221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1130829
Ngành khí tượng thủy văn: Nhân tài thiếu ai chịu trách nhiệm?
1
Article
null
Ngành khí tượng thủy văn: Nhân tài thiếu ai chịu trách nhiệm?
,

 - Bộ trưởng TN&MT nhận định đúng về tình trạng thiếu nhân tài ở cơ quan khí tượng thủy văn. Nhưng nói thật chính xác thì cơ quan này thiếu cơ chế thu hút nhân tài. Nguyên nhân ở đâu? Chúng ta cần sự điều hành từ phía cơ quan quản lý. Ý kiến độc giả về những bất cập trong ngành khí tượng thủy văn.  

 

Người dân Hà Nội trong trận "đại hồng thủy". Ảnh: VNN

Cần lựa chọn đội ngũ kế cận


Tại sao suốt một thời gian dài những người lãnh đạo ở Tổng cục Khí tượng Thủy văn không chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận để bây giờ khi những người làm việc có kinh nghiệm nghỉ hưu mới kêu hụt hẫng nhân tài.

 

Nếu xác định ngành khí tượng thủy văn là một ngành quan trọng cần đầu tư thì trước hết, phải đầu tư vào nguồn nhân lực, không nên tuyển những người trình độ thấp hoặc trung bình, cần có chế độ đãi ngộ tốt cho cán bộ dự báo khí tượng thuỷ văn như tuyển chọn những thanh niên có tài năng sau khi tốt nghiệp phổ thông, gửi đi đào tạo ở các nước tiên tiến. Thường xuyên cử người đi thực tập ở các trung tâm khí tượng thủy văn Hồng Kông, Nhật Bản xem họ dự báo thế nào mà bắt chước.

 

Không nên tự khen mình theo kiểu "mẹ hát con khen hay" đến khi gây hậu quả rồi mới đổ lỗi cho thiếu người tài. Chỉ cần dùng 1/10 số tiền thiệt hại do trận lũ vừa qua ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Trung Bộ cũng đủ cho vực dậy ngành khí tượng thủy văn của ta ngang tầm với các nước khu vực.

 

Đề nghị những người có trách nhiệm hãy bắt tay ngay vào việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ dự báo trẻ khỏe, có đủ năng lực tiếp nhận công nghệ mới và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Ngô Công Thành, Đội Cấn, Hà Nội, email: thanhnc1969@...

 

 

Hụt hẫng cán bộ khí tượng vì đâu?
Tôi không làm ở ngành khí tượng, nhưng theo tôi hiểu thì hội nghị với kết luận "Nhân tài thiếu" đã làm hiện ra những bất cập trong các cơ quan dịch vụ KHKT loại "xương" nói chung và ngành khí tượng nói riêng. Thực tế là từ hơn chục năm trước, khoảng từ 1994 - 1995, thì trong các hội nghị ngành nghề KHKT loại này, các vị cao niên đã có cảnh báo về tác động của nền kinh tế thị trường gây ra sự hụt hẫng thế hệ KHKT kế tục, do lương thấp và điều kiện làm việc khó khăn. Trong hội nghị như vậy có cả các vị bộ - thứ trưởng thời đó, cũng như các vị đến nay lên làm bộ - thứ trưởng.

Tuy nhiên cảnh báo này chỉ được treo lên như ... qui hoạch thành phố vậy. Còn trong thực tế thì rất dễ thấy là thế hệ trẻ tìm đến các ngành lương cao, tìm việc dễ, ...

Điều này hiện ra ở cảnh các ngành tốp đỉnh tuyển sinh với điểm cao ngất. Số tìm đến cơ quan KHKT nhà nước như khí tượng, thì thường do hoàn cảnh này khác, và đáng buồn là trong số đó có người đã biến cơ quan thành trường học có lương (dù rất thấp) mà sau khi nắm được các "kinh nghiệm công tác" thì bỏ đi tìm bến đỗ mới.

Ngay tại TT Khí tượng thì thử thách "2 năm trực trạm quan trắc ở QĐ Trường Sa" đã làm một số ứng viên lắc đầu rồi. Vì thế, ở ngoài cuộc có thể nghĩ "chỉ việc" trang bị tốt + cho người đi học là xong. Nhưng nếu thử vào cuộc, mới thấy lực bất tòng tâm. Việc khắc phục hụt hẫng này chỉ có thể giải từng bước, giống như khắc phục việc "công chức ở TP nào đó từ nhiệm nhiều" vậy, cần có chính sách vĩ mô về công chức mới giải được. Mã Lan Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
E-mail: maxlanebc@hotmail.com

Xin  hãy tự vấn lươmg tâm rằng mình có thực sự cần người tài không !
Tôi đã từng là một sinh viên ngành khí tượng của trường đại học tổng hợp Hà nội những năm 80 của thế kỷ trước. Tôi là sinh viên xuất xắc nhất của khoá học đó thế nhưng khi tôi ra trường không có một cơ quan nào ngỏ ý nhận tôi về làm việc. Ngay cả khoa địa lý là nơi tôi tốt nghiệp ngành này cũng quay lưng với nguyện vọng được làm giảng viên ở trường của tôi.

Chính vì vậy tôi phải tự đi xin việc ở một ngành khác chẳng liên quan gì tới chuyên ngành dự báo thời tiết nữa . Nay đọc báo thấy các quan chức của bộ TNMT nói dự báo sai là vì thiếu người tài tôi thấy buồn cười quá. Hàng trăm sinh viên ngành khí tượng đã tốt nghiệp chẳng lẽ không tìm được dăm ba người có khả năng làm dự báo thời tiết sao?.

Xin các ngài hãy tự vấn lươmg tâm rằng mình có thực sự cần người tài không đã hay các ngài cần lập e kíp theo kiểu " ê kíp đổ bô" mà Trần Đăng Khoa đã nêu trong tiểu phẩm cùng tên của mình. Nếu các ngài thực sự cần người tài thì người tài sẽ tìm đến bằng không thì xin " goodbye" như tôi đã từng nuốt hận vào lòng mà chào tạm biệt " chữ thầy gửi lại cho thầy" Đây là hậu quả của căn bệnh" Sợ người tài" đang bao trùm trong các cơ quan Nhà nước.Vu Minh Ha Noi E-mail: vuminh2008@gmail.com  

 

Nhân tài thiếu ai chịu trách nhiệm?

 

 

Mấy mươi năm trước, trong chiến tranh, số liệu khí tượng là bí mật quốc gia, miền Nam và miền Bắc riêng biệt... Còn thiết bị giúp dự báo thì làm gì có ảnh vệ tinh, chứ chưa nói các thiết bị tối tân khác.  Ấy thế mà dự báo không sai bao nhiêu. Hãy nhìn lại lịch sử, số liệu của Nha Khí tượng chắc chắn hãy còn. Vì sao? Vì con người dự báo! Điều ấy ông Bộ trưởng nói đúng, nhưng vấn đề là vì sao lại để một cơ quan không cần nhiều người lắm phải thiếu người? Chỉ cần 5,7 người giỏi tập trung lại những lúc khẩn thiết, sao không có? Khí tượng Thuỷ văn đâu phải là một ngành cần hàng trăm hàng ngàn người như các ngành khác. Vậy  thì việc để thiếu người làm là do ai? Trần Loan, Hà Nội
 

Nằm trong vùng nhiệt đới mà lại chịu ảnh hưởng của gió mùa là đặc điểm duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Việc dự báo thời tiết ở Việt Nam là khó nhất thế giới, tôi cũng có vài lần ghé qua các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn và thấy  đời sống cán bộ nghèo nàn, buồn tẻ.

 

Ngẫm thấy các nhà chức trách ngành KTTV nói cũng đúng, các khoa Khí tượng, Thủy văn của các trường không có học sinh thi vào, nếu có thì cũng là các cháu thi ngành khác không đỗ có nguyện vọng 3,4. Tôi không biết về Dự báo SINOP, về mô hình là như thế nào nhưng tôi nghĩ, đã nói đến dự báo thì rất cần đến kinh nghiệm, vậy có lẽ không nên cứng nhắc quy định tuổi nghỉ hưu là 60 đối với những người có nhiều kinh nghiệm dự báo như anh Thảo, chị Châu... Sơn Hải, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, email: apollo_sonhai@...
 

Bộ trưởng nhận định đúng về tình trạng thiếu nhân tài ở cơ quan khí tượng thủy văn. Nhưng nói thật chính xác thì cơ quan này thiếu cơ chế thu hút nhân tài và cũng phổ biến ở nhiều cơ quan Nhà nước khác. Nguyên nhân ở đâu? Chúng ta cần sự điều hành đúng nghĩa của nó từ phía cơ quan quản lý. A.Minh, Hà Nội, email: aminh@...

Cần đầu tư cho sinh viên học ngành khí tượng, thủy văn

Tôi đang là sinh viên năm nhất ngành Thủy văn của Trường ĐH Thủy lợi. Theo tôi biết, ngành thủy văn điểm thi đầu vào không cao và có rất ít người đăng kí dự thi, chỉ tiêu chỉ đạt 17 thí sinh trúng tuyển NV1. Điều này làm tôi băn khoăn không biết thủy văn như thế nào và ý nghĩa của nó với thực tế ra sao, mức lương của ngành thủy văn tương đối thấp, qua đó có thể thấy ở Việt Nam ngành thủy văn chưa được chú trọng nhiều. Nguyễn Ngọc Đức, ĐH Thủy lợi, email: ngocduc2401@...

 

"Là một người đang học ngành khí tượng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, thực sự em cảm thấy rất bức xúc. Nếu mọi người đã từng vào học ngành này thì sẽ thấy đây là một lĩnh vực vô cùng phức tạp và khó khăn. Thế nhưng điều kiện học tập của sinh viên thì thế nào. Vẫn là những câu lí thuyết, vẫn những cuốn sách đã được in vào thập niên 90, rất ít thời gian được thực hành thì lấy đâu ra chất lượng cao.

 

Là sinh viên, chúng em chỉ mong được cung cấp tư liệu học tập, những băng hình để có thể học và chí ít 1 lần được gặp, được học 1 giáo viên đến từ nước ngoài. Nếu như các bác, các chú để 1% trong số tiền trả lại Nhà nước để đầu tư cho sinh viên thì trong tương lai, năng lực dự báo sẽ tăng lên rất nhiều" - ý kiến của bạn đọc ở địa chỉ email: khituong51@...

Vấn đề được đề cập trong bài viết này thực ra không khó nhận ra. Chỉ cần nhìn đến chất lượng sinh viên được tuyển chọn vào khoa Thuỷ văn của Trường Đại học Thuỷ lợi thì có thể hiểu ngay. Đây có thể là một khoa mà sinh viên không muốn học nhất của trường Thuỷ lợi mặc dù trong thời học phổ thông không ít người đã đọc truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa". Có lẽ cảnh sống của các cán bộ theo dõi thời tiết trong truyện đã làm cho mọi người không hứng thú lắm với nghề dự báo thời tiết. Gemstone, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, email: ductrunghoan_shk@...


Ở đây có vấn đề khó thực hiện. Về đào tạo "thừa tiền" không tiêu hết, Bộ sẵn sàng chi cho đào tạo thậm chí cả ở nước ngoài nhưng Trung tâm không chủ động đề xuất đào tạo nâng cao trình độ cho lao động của Trung tâm mà trông chờ vào kế hoạch của Bộ cấp xuống. Bộ mới chỉ bố trí kinh phí chủ yếu cho đầu tư thiết bị mà ít quan tâm cho việc bố trí kinh phí đào tạo cho Trung tâm.

 

Về khuyến khích, thu hút lao động, với mức lương 1,5-2 triệu/tháng thì những nhân tài sẽ không ai về với trung tâm. Làm thế nào để khuyến khích, thu hút được lao động? Khi đã không thu hút được lao động mới bổ sung thay thế lao động cũ nghỉ hưu thì có cấp kinh phí đào tạo lại cũng chẳng có người sử dụng nguồn kinh phí đó. Tại sao không bổ sung kinh phí để khuyến khích sinh viên học tập và gắn bó với ngành? Luu Tat Thanh, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội, email: thanhluutat@...

Nên nâng cấp toàn bộ hệ thống trung tâm dự báo


"Không sợ thiếu tiền, chỉ sợ không có tài": thế thì mừng quá, chúng ta nên gửi ngay các cán bộ đó đi đào tạo nước ngoài, hoặc mời các chuyên gia giỏi về cùng làm việc, hoặc liên kết với nước ngoài...

 

Tiếp nữa, tôi đề nghị thành lập một cơ quan nghiên cứu khoa học về Khí tượng thủy văn - sao cho nó trở thành cơ quan quan trọng  trong các cơ quan khoa học - kỹ thuật Việt Nam.

 

Điều quan trọng nữa, chúng ta hãy nâng lương gấp 2-3 lần cho những cán bộ làm công tác dự báo để họ đủ sống, khỏi phải đi làm thêm. "Nhân đánh, không bằng trời đánh". Chiến tranh có khi còn ít gây thiệt hại cho loài người như thiên tai. Vậy thì việc đầu tư cho lĩnh vực dự đoán này là điều cần làm và không nên chậm trễ. Võ Văn Sự, Viện Chăn nuôi Quốc gia, email: vovansu@...
 

Tôi không đồng tình với ý kiến của ông Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói: "Những bản tin như hiện nay người dân không thể hiểu hết được là có xác suất sai lệch, họ cứ nghĩ thông báo thế nào là diễn ra như thế."

 

Bộ trưởng nên hiểu rằng không ít người dân có trình độ cao, không phải người ta không hiểu có sự sai lệch giữa dự báo và thực tế, vấn đề là độ chính xác/xác suất đến đâu, như vừa qua là quá sai lệch giữa dự báo và thực tế. N. Van Tu, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, email: ngvantu2002@...

 

Tôi không hiểu khái niệm "không thiếu tiền" ở trên là thế nào, nhưng đem số tiền đó để trả mức lương chỉ 1,5-2 triệu đồng/ tháng thì người tài nào vào làm cho nổi. Các kĩ sư công nghệ thông tin, tin học ở nước ta rất nhiều và người tài tôi nghĩ không thiếu nhưng ai cũng biết là để làm việc họ phải được trả mức lương cao hơn như vậy nhiều. Vậy với 1 ngành quan trọng như khí tượng thủy văn, tôi khẩn thiết mong các vị lãnh đạo hãy đầu tư số tiền đó đúng chỗ đừng để dưới thấy thiếu, trên kêu thừa. Nguyễn Tiến Cường, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN, email: cuongnt_k47ca@...  

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
;