221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1129945
Có nên đánh thuế đối với bia hơi?
1
Article
null
Có nên đánh thuế đối với bia hơi?
,

 - Có nhiều ý kiến cử tri gửi về toà soạn bày tỏ quan điểm của mình trước việc Quốc hội quyết định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi lên 45% vào năm 2009 và 55% vào năm 2013. Nhiều ý kiến cho rằng đây là quyết định sáng suốt và nên thực hiện sớm. Nhưng cũng có không ít ý kiến không đồng tình với việc tăng thuế này và cho rằng không nên so sánh giá cả với các nước khác vì mỗi nước có một chính sách giá khác nhau.

 

Vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam ước sẽ tăng tới 28 lít/năm. (Một cuộc thi uống bia năm 2007 - Ảnh minh họa của P.Hải) 


Nên đánh thuế mặt hàng bia hơi

 

Bia rượu đang là vấn nạn của dân ta: đầu độc gây thoái hoá giống nòi, lãng phí thời gian, tiền bạc; mất hạnh phúc gia đình; phương tiện cho nạn tham nhũng; nguyên nhân gây tai nạn giao thông và nhiều bệnh tật; nguyên nhân gây ra tội phạm... Nên đánh thuế thật cao, hạn chế tối đa dùng bia rượu. Nam

Một quyết định sáng suốt, lẽ ra cần phải ban hành quyết định này từ 10 năm trước. N.G.B, Hà Nội

Theo tôi, việc tăng thuế bia rượu là một quyết định đúng đắn. Chúng ta ai cũng từng nghe, thấy biết bao hệ lụy từ việc sử dụng bia rượu tràn lan như hiện nay nên việc hạn chế bia rượu là quyết sách đúng. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này. Nguyễn Long, Quang Trung, Nha Trang

Tôi thấy việc QH quyết nâng thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng bia là có lý do chính đáng. Nếu ai có nhu cầu uống giải khát chỉ cần uống một vài cốc là đủ thì có lẽ chi phí thêm tiền không nhiều, vì vậy chấp nhận được. Nhưng việc tăng thuế, đương nhiên tiền mỗi cốc bia tăng lên 500-1.000 đồng thì đối với dân nghiền bia theo câu hát vui "chỉ có bụng mới hiểu bia đi đâu về đâu" thì có lẽ họ phải tính tới việc nên lai rai đến mức độ nào chứ không thể cứ mỗi buổi chiều phải nạp 5 -7 "vại" rồi mới về nhà.

 

Những người là bợm nhậu đương nhiên làm ra tiền và có lẽ, phần nhiều là môi trường, điều kiện công việc cho họ dễ có tiền nhiều hơn người khác và thường về nhà trễ không hẳn tạo ra điều tốt đẹp cho sự vui vẻ trong nhà, cho sự gần gũi chăm sóc con cái. Không có bia con người đâu có bị hẫng hụt gì lắm đâu cho cuộc sống, vì vậy nâng thuế như vậy là được. Đây là mặt hàng không nên khuyến khích đầu tư phát triển. Thanh Tâm, Lý Nam Đế, Hà Nội

"Tôi thấy việc tăng thuế tiêu thụ đối với rượu bia là chính xác và nên thực hiện, khi mà chúng ta vẫn còn vấn nạn về bạo hành gia đình, khi mà bao gia đình tan tác cũng chỉ vì "con ma men". Tăng thuế để hạn chế việc ăn nhậu vô tội vạ, "vui cũng uống mà buồn cũng uống", đồng thời cho mọi người "thoát khỏi" cái ý nghĩ hết sức "phong kiến" đó là phải biết uống, biết ăn nhậu thật nhiều thì mới là "quân tử", mới ra mặt đàn ông!!" - ý kiến của bạn Ricky, TP.HCM, email: rickie1579@... 
Hiện nay, tình trạng ăn nhậu, uống rượu bia diễn ra rất kinh khủng. Sau giờ làm việc trưa, nhất là buổi chiều, các hàng bia hơi đông kín người, không có chỗ để xe nên nhiều khi vỉa hè, lòng đường cũng biến thành chỗ để xe, gây cản trở giao thông.

 

Dân nhậu uống bia đến là khiếp, có người uống hàng chục cốc, uống kéo dài tới 9, 10 giờ đêm mới ra về. Nhiều người ra về trong trạng thái say xỉn, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

 

Có lẽ vì giá rượu bia ở nước ta quá rẻ nên mới có tình trạng nhậu lu bù và vô tội vạ như vậy. Tình trạng uống rượu bia đến say xỉn cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều gia đình lục đục, trật tự an ninh xã hội không tốt, nhiều vụ án mạng đáng tiếc xảy ra chỉ vì say rượi bia.

 

Vì vậy, tôi rất đồng tình với quyết định của Quốc hội tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi lên 45% vào năm 2009 và 55% vào năm 2013. Đây là biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng ăn nhậu và uống bia rượu lan tràn như hiện nay. Hồng Việt, Hà Nội, email: milanviet@...
 

Tôi là công dân của tỉnh có nhiều nhà máy bia, rượu nổi tiếng. Công bằng mà nói, các nhà máy này đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương tôi đáng kể. Song tôi cũng không tán thành với việc hễ bàn công việc, ký kết hợp đồng là bắt buộc ở bàn nhậu, ở đâu cũng có nhà hàng, người người nhậu, nhậu mọi lúc, mọi nơi... Tăng thuế bia rượu lên cao là tăng Ngân sách Nhà nước, là góp phần giảm tai nạn giao thông, nói chung cứ tăng gấp 10, 20 lần thì càng tốt. Một bạn đọc giấu tên ở Thái Bình

Quốc hội giờ đây có đánh thuế thế nao với bia, rượu thì với tôi, tất cả đã muộn mất rồi. Tôi sắp ly hôn với người tôi từng gọi bằng chồng. Đã 7 năm sau ngày cưới đến giờ, tôi không còn lại gì, cả tình nghĩa, cả tiền bạc. Sau 7 năm rượu bia và những cuộc nhậu, những cuộc chơi của con người đó đã lấy đi của tôi hết cả và đau khổ nhất là lấy mất đi lòng tin vào cuộc sống. Cám ơn bài viết của tác giả Hồ Trung Tú. TMR, VP

 

Tôi cũng thỉnh thoảng nhậu, nhưng thấy ý kiến của tác giả ở trên rất đáng để xem xét. Bởi đôi lúc nhậu mà không để làm gì, chưa kể nhậu xỉn còn gây bao điều tai họa. Đánh vào kinh tế cũng là một cách để người uống có ý thức hơn, bởi bia rượu cũng chỉ tốt với những người biết làm chủ bản thân mà thôi. Võ Lê Anh, email: giocat_qb@...
 

Ở nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất bia, vì vậy, các nhà máy chỉ mong muốn bán hết bia. Bán hết hàng thì không bị thua lỗ. Nếu tăng giá bia sẽ ít người dùng, sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ. Vu Van Hoan, email: vippow@...

Bia hơi chỉ là một phần nhỏ trong ATVSTPT ở Hà Nội. Thực trạng thả nổi ATVSTP như hiện nay là tiềm ẩn nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người, nguy cơ dịch bệnh bùng phát tràn lan, các cơ quan hữu trách cần có biện pháp lập lại trật tự trong quản lý ATVSTP.

 

Thiết nghĩ, chỉ cần qui định bắt buộc tất cả các nhà hàng phải lưu thực phẩm sống và thức ăn đã chế biến hàng bữa trong một thời gian nhất định và bất kỳ lúc nào cơ quan chức năng yêu cầu phải cung cấp ngay, thì cho dù chúng ta không ngăn chặn được ngay tức thì những diễn biến xấu có thể xảy ra cũng dứt khoát nâng cao được ý thức trách nhiệm của các chủ kinh doanh.

 

Về lâu dài, cần có những giải pháp căn cơ, dài hạn trong việc kiểm soát các khâu từ nuôi, trồng, chế biến, lưu thông thực phẩm và qui trình kiểm soát dịch vụ ăn uống. Cách quản lý như hiện nay là cách nắm lươn đằng đầu, nó không mang lại kết quả hữu ích. Hòa Minh Tân, Hà Nội, email: tanbs07@...

Văn hóa công cộng: nhiều nơi uống bia hơi thường là nơi rất mất trật tự và mất vệ sinh. Lấn chiếm vỉa hè. La hét ầm ĩ. Văn hóa gia đình: những quý ông đang đổ bia như suối có nghĩ đến các bà vợ ở nhà phải tính toán từng đồng tiền chợ hay không? Hoàng Anh, Hà Nội
 

Ở USA, thuế mua bia, rượu là 7,75% cho tổng số tiền mua. Ở USA khác VN ở chỗ, khi lái xe ở nơi công cộng hoặc nơi làm việc, tuyệt đối không được có mùi bia, rượu, nếu có thì bị phạt rất nặng hay cho nghỉ việc. Vì vậy, bia rượu ở đây vào loại rẻ nhưng khó uống, chỉ về nhà, buổi tối mới có thể uống được. Tony Nguyen, Las Vegas, USA, email: vienthuvn@...

 

Không nên so sánh giá bia ở VN với các nước khác


Tôi là người không uống bia. Nhưng thấy bài viết về thuế bia không thuyết phục chút nào. Thứ nhất, tăng thuế bia để hạn chế tình trạng uống bia say xỉn đánh chửi vợ con. Đây đúng là quan điểm của phụ nữ. Tôi chỉ thấy người uống rượu say xỉn nói linh tinh chứ chưa thấy ai uống bia đến mức say xỉn mà đánh chửi vợ con.

 

Ở nhiều nước, uống bia là nét văn hóa. Nguồn: mythsclub.com
Bia chỉ là thứ giải khát. Còn tăng thuế bia để hạn chế ăn nhậu sau khi tan làm để về với vợ con thì đúng là tọc mạch hơi sâu vào chuyện cá nhân của gia đình người khác. Người ta ăn nhậu hay không là quyền của họ, miễn sao họ hoàn thành trách nhiệm với gia đình và xã hội.

 

Họ không ăn nhậu chắc đã làm gia đình họ hạnh phúc hơn không? Nhỡ không ăn nhậu họ cảm thấy hết niềm vui, khó chịu, bức bối về nhà đánh chửi vợ con thì sao?

 

Ăn nhậu cũng là một cách thư giãn sau giờ làm việc mệt mỏi, là một cách để tái sản xuất sức lao động. Điều quan trọng là ăn nhậu ở mức độ nào. Và bia không phải là một thủ phạm của bất hạnh gia đình. Ta không nên áp đặt quan điểm cá nhân cho người khác. Có nhiều cụ già vẫn thích uống bia đấy thôi. Họ có lẽ đáng tuổi bố tuổi mẹ tác giả và có đủ kinh nghiệm và hiểu biết phải làm gì.

 

Còn nói bia là tiền đề của các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm nảy sinh, thì theo tôi, tác giả đã lo... hơi xa. Giả sử như để hạn chế tội phạm hiếp dâm, chắc tác giả bài viết sẽ đưa ra giải pháp: thứ nhất là phải thiến hết đàn ông, thứ hai là phụ nữ phải ăn mặc kín như đạo Hồi để không hấp dẫn đàn ông. Đúng là một người chồng mẫu mực đến mức... giả tạo. Việc uống bia chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức như tác giả nghĩ. Đừng nên chỉ đưa một vài dẫn chứng để qui kết cho cả một vấn đề.

 

Thứ hai, so thuế bia ở nước ngoài với Việt Nam: Một so sánh khập khiễng. Tôi chỉ cần hỏi một điều: Nước ngoài và VN chênh lệch thu nhập bao nhiêu lần? Thành Công, Hà Nội, email: conroito@...
 

"Nói đi cũng phải nói lại. Bia rượu xứ người đắt đỏ là thế, nhưng đó là đắt so với người mình thôi. Với họ, tương quan giá đó với thu nhập bình quân chắc cũng chỉ như bia VN với thu nhập của người VN" - ý kiến của bạn N.Tien Thanh, Hà Nội, email: vutrunhobe@...
Tôi không cho rằng tăng thuế bia hơi thì sẽ giảm được việc ăn nhậu bởi lẽ những người có tiền và hay ăn nhậu thì không chỉ vì tăng giá bia mà họ nhịn uống. Hơn nữa, nếu tăng thuế bia, chắc gì các đức ông chồng sẽ về nhà đúng giờ để ăn cơm với vợ con. Chuyện quan tâm tới gia đình, vợ con hay không tuỳ thuộc vảo bản tính của mỗi người chứ không phụ thuộc vào cốc bia. Thanh Lâm, Hàng Gà, Hà Nội
 

Theo tác giả bài "Tản mạn chuyện thuế bia và uống bia" thi giá bia ở VN là quá rẻ, không biết là dựa theo tiêu chí nào. So với giá bia ở một số nước như bài báo đã nêu thì có vẻ là như vậy, nhưng nếu so với thu nhập của người Việt chúng ta thì đó lại là cái giá cắt cổ. Thật là nực cười khi cứ đem giá ở một nước nghèo để so sánh với các nước có nền kinh tế cao.

 

Tôi cũng rất muốn trả 2-3 USD cho một lít xăng nếu như thu nhập của tôi là 1.000-2.000 USD. Còn chuyện vừa uống bia vừa đổ thì chắc chỉ có những người chuyên tiêu tiền chùa mới có thôi chứ ngoài các hàng bia làm gì có người bỏ tiền túi ra mà xử sự như vậy. Cao Sỹ Việt, Ngõ Hàng Hành, email: caosyviet@...

Tôn trọng sự khác biệt! Bạn "Hồ Trung Tú" chắc không uống bia để giải khát, không tính đến tầng lớp lao động như xích lô, xe ôm... sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, khi "tan sở" họ vẫn ghé vào quán bia làm 1 vài cốc. Bạn so sánh giá bia ở Thái Lan, Singapore... với VN, vậy người dân VN có thu nhập bình quân đầu người đã bằng các nước đó chưa?

 

Hơn nữa, chính sách giá cả cho mỗi thị trường một khác. Sao không đưa CH Séc vào mà so sánh, ở đấy 1 cốc bia hơi loại ngon cũng chỉ tầm 17 ngàn VND và ở đây uống bia cũng là văn hóa đấy bạn ạ!

 

Nước Nga tăng thuế vodka là vì ở đó họ uống rượu như nước lã. Khi nào nhà nhà, người người ở VN uống bia thay nước thì tăng cũng chưa muộn. Đừng nói vì rẻ mà bia đổ phí phạm. Một bạn đọc ở czech, email: abc108vt@...

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,