221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1092266
Chi phí công trình KH ở VN: Gấp 4 lần thế giới?
1
Article
null
Chi phí công trình KH ở VN: Gấp 4 lần thế giới?
,

 - Một nghịch lý là chi phí cho công trình khoa học của chúng ta đang đắt hơn rất nhiều, khoảng gấp 4 lần so với thế giới, trong khi những nhà làm nghiên cứu khoa học lại không thể sống bằng tiền nghiên cứu khoa học. Vậy đâu là giải pháp?

Chi phí NCKH ở VN: Đắt hơn 4 lần so với thế giới

Chi phí NCKH ở VN gấp 4 lần thế giới. (Ảnh minh họa: ntu.edu.vn)

Chi phí dành cho nghiên cứu khoa học đang chiếm 2% ngân sách (khoảng 400 triệu USD cho năm 2007). Như vậy, nếu chúng ta lấy giá cả mặt bằng như thế giới, 200.000 USD/bài1 công bố trên tạp chí khoa học của Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information - ISI) thì 1 năm những nhà nghiên cứu của chúng ta cần đưa ra 2000 bài ISI.

Vậy mà trong vòng 10 năm (1997-2007), chúng ta đăng được 4.667 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực, tương đương với 500 bài/năm. Điều đó có nghĩa là chi phí nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đắt hơn 4 lần với mặt bằng chung thế giới.

Chúng ta không thể nói là không đầu tư cho khoa học và các nhà khoa học không thể sống được bằng tiền nghiên cứu mà chỉ có thể nói là: Chúng ta đã không biết cách đầu tư vào nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả.

Giải pháp duy nhất là kiểm soát chất lượng đầu ra

Nếu đầu ra của các nhà máy là sản phẩm đưa ra thị trường, của một doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận kinh doanh thì trong nghiên cứu khoa học là các bài báo khoa học.

Nếu tiêu chuẩn đầu ra cho một nhà máy là 100 sản phẩm tốt mỗi năm, cho một doanh nghiệp là 100 đồng tiền lãi thì cho một dự án khoa học phải là 100 chỉ số ảnh hưởng của các bài báo khoa học mỗi năm (tổng impact factor của các bài báo).2,3

Kết quả đánh giá đó là trung thực nhất (vì được thẩm định bởi các nhà khoa học trong lĩnh vực hẹp trên toàn thế giới) và khách quan nhất (không có hiện tượng thân quen ở đây).

Nếu với 400 triệu USD, chúng ta đầu tư cho 400 nhóm làm việc, mỗi nhóm 1 triệu USD với yêu cầu cụ thể kết quả đầu ra là mỗi năm sẽ có tổng chỉ số ảnh hưởng của các bài báo khoa học công bố là 20 (5 bài với chỉ số ảnh hưởng là 4).

Hàng năm sẽ có những đánh giá và xếp hạng các nhóm làm việc dựa theo một tiêu chí duy nhất: tổng chỉ số ảnh hưởng, kết quả đầu ra của các bài báo khoa học. Những nhóm làm việc không hiệu quả hoặc không đạt được mục tiêu đề ra sau 1, 2 hoặc 3 năm sẽ bị loại đi và thay thế vào những nhóm làm việc mới.

Chúng ta đã đầu tư không ít tiền vào nghiên cứu khoa học nhưng cơ chế hiện tại khiến cho thành quả đạt được không xứng với kết quả đầu tư. Tiền đầu tư đã không đến được tay những người làm chân chính, những người thực sự tâm huyết với khoa học. Hậu quả là những người làm khoa học chân chính không thể sống với tiền nghiên cứu trong khi nhà nước, nhà đầu tư, phải mua những sản phẩm khoa học hoặc không có chất lượng hoặc quá đắt.

Nếu chúng ta muốn đánh giá chặt chất lượng đầu ra dựa vào những tiêu chí của thế giới, chúng ta cần một sự thay đối rất lớn từ những người đứng đầu các ngành khoa học.

Chúng ta phải dũng cảm loại bỏ những người có tiếng là làm nghiên cứu nhưng đã 5-10 năm nay không còn tham gia nghiên cứu khoa học (theo dự đoán chủ quan của tôi thì sẽ không ít hơn 50%-60% trong 6.600 GS và PGS của chúng ta sẽ phải đứng ngoài cuộc chơi và đó là một áp lực rất lớn cho mọi sự thay đổi).

Chúng ta hiểu vấn đề và chúng ta có giải pháp. Câu hỏi đặt ra bây giờ là chúng ta có muốn làm nghiêm túc và có dám làm nghiêm túc hay không mà thôi.

  • Lê Sĩ Quang, Genome Sanger Center, Cambridge, UK 

Chú thích:

1. Nếu chúng ta dự trù ở mức như sau: Một PhD làm việc 3 năm: 60.000 USD học bổng, 60.000 USD học phí/bài báo. Lương 1 postdoc: 50.000-70.000USD/năm + chi phí khác < 200.000 USD/bài báo. Một nghiên cứu viên lương: 80.000 – 100.000 USD/năm + chi phí thiết bị < 200.000 USD/bài báo. Tùy vào đặc thù của từng ngành thì chi phí cho 1 bài báo có thể khác nhau.

2. Mỗi tạp chí đều có 1 chỉ số ảnh hưởng (impact factor) thể hiện cho chất lượng của tạp chí hay nói cách khác là những bài báo trong tạp chí đó. Ví dụ tạp trí Nature có chí số ảnh hưởng là 51.97 trong khi những tạp chí khác có chỉ số ảnh hưởng chỉ 1 hoặc 2.

3.Việc kiểm định chất lượng dựa vào chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí ISI có thể không áp dụng được với một số chuyên ngành đặc biệt của Việt Nam.

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,