, giật thẳng túi đồ mỹ phẩm mà 2 vợ chồng tôi đã mua và lôi hết ra để kiểm tra cứ như tôi là người lấy trộm đồ trong siêu thị. Thái độ của anh ta rất khó chịu khiến cho rất nhiều người cứ tưởng tôi lấy trộm đồ.

 

Hôm đó ra về tôi cảm thấy rất bực mình. Thiết nghĩ, một siêu thị lớn như vậy mà có thể thuê đội ngũ bảo vệ như vậy hay sao. Nên chăng, các công ty bảo vệ khi đào tạo nhân viên nên cho thêm phần đào tạo về văn hoá ứng xử”, Nguyen Lan Nhi, Hàng Bún, Hà Nội, lannhi342@...

 

Cần xem lại văn minh bán hàng tại siêu thị VN

 

Bạn Son Nguyen, TP.HCM, jsonny2007@... góp ý: “Tôi thấy rằng nhìn chung các nhân viên bảo vệ và thu ngân của siêu thị Big C đều thiếu thân thiện với khách hàng, thao tác tính tiền rất chậm chạp và thiếu khoa học, nhất là thanh toán qua thẻ ATM. Điều này thể hiện văn hóa bán hàng của ta quá kém, một phần lỗi cũng nên xem xét trách nhiệm đào tạo và giám sát dịch vụ từ bộ phận quản lý nhân sự các công ty và tập đoàn bán lẻ hiện tại ở Việt Nam.

 

Tôi đã đi ra nhiều nước, gần thì có Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, xa thì có Mỹ. Tại Mỹ, nhân viên thu ngân đa phần là người lớn tuổi, họ làm việc rất nhanh và hiệu quả, hàng vừa tính tiền xong họ bỏ vào túi cho khách và khóa túi ngay, họ thối tiền đúng và đủ dù chỉ 1 cent tương đương với 170 đồng. Khi lấy tiền, họ lễ phép hỏi khách hàng nếu có thẻ hội viên sẽ được giảm giá và không quên nói lời cảm ơn và tạm biệt với lời chúc 1 ngày hạnh phúc khi tính xong đơn hàng. Tất cả các vấn đề sai sót do quản lý của siêu thị làm phiền lòng khách hàng đều được giải quyết thỏa đáng và không quên lời xin lỗi từ người quản lý.

 

Nhìn lại cung cách bán hàng tại các siêu thị Việt Nam, tôi thấy buồn vì nhân viên bán hàng ở ta thì trẻ trung, sung sức mà làm việc thì chậm chạp, thiếu khoa học và hiệu quả, thiếu trách nhiệm và thiếu thân thiện. Hãy xem lại và chấn chỉnh ngay vấn đề này nếu chúng ta không muốn bị xấu hổ trước du khách và bạn bè quốc tế về chuyện yếu kém không đáng có này”.

 

Xung quanh bài viết “Dân không dám tố cáo tham nhũng vì sợ bị trả thù”, nhiều bạn đọc đã gửi thư đóng góp ý kiến cho công tác phòng chống tham nhũng. 

 

Không sợ bị trả thù, chỉ sợ cán bộ bao che

 

Bạn Hung Vuong, Hà Nội, quote25b@... viết: “Tôi không sợ trả thù khi tố cáo tham nhũng. Tôi chỉ sợ cán bộ Nhà nước bao che cho nhau rồi kéo dài, không chịu làm khiến người dân mệt mỏi mà bỏ cuộc. Với cơ chế như ngày nay, người dân khó tố cáo tham nhũng. Theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, người dân phải tố cáo theo từng cấp mà trước tiên là cấp quản lý gần nhất, không được khiếu kiện vượt cấp quản lý trực tiếp. Như thế, việc cấp dưới bao che, dung túng cho cấp trên là không tránh khỏi. Cần sớm thay đổi cơ chế”.

 

Phải tôn trọng khiếu nại tố cáo của dân

 

“Để người dân đóng góp vào việc chống tham nhũng thì trước hết Nhà nước phải thật công bằng và tôn trọng những khiếu nại tố cáo của công dân. Người dân có bị oan sai mới dám khiếu nại, có bị áp bức mới dám tố cáo. Nếu không giải quyết đến nơi đến chốn, không giải quyết rõ ràng các khiếu nại tố cáo của công dân thì người dân mất tin tưởng vào Chính phủ.

 

Giải quyết được những việc khiếu nại tố cáo của công dân thì dân sẽ tin và sẽ phát huy được tiếng nói chân thành của người dân và sự tố cáo tham nhũng sẽ có hiệu quả, không dựa vào dân thì Chính phủ khó mà dập được nạn tham nhũng”, ý kiến của bạn Quế Lâm, quận 8, TP.HCM, duonglam2512@...

 

Cần thành lập ban chống tham nhũng độc lập, có thực quyền

 

“Muốn chống tham nhũng, cần thành lập một ban chống tham nhũng độc lập, có thực quyền ngang hàng với Thủ tướng Chính phủ. Những chuyên viên chống tham nhũng là những tình nguyện viên và Chính phủ phải có khoản ngân sách để đầu tư vào việc này hệ thống nhận thông tin tố giác, bảo mật và bảo vệ người tố giác”, Phạm Chí Quyết, Huế, richyfam@...

 

Ngoài ra, trong tuần, VietNamNet còn nhận được một số phản ánh sau:

 

Cơ sở nấu nhớt gây ô nhiễm tại P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM. (Ảnh do bạn đọc cung cấp)
Lò nấu nhớt gây ô nhiễm. Chúng tôi sống ở phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM. Đối diện nhà 175/5 và 175/50A Ni sư Huỳnh Liên là khoảng đất trống có vài ngôi mộ. Nơi đây có lò nấu nhớt rất dơ bẩn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng công an phường 10, quận Tân Bình không thấy nhắc nhở gì. Khu vực này là dân lao động và cờ bạc nên không ai quan tâm đến. Chúng tôi rất mong các cơ quan có biện pháp xử lý. (Bạn đọc ở địa chỉ email: aquariumorama@...)

 

Giá 3 ghế ngồi mềm bằng 1 giường. Tôi mua 5 vé ngồi mềm phòng lạnh từ Ga Sài Gòn đi Hà Nội cho bản thân và gia đình (chuyến khởi hành tại Ga Sài Gòn 19 giờ ngày 16/1/2008). Khi mua vé xong, tôi được đại lý (đại lý ở tỉnh Kiên Giang) bán vé cho biết nhà ga sẽ xếp 3 vé ngồi mềm vào 1 giường tầng 1. Vấn đề ở đây là giá của 3 vé ngồi mềm là hơn 2,5 triệu đồng, trong khi đó vé của 1 giường nằm thì rẻ hơn rất nhiều (khoảng 1,2 triệu đồng). Vào dịp tết, tàu xe khó khăn, hành khách chúng tôi chấp nhận ngồi gép, ngồi nghế phụ nhưng giá cả phải phù hợp. Đừng nên lấy lý do khó khăn mà thu tiền quá đắt, lên tới hơn 2,5 triệu đồng/giường nằm tầng 1 như đã nêu trên. Mong ngành đường sắt quan tâm. (Nguyễn Minh Quảng, Kiên Lương, Kiên Giang, quangm@...)

 

Mạng Viettel có vấn đề. Tôi sử dụng số 0913.943…, gần đây, rất nhiều lần tôi gọi qua số Viettel 0983.338... bị kết nối lộn số. Gọi liên tiếp 2-3 lần vẫn bị kết nối lộn số dù tôi đã sử dụng số chính xác từ danh bạ. Tôi nghĩ có vấn đề trong kết nối của mạng Viettel có lẽ là quá tải. Tôi không những bị tốn tiền oan mà lúc đó tôi rất lo lắng khi nghĩ máy di động số 098.... đã bị đánh cắp. (Tran Khai Hoang, trankhaihoang@...)

 

Cây xăng gian lận. Cây xăng thuộc Công ty Xăng dầu Quân đội ở cạnh Cầu Noi (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) có cách đong “điêu” đến tinh vi. Tôi đổ xăng 30.000 sáng ngày 13/12/2008), lúi húi mở cốp, rút tiền thanh toán thì họ đã đổ xong. Tôi nhìn lên cây báo giá 30.000 đồng. Tôi giật mình vì trước đây khi đi cùng vợ đã bị vợ mắng cho 1 trận vì tội đổ xăng mà không nhìn 1 người đứng tại cây để bấm số. Khi tôi đổ 30.000 đồng thì họ bơm đến 20.000 đồng, người đứng ở cây xăng bấm 1 cái nút gì đó lập tức con số đang chạy đến 20.000 nhảy lên 30.000 và xong. Tôi quan sát người tiếp theo, họ đổ 20.000 đồng và có 1 anh bấm số đến 15.000 lập tức nhảy lên 20.000. Kính mong quý báo phản ánh để người dân đỡ thiệt thòi. (Trần Trung Anh, ĐH Mỏ Địa chất)

 

Báo VietNamNet xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác: 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,