221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1079022
Gộp thi: Không sợ tốn kém chỉ sợ không công bằng
1
Article
null
Gộp thi: Không sợ tốn kém chỉ sợ không công bằng
,

 - Hàng trăm phụ huynh học sinh đã gửi thư về VietNamNet bày tỏ ý kiến về Đề án “2 trong 1” mà Bộ GD-ĐT đang đệ trình Chính phủ. Bức xúc, lo lắng cho tương lai con em mình là cảm giác chung của nhiều phụ huynh nếu đề án được thông qua.

Chúng tôi không sợ tốn kém, chỉ sợ không công bằng

Thí sinh thi ĐH. (Ảnh VNN)
Chúng tôi là những phụ huynh có con đang học THPT. Chúng tôi đã được nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Bộ GD-ĐT muốn bỏ kì thi ĐH, CĐ phải hỏi ý kiến dân”. Vậy Bộ GD-ĐT đã hỏi ý kiến dân chưa? Theo chúng tôi được biết thì gần như toàn dân phải đối quyết định này của Bộ GD-ĐT vì những phân tích đã trình bày.

 

Chúng tôi tha thiết đề nghị Bộ GD-ĐT không áp dụng kì thi “2 trong 1” mà nên áp dụng các kì thi như đã làm và làm nghiêm túc hơn. Chúng tôi -  những phụ huynh có con sắp thi ĐH, CĐ không sợ tốn kém và các cháu cũng không sợ thi mà chỉ sợ không công bằng! Mong Bộ GD-ĐT sáng suốt lựa chọn phương án tốt nhất để các con tôi không phải là vật thí nghiệm. Nguyen Son, acc.dept@...

 

HS nghèo như các con tôi sẽ không có cửa vào ĐH

 

Là phụ huynh có 2 đứa con còn học THPT, tôi phản đối việc lấy điểm thi tốt nghiệp xét vào ĐH. Tôi sợ rằng, bằng cách làm này, những học sinh nghèo, không thân thế như các con tôi sẽ không có cửa vào ĐH. Kỳ thi tốt nghiệp THPT còn ẩn chứa rất nhiều tiêu cực. Chỉ riêng việc cộng điểm cho học sinh tốt nghiệp loại giỏi vào điểm thi ĐH mấy năm về trước đã cho thấy nhiều dấu hiệu tiêu cực.

 

Tôi cũng biết con em giáo viên thi tốt nghiệp điểm rất cao dù đã luân chuyển giáo viên gác thi, chấm thi nhưng vẫn có những dấu hiệu thông đồng trong địa phương khi chấm thi! Bệnh thành tích ở ta còn rất nghiêm trọng, địa phương nào cũng muốn con em mình đỗ vào ĐH thật nhiều.

 

Khi người ta thiếu nghiêm túc đồng bộ và có hệ thống, Bộ GD-ĐT sẽ bất lực và tôi e rằng nơi nào thi cử nghiêm túc, nơi đó thiệt thòi. Tôi mong Bộ GD-ĐT thận trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân (không phải chỉ ý kiến nội bộ) trước quyết định vấn đề. Nguyễn Ngọc Anh, Bình Chánh, TP.HCM

 

Tôi đã phát ốm lên vì lo lắng “2 trong 1”

Tôi đã phát ốm lên vì lo lắng đề án “2 trong 1”. Thật khổ cho cả phụ huynh và học sinh. Là người có con thi ĐH năm 2009, tôi luôn theo dõi và lo lắng cho con mình. Nếu thi ĐH như lâu nay thi là đảm bảo công bằng và khách quan. Các con đi thi đậu ĐH là đúng với khả năng của nó. Tôi rất mong Bộ GD-ĐT lắng nghe ý kiến của dân để đừng thi gộp để con chúng tôi còn cơ hội vào ĐH. Tôi chỉ cầu mong Chính phủ đừng phê duyệt đề án này để các cháu tự thi ĐH cho công bằng. Lê Thị Thanh, Vinh, Nghệ An, lethanhbtb@...

Chúng tôi bức xúc như ngồi trên đống lửa

Mỗi lần báo chí đưa tin về đề án “2 trong 1” của Bộ GD-ĐT thì ý kiến của học sinh, phụ huynh, thầy giáo lại phản đối ầm ầm, nhưng hình như ý kiến của người dân chúng tôi chẳng thể làm thay đổi được cách suy nghĩ, cách làm của Bộ. Bộ GD-ĐT không một lời giải thích, không một lời tiếp thu mà cứ làm, cứ trình.

Chúng tôi thật sự yêu cầu các vị hãy nghe ý kiến của dân, có phúc đáp lại ý kiến của dân. Chúng tôi thật sự mong muốn năm tới đừng đưa đề án này vào thực hiện, nếu thực hiện kết quả sẽ không thể nào sửa chữa được. Chúng tôi thật sự muốn nhận được ý kiến tiếp thu, giải thích của Bộ GD-ĐT, chứ đến bây giờ những người dân chúng tôi thật sự rất bức xúc như ngồi trên đống lửa. Đinh Mai Hạnh, Hà Nội, dmhanh@...

Hi vọng sẽ thực hiện đúng lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Bộ GD-ĐT muốn bỏ kì thi ĐH, CĐ phải hỏi ý kiến dân”.

Tôi cũng đồng tình quan điểm như các bạn đọc VietNamNet khác đã nhận xét về đề án này. Tôi thấy họ nói đúng thực tế giáo dục của ta, đã, đang, sẽ vẫn tồn tại như vậy nếu không có một cuộc cách mạng thực sự và toàn diện về giáo dục. Chúng ta đã mắc quá nhiều sai lầm trong giáo dục và phải trả giá bằng những sự sửa sai không đâu vào đâu.

Nhiều phụ huynh đã tâm sự rằng nếu có điều kiện họ sẽ cho con ra nước ngoài học, vì học ở Việt Nam không biết con họ sẽ như thế nào với một nền giáo dục thiếu nhất quán trong tổng thể.

Trở lại vấn đề đề án “2 trong 1” của Bộ GD-ĐT, tôi cũng như nhiều bạn đọc đã "đọc" ra cái sai của Bộ GD-ĐT. Đó là sai lầm căn bản, bởi vì xét về chất, 2 kỳ thi là hoàn toàn khác nhau, vậy tại sao có quá nhiều điểm không đồng tình như vậy mà Bộ vẫn không có thay đổi, không tiếp thu ý kiến?

Điều này làm cho người dân chúng ta có một suy nghĩ khi tham gia vào nền giáo dục đóng, có nghĩa là mọi người chỉ biết mình được học những gì nhà trường đem lại, còn phương pháp "mở" thì không được quan tâm. Kiến thức của chúng ta vừa thiếu lại vừa thừa, hầu như lạc hậu. Cách học và cách dạy lạc hậu, thiếu tư duy chủ động, mang nặng tính thụ động. Nhiều người còn nói hình như nền giáo dục của ta đã quá "bảo thủ".

Tôi cho rằng số người không đồng tình sẽ còn tăng lên rất nhiều vì lý do cốt yếu nhất ở chỗ ta làm không có lộ trình, không tìm hiểu thực tế khách quan đang diễn ra như thế nào, hình như những người viết đề án chỉ manh tính khái quát trước một vấn đề rất quan trọng.

Tôi nghĩ, nếu Bộ làm có lộ trình, có tham khảo ý kiến của các tầng lớp nhân dân một cách nghiêm túc, có chỉnh sửa theo hướng thực tế hóa và có một cái nhìn hoàn toàn sáng suốt thì sẽ không vấp phải sự không đồng tình của nhân dân.

Hi vọng, Chính phủ sẽ là người công tâm khi quyết định đề án để con em chúng ta không còn có suy nghĩ là cứ phải học ở nước ngoài mới thoát khỏi hiện trạng này. Vũ Dũng, Hà Nội, xutaco@...

Ai quan tâm đến con em mình hãy lên tiếng

Tôi có con năm nay vào lớp 10. Là phụ huynh nhưng tôi cũng là giáo viên, tuy nhiên, con tôi học khác trường tôi công tác nên con tôi không ảnh hưởng từ tôi. Là giáo viên, là phụ huynh, tôi đều không đồng ý lấy kết quả kì thi tốt nghiệp làm kết quả vào đại học.

Từ khi có thông tin hai vợ chồng tôi luôn tìm tài liệu nói về vấn đề này dù con tôi 3 năm nữa mới vào ĐH. Tôi thấy bỏ thi tốt nghiệp bằng công nhận tốt nghiệp THPT là thiết thực hơn và quy định các em có học lực như thế nào mới được thi ĐH, hạn chế số em thực lực không có mà vẫn đi thi gây tốn kém cho gia đình, cho xã hội.

Tôi mong những ai quan tâm con em mình hãy lên tiếng để có tiếng nói chung và từ đó có cải cách hợp lý tạo điều kiện cho giáo dục nước nhà phát triển. Một bạn đọc, Pleiku

Tại sao Bộ vẫn quyết tâm thực hiện mà không quan tâm đến dư luận XH?

 

Tôi đã được bài viết "Chưa phê bình địa phương có tỷ lệ đỗ tăng nhiều" trên VietNamNet. Tôi xin phép trích dẫn đoạn cuối của bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT như sau:

 - Bộ GD-ĐT khẳng định, năm 2009 sẽ triển khai đề án thi THPT quốc gia năm 2009 trong khi đó, đối tượng bị ảnh hưởng là phụ huynh và học sinh lại không được tham khảo ý kiến?

- Việc này, ngành giáo dục tự chủ. Còn xin ý kiến của phụ huynh, học sinh là trách nhiệm của các sở. Sở GD-ĐT phải làm cái này.

Không biết Bộ GD-ĐT có thực sự quan tâm đến ý kiến đóng góp của nhân dân hay không? Hay chỉ là lời nói mang tính chất thủ tục?

Nếu thực sự quan tâm đến thì tại sao khi được hỏi đến vấn đề này thì Bộ trưởng lại đẩy trách nhiệm cho các Sở GD-ĐT? Liệu rằng khi bắt đầu triển khai nghiên cứu đề án "2 trong 1", ngoài việc lấy ý kiến của các thành viên trong Bộ, Bộ trưởng đã có công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc việc tham khảo ý kiến bổ sung từ phía nhân dân về đề án hay chưa?

Nếu Bộ thực sự quan tâm đến vấn đề đó thì tại sao trong khi đa số người dân (các cán bộ trong ngành giáo dục, các vị phụ huynh học sinh ...) đã đưa ra nhiều ý kiến, bài viết chứng tỏ sự bất cập của đề án, Bộ vẫn không đưa ra được lí do chứng tỏ tính khả thi của đề án?

 

Những lí do mà Bộ nêu ra trên các bài báo mà tôi đã đọc lần lượt đã bị phản bác bởi những bài viết của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Giáo sư Văn Như Cương, và các bài viết khác của các cán bộ trong ngành, các vị phụ huynh học sinh... Nhưng không hiểu sao Bộ vẫn quyết tâm thực hiện đề án mà không quan tâm đến dư luận xã hội? Phạm Hữu Tiến, Thanh Hoá, tiencom2008@...

 

Ai sẽ chịu trách nhiệm và xin lỗi dân khi đề án không hiệu quả?

Tôi thấy ở Việt Nam, giáo dục những năm gần đây liên tục có đổi mới, mục đích chính là để nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm trước đây, thay đổi trong giáo dục đã làm cho trình độ HS được tăng lên. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thường gần 100%. Những năm gần đây lại coi đó là bệnh thành tích. Như vậy đổi mới trước đây sai? Có thấy ai xin lỗi về cái sai này đâu?

Đề án "2 trong 1" với mục đích chính là giảm chi phí thi cử cho nhân dân! Nhưng nếu muốn giảm chi phí cho thi cử thực sự không còn phương án nào khác? Tôi nghĩ, không nên lấy 1, 2, 3 thế hệ học sinh thử nghiệm. Đề án này mặc dù chưa triển khai nhưng đã có quá nhiều ý kiến phản đối. Nếu như đề án không mang lại hiệu quả, ai là người sẽ chịu trách nhiệm và xin lỗi nhân dân? Hay là lại một đề án khác được triển khai? Và cuối cùng có quá nhiều người giỏi ở Việt Nam đã phải bỏ quê hương để ra nước ngoài học tập. Nguyễn Văn Hiểu, Hưng Yên, nghcomulavo@...

Bộ GD-ĐT phải quyết định ngay khi đã có rất nhiều phản hồi

Tôi chỉ là một phụ huynh có con năm tới học lớp 12. Tôi cảm thấy quá bức xúc khi đến giờ này Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra một phương án nào có tính khả thi nào trong khi năm học đã gần kề. Đây là năm đầu tiên học theo chương trình cải cách của Bộ GD-ĐT mà đến bây giờ, phụ huynh và học sinh vẫn còn đang chờ đợi không biết như thế nào: 1 kỳ thi hay 2 kỳ thi?

 

Xin đừng mang học trò ra thí nghiệm hết phương án này đến phương án khác. Khổ chúng nó lắm! Chương trình học quá nặng quá nhiều, học sinh trung bình sao mà theo kịp? Đã vậy, đến hết tháng 6 rồi mà vẫn chưa thấy sách giáo khoa lớp 12? Đến lúc có sách giáo khoa rồi (nghe nói là 15/8) thì trò và thầy cùng đánh vật với chương trình thì thử hỏi chất lượng sẽ như thế nào? Sao mà vô lý vậy?

 

Theo tôi, đã đến lúc Bộ GD-ĐT phải quyết định ngay đi khi đã có rất nhiều ý kiến phản hồi.

1. Thực hiện xét tốt nghiệp THPT như xét tốt nghiệp THCS như vừa rồi.

2. Duy trì kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ như hiện nay.

3. Siết chặt đầu ra hệ ĐH, CĐ. Nguyen Lan Chi, Lâm Đồng, lanchivba@...

 

Ý kiến của bạn về Đề án “2 trong 1”?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;