- Thông tin về sữa “độc” Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam khiến người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, hết sức lo lắng. Đây cũng là chủ đề nóng được dư luận quan tâm nhất trong tuần vừa qua.
Thông tin về sữa “độc” Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam khiến người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, hết sức lo lắng. Nhiều bạn đọc viết thư về VietNamNet đề nghị Bộ Y tế không chỉ tập trung kiểm tra các loại sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc các cơ sở nhỏ lẻ mà cần phải kiểm tra tất cả các loại sữa đang có bán trên thị trường, đồng thời đưa ra kết luận chính xác để người tiêu dùng yên tâm khi dùng sữa. Cần kiểm tra tất cả các loại sữa
Cùng nỗi lo giống bạn Hồng Ngọc, bạn Thu Giang, Hà Nội, vugiangthu@... viết: "Tôi là một bà mẹ hiện đang nuôi hai con nhỏ. Cũng như nhiều bà mẹ khác tôi rất bất bình và lo lắng về hiện tượng sữa nhiễm độc, sữa kém chất lượng trên thị trường Việt Nam. Mặc dù luôn thận trọng và chọn các hãng sữa có tên tuổi như Vinamilk, Enfa, Dumex... để nuôi con, nhưng chúng tôi cũng không chắc chất lượng thực sự của các loại sữa này có đúng như hứa hẹn của các nhà sản xuất hay không. Mong Bộ Y tế và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tổng kiểm tra các sản phẩm sữa, các sản phẩm có sử dụng sữa và công bố công khai chất lượng để người tiêu dùng chúng tôi yên tâm và có quyết định đúng đắn khi lựa chọn sản phẩm". "Người tiêu dùng hiện đang hoang mang vì không biết nên sử dụng nhãn hiệu sữa nào trên thị trường để đảm bảo chắc chắn là không có melamine. Vì vậy, các nhà sản xuất, phân phối sữa cho thị trường Việt Nam nên phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam để công bố danh mục các nhãn hiệu sữa qua xét nghiệm đã không phát hiện thấy melamine". Lê Xuân Minh, Sở KH&CN Thanh Hóa, leminh.vietnam@... Cần có biện pháp kiểm soát chất lượng các sản phẩm trên thị trường Rõ ràng chất lượng sữa hiện nay là điều làm các gia đình ở Việt Nam không yên tâm. Để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân đặc biệt là vì trẻ thơ Việt Nam, người tiêu dùng mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, kiểm tra và công bố chất lượng các loại sữa có mặt trên thị trường, kể cả các loại thực phẩm khác. Bạn Thuỷ, minhchau190405@... đề nghị: "Tôi nghĩ Nhà nước ta nên có biện pháp kiểm soát chất lượng của các sản phẩm đang được lưu hành trên thị trường 1 cách chặt chẽ hơn. Chẳng hạn: phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan có thẩm quyền cấp, nếu không có giấy chứng nhận thì sẽ bị cấm lưu hành,... Ngày nay có quá nhiều nhà sản xuất vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình mà quên nghĩ đến sức khoẻ người tiêu dùng. Thiết nghĩ ta phải có biện pháp xử lý thật nghiêm và nặng đối với những sai phạm của DN". "Tôi có suy nghĩ tại sao chỉ có Sở Y tế Tp.HCM vào cuộc trong việc kiểm tra các sản phẩm sữa lưu hành trên thị trường, còn các sở y tế của các tỉnh, thành phố khác không quan tâm đến việc này. Nếu ở nước ta có phát hiện trẻ bị bệnh do sử dụng sữa chứa độc tố thì đơn vị chức năng nào và quan chức của cơ quan quản lý nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này?" Phạm Tuấn Anh, anhpt37@...
"Hiện nay kinh tế phát triển, nhưng chất lượng cuộc sống của người dân chưa được nâng lên; còn quá nhiều vấn đề cần phải được quan tâm. Các cơ sở kinh doanh đều được cấp có thẩm quyền cấp phép; muốn được cấp phép cơ sở đó phải tuân thủ các qui định theo qui định của Nhà nước, nhưng khi kiểm tra thì hầu như cơ sở nào cũng vi phạm. Để các cơ sở đó vi phạm, trước là ý thức và trách nhiệm của người kinh doanh đối với người tiêu dùng, sau là trách nhiệm của các các cơ quan chức năng. Vì vậy đi đôi với việc xử lý các cơ sở kinh doanh vi phạm, cần làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân, các cơ quan được Nhà nước giao trách nhiệm, được nhân dân trả tiền. Có như vậy các cơ sở kinh doanh, các cơ quan chức năng và cán bộ mới có trách nhiệm với công việc và với đời sống nhân dân". Bùi Đức Hạnh, thị xã Tây Ninh, buiduchanh56@... Mặc dù đang trong mùa mưa lũ, nắng nóng không còn gay gắt nhưng nguồn điện trong tháng 9/2008 vẫn tiếp tục khó khăn. Hiện tượng cắt điện luân phiên vẫn xảy ra "như cơm bữa" tại các địa phương trên cả nước. Ngay cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Điều này đã gây ra bức xúc trong dư luận.
Cắt điện trên diện rộng vào các giờ cao điểm, vẫn diễn ra tại nhiều khu vực cả thành thị lẫn nông thôn. (Ảnh VNN)
Bạn Phạm Văn Hùng, Hà Nội, phamhung@... bức xúc, Nhà nước chủ trương điện khí hoá nông thôn, nhưng không có điện, thì điện khí hoá ở đâu? "Đã từ 3 năm nay chúng tôi thường xuyên sống trong cảnh mất điện 2 lần một ngày mà chẳng biết kêu ai. Cũng chẳng có ai thông báo thời gian. Huyện Chương Mỹ, Hà Nội, một nửa huyện ngày nào cũng 2 lần mất điện từ mấy năm nay rồi. Nông dân chúng tôi chẳng thể làm ăn gì được vì không có điện, máy móc phục vụ cho kinh tế hộ gia đình không vận hành được. Mọi tính toán làm ăn của nông dân chúng tôi đều bị phá sản. Không có gì để làm, nông dân đã nghèo càng nghèo thêm, lại phải bỏ quê đi làm thuê. Vậy đề nghị ngành điện có những phương án cụ thể trả lời cho chúng tôi, để nông dân được làm ăn trên mảnh đất của chính mình mà không phải đi làm thuê vì không có điện". "Đã có rất nhiều báo đài nói về việc thiếu điện. Ở đây tôi chỉ đưa ra 1 khâu trong ngành điện để độc giả tham khảo và bình luận. Theo tôi cần xã hội hoá ngành điện cho tất cả các thành phần tham gia và giải pháp cần làm ngay là nghiêm khắc kiểm điểm lãnh đạo EVN. Kiểm toán toàn bộ lại EVN nếu có sai phạm thì phải xử lý triệt để và thật nghiêm minh". Nguyễn Văn Hiệp, Hà Nội, hoangthanhland@... Năm nay, hầu hết các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đều có học phí tăng hơn 1 triệu đồng/năm so với năm ngoái. Điều này đã làm không ít phụ huynh, tân sinh viên phải lao đao.
Bạn Hồng Ngọc, Từ Liêm, Hà Nội, pthngoc251@... viết: "Tôi cũng là người mẹ phải nuôi con bằng sữa bột hoàn toàn nên tôi rất cẩn trọng trong việc chọn sữa cho con. Những loại sữa xuất xứ không rõ ràng tôi không dám mua vì không đáng tin cậy. Tôi chỉ chọn mua các loại sữa có thương hiệu. Tuy nhiên, vụ bê bối sữa độc gần đây khiến tôi nghĩ rằng: biết đâu ngay cả loại sữa đắt tiền trên thị trường chưa hẳn đã yên tâm về chất lượng. Chạy theo siêu lợi nhuận, các nhà sản xuất có thể trộn sữa tốt với sữa giá rẻ để thu lời. Trên thị trường của chúng ta hầu như đều có các mặt hàng xuất xứ tại Trung Quốc. Việc sữa kém chất lượng được nhập vào Việt Nam là điều có thể xảy ra. Chúng tôi chỉ biết tin vào các thông tin in trên nhãn mác chứ làm sao kiểm soát được chất lượng. Việc dùng sữa kém chất lượng, sữa độc để sản xuất sữa cho trẻ em là vi phạm đạo đức kinh doanh và là tội ác đối với trẻ em".
Phát hiện sữa gây sạn thận trên thị trường VN. (Ảnh VNN)
Bạn đọc ở Thanh Xuân, Hà Nội, cuong_thuyanh@... phản ánh: "Chúng tôi rất bức xúc vì cách quản lý yếu kém của ngành điện. Đây là hậu quả của sự độc quyền mà khách hàng phải chịu. Thật không thể tưởng tượng nổi khi sống ở thủ đô mà những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như điện thắp sáng và nước sinh hoạt bị thiếu thốn. Tại sao để tiết kiệm điện ngành điện không cắt điện vào ban ngày, mà buổi tối khi chúng tôi đi làm về thì nhà cửa tối om, vừa nóng bức, vừa không thể nấu nướng được. Hay có thể tiết kiệm điện thắp sáng buổi tối tại nhiều tuyến đường của Hà Nội về đêm. Thiết nghĩ, đã đến lúc nhà nước phải có biện pháp thay đổi cách quản lý của ngành điện để đảm bảo cho cuộc sống của người dân".
Bạn Đàm Thuận Hợp, Hà Nội, damthuanhop@... viết: "Nếu học phí tăng lên đến 500.000/1tháng, cộng với tiền nhà, điện, nước (500.000 đồng) tiền ăn (tối thiểu là 600.000 đồng) chưa kể các khoản chi tiêu khác thì trung bình mỗi sinh viên hàng tháng phải dùng tới 1,6 triệu. Một con số đáng giật mình với những người có trách nhiệm với xã hội Việt Nam hiện tại. Như vậy vô hình chung điều này sẽ cản trở sự phát triển của giáo dục đại học. Tôi tin ít nhất 60% số sinh viên đang theo học gia đình họ có thu nhập không quá 3triệu/1tháng. Thế nhưng họ phải dùng gần 60% tổng thu nhập của gia đình để lo cho 1 người con ăn học, và họ phải làm thế nào để dùng hơn 40% còn lại cho sinh hoạt gia đình trong thời buổi đang hình thành mặt bằng giá cả mới cao hơn rất nhiều. Đấy là chưa kể đại đa số các gia đình có nhiều hơn 2 con theo học tại các bậc học. Chúng ta thử suy nghĩ Nhà nước hàng năm bỏ ra không quá 7% GDP cho giáo dục. Có thể nói một số người đang đẩy việc giải quyết bài toán kinh phí cho giáo dục tới tay các hộ gia đình nghèo khó, đây là đáp án của bài toán quan trọng mà tôi tin hệ quả của nó sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của chính đất nước này".
Chỉ riêng mối lo học phí bây giờ cũng là quá lớn đối với cả công nhân viên chức và nông dân. (Ảnh VNN)
Bạn Kiều Lan, Nha Trang, hoacat2005@... nêu ý kiến: "Đại đa số dân số Việt Nam là nông dân. Nông dân thì có mấy ai giàu, để cho con cái vươn lên thoát nghèo và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội thì chỉ có cách duy nhất là cho con đi học. Nhưng chỉ riêng mối lo học phí bây giờ cũng là quá lớn đối với cả công nhân viên chức và nông dân, trong khi tình hình kinh tế, giá cả thị trường như hiện nay. Gia đình và nhà trường mong muốn nuôi dạy được những đứa con ngoan, có đứa con ngoan nào yên tâm học hành, vui đùa bên cạnh những nỗi lo của bố mẹ không? Nghe nói, tăng học phí là để bù chi phí và tăng chất lượng giáo dục, không biết chất lượng giáo dục tăng như thế nào nhưng chất lượng cuộc sống của các gia đình có con đi học thì khó có thể tăng. Nhà nước cho sinh viên vay đến 800000đ/tháng là rất lớn nhưng học phí cũng tăng đến 600000 - 700000đ/tháng, thậm chí còn hơn thế, thầy cô chuyên tâm vào giảng dạy, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, nhưng sinh viên chóng mặt lo tiền học phí, tiền trang trải cuộc sống... liệu chất lượng sinh viên đại học ra trường có tăng? Có lẽ sẽ không ít sinh viên và các bậc phụ huynh phải cân nhắc xem có nên đi học đại học nữa không? Vì không biết khi ra trường đến bao giờ mới trả hết nợ, chỉ thấy học phí hằng năm cứ tăng dần với cấp số nhân. Chi phí cho một người học đại học hiện nay có thể đủ cho một gia đình ở quê tôi sống khá thoải mái".
"Tôi là một giáo viên vùng nông thôn. Tôi thấu hiểu cảnh con em nông dân tới trường. Khi học phí chưa tăng học sinh nông thôn còn thiếu thốn, nhếch nhác, phải nghỉ học... Vậy khi học phí tăng thì không biết điều gì sẽ đến với lũ trẻ nơi những miền quê nghèo này?" Phạm Việt Hùng, TP Phủ Lí, Hà Nam, pvhung_2007@...
Ngoài ra, báo điện tử VietNamNet còn nhận được phản ánh của bạn đọc xung quanh những vấn đề xã hội khác:
Học phí Đại học Công nghiệp Hà Nội tăng, sinh viên không biết kêu ai!
Thuỷ, Hà Nội, ngocthuy2@...: "Tôi là một sinh viên năm 3 trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Hai năm trước chúng tôi phải đóng 900.000 đồng tiền học phí và 750.000 đồng tiền thu thêm. Nhà trường giải thích rằng 750.000 đồng trong đó gồm 450.000 tiền tăng cường học tiếng Anh, 300.000 đồng còn lại chúng tôi không được giải thích rõ ràng. Năm nay, chúng tôi đang vui mừng vì nghĩ sẽ không phải đóng 300.000 đồng tiền tăng cường tiếng Anh nữa vì chúng tôi học tiếng Anh chuyên ngành chỉ 4 tiết 1 tuần nhưng nhà trường vẫn "bắt" chúng tôi phải đóng 1.900.000 đồng. Trong đó, 900.000 đồng tiền học phí, 300.000 đồng tiền tăng cường tiếng Anh, 150.000 tiền thư viện, 550.000 tiền phí thực hành. Chúng tôi vô cùng bức xúc vì những khoản thu thêm vô lý đó. Chúng tôi là sinh viên kế toán, không thực hành, không tăng cường tiếng Anh vậy mà vẫn phải đóng những khoản đó. Chúng tôi đã hỏi giáo viên chủ nhiệm, phòng đào tạo thì chỉ nhận được những câu trả lời "không chịu trách nhiệm về việc này", "không rõ", "nhà trường yêu cầu thu thế thì sinh viên phải đóng thế". Thật ngán ngẩm! Chúng tôi rất cần sự giải thích rõ ràng của nhà trường nhưng không hề có. Chúng tôi vô cùng mong những người có trách nhiệm và quyền hạn lên tiếng giúp chúng tôi tìm hiểu sự thật về những khoản thu thêm này."
Phi Hùng, ấp Phú Hà, Mỹ Xuân, Bà Rịa - Vũng Tàu, phihungpham@...: "Tôi là một người dân sống gần nhà máy Vedan. Từ hơn 14 năm qua, dân địa phương chúng tôi phải sống trong tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do nhà máy Vedan thải nước bẩn ra sông Thị Vải. Thời gian thải là buổi tối hoặc lúc trời mưa. Mỗi khi Vedan xả nước thải là gia đình tôi phải đóng hết các cửa kính lại nếu không sẽ không thể chịu nổi. Trong gia đình tôi có 8 người thì 6 người bị viêm mũi nặng, còn bệnh nhức đầu thì ai cũng bị. Nhiều lúc nửa đêm quên đóng cửa kính, đến khi nhà máy xả nước thải chúng tôi lại giật mình thức dậy vì mùi hôi thối nồng nặc, và phải mau chóng đóng cửa lại mới ngủ tiếp được. Là một người dân sống trong khu vực, tôi tha thiết yêu cùa Bộ Tài nguyên - Môi trường xử lý hình sự về phía công ty Vedan đồng thời phải có hình thức xử lý các cán bộ có thẩm quyền của tình Đồng Nai đã để xảy ra sự việc trên".
Nguyễn Hữu Thịnh, Hoa Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội, HoangThinhVn79@...: "Tôi mua hồ sơ để dự thi để lấy giấy phép lái xe hạng A1 tại Sở GTVT tỉnh Hà Tây (cũ), và được giới thiệu đến Trung tâm Kỹ thuật - HN Tổng hợp số 482 đường Quang Trung - Thành phố Hà Đông để học và thi. Và đợt thi diễn ra vào ngày 07 tháng 08 năm 2008 tại địa điểm trên. Khi sát hạch, sát hạch viên của trung tâm nói với tất cả mọi người là: nếu có tên trong phần thực hành thì có nghĩa là đạt trong phần thi luật, và khi thi thực hành không thấy sát hạch viên yêu cầu ra ngoài (tức là không nói gì) thì có nghĩa là đỗ, thi xong thì về mà không viết giấy hẹn cho bất kỳ người nào trong đợt thi đó. Sát hạch viên còn nói: Sau khi thi xong đến ngày 27 tháng 08 thì mang CMND đến Sở GTVT Hà Tây (cũ) để lấy GPLX. Tôi đã đến đúng hẹn và được người ở đó trả lời rằng: "Chưa có GPLX, anh thông cảm vì đang là lúc giao thời giữa Hà Tây và Hà Nội". Và từ đó cho đến bây giờ, đã một tháng rưỡi trôi qua, tôi vẫn chưa nhận được GPLX môtô hạng A1. Do chưa có GPLX nên tôi không thể đi đâu bằng xe của mình được, mặc dù tôi rất cần bởi tôi phải đi rất nhiều. Tôi biết rằng ở khu vực Nhổn - Hà Nội, người ta chỉ mất khoảng 10 ngày để nhận được GPLX sau khi sát hạch. Vậy xin hỏi: Đơn vị nào cấp GPLX cho chúng tôi (Sở GTCC TP Hà Nội hay Sở GTVT Hà Tây cũ) và trong thời gian là bao lâu thì chúng tôi mới được nhận? Cũng xin kính mong các Cơ quan có liên quan giải quyết giúp các vấn đề tương tự như trên trong thời điểm "giao thời giữa Hà Tây và Hà Nội"."
Báo điện tử VietNamNet xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tin tưởng của bạn đọc và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác!