221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1077826
Nếu thực hiện "2 trong 1": phải sửa mục tiêu giáo dục?
1
Article
null
Nếu thực hiện '2 trong 1': phải sửa mục tiêu giáo dục?
,

 - Mục tiêu giáo dục toàn diện đã được thể hiện nhất quán trong quan điểm giáo dục của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tất cả mọi chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là mọi chương trình, nội dung kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục đều phải thực hiện quan điểm mục tiêu đó. Đề án “2 trong 1” nếu thực hiện sẽ làm hỏng mục tiêu này.

 

(Ảnh minh họa: cdts.edu.vn)
Gần đây, đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại mục tiêu giáo dục toàn diện của nền giáo dục nước nhà (mà theo họ thì không thể thực hiện được). Tôi không dám tranh luận về vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ quan điểm giáo dục toàn diện không chỉ là ý kiến của riêng ai mà đây là sự tổng kết về sức mạnh nội tại của nhân tố con người Việt Nam.

 

Chúng ta hãy nhớ lại. Tại sao một dân tộc trên 95% dân số mù chữ mà lại giành được độc lập trong điều kiện giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm hoành hành mà đã đánh thắng giặc Pháp xâm lược?

 

Trong nhiều yếu tố làm nên sức mạnh vĩ đại của dân tộc, không thể không nói đến truyền thống yêu nước, ý thức không cam chịu kiếp nô lệ... Đấy là những yếu tố tinh thần đã làm tăng lên nhiều lần sức mạnh vật chất hiện có và có giá trị to lớn hơn nhiều sức mạnh vật chất.

 

Có ý kiến rằng, hiện nay cần “học để làm”, vì vậy, người học chỉ tập trung cho những môn công cụ (Toán, Ngoại ngữ, Tin học) nên các môn Văn, Sử, Giáo dục công dân, Thể dục, Mỹ dục…, các em không học là điều dễ hiểu.

 

Điều đó không sai tí nào, nhưng với giáo dục của xã hội thì sao, giáo dục con người, đào tạo nhân cách hay sản xuất công cụ? Nền giáo dục nước nhà hay lò luyện thép?

 

Tôi nghĩ rằng cần phải tiếp tục mục tiêu giáo dục toàn diện, làm sao cho học sinh mà trước hết là học sinh phổ thông hăng say học tập tất cả các môn học và có hiểu biết phổ thông nhất định trên mọi lĩnh vực. Đó là yếu tố quyết định sử dụng có hiệu quả các “công cụ”.

 

Trở lại đề án “2 trong 1”, tôi cho rằng, nếu thực hiện đề án này sẽ không thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện bởi những lí do sau:

 

Thứ nhất là đối với những học sinh có tham vọng thi vào ĐH, CĐ. Đây là những học sinh thuộc loại học khá một số môn học nào đó (trong 8 môn) nên 3 môn mà họ lựa chọn ban đầu cho mình đã có đủ điều kiện để đậu tốt nghiệp vì họ dễ dàng làm bài đủ 18 điểm. Còn 3 môn khác ư? Không khó để tránh điểm liệt (trong lịch sử giáo dục, hỏng thi tốt nghiệp vì điểm liệt không nhiều). Như vậy, học “quá lệch” sẽ diễn ra tràn lan và sẽ kéo theo là dạy lệch, dạy thêm... trong trường phổ thông.

 

Thứ hai là đối với những học sinh “thường thường hay yếu”. Trong kì thi tốt nghiệp THPT với 6 môn những năm qua, các em phải đạt 30 điểm (50%) mới đậu trong khi bài thi không phải chỉ “hoàn toàn ở mức trung bình” (tỉ lệ đạt điểm 10 cho một môn thi nào đó rất thấp mặc dầu đó là môn sở trường của các em). Nay cũng là 50% số điểm nhưng là của trình độ phổ thông (đã trừ phần khó), rõ ràng các em dễ đậu hơn, đó là chưa kể các em chỉ cần 15 điểm hoặc hơn một chút cho cả 6 môn thi là đã đậu rồi (vì được cộng điểm học nghề). Bình quân 2,3 điểm cho mỗi môn thi trong đó 3 môn đã tự lựa chọn thì việc tìm học sinh hỏng thi là hơi khó.

 

Tóm lại, học sinh sẽ học bao nhiêu môn và học như thế nào đang phụ thuộc vào thi như thế nào và đánh giá ra sao chứ không phải ở chỗ giáo dục “bắt học những gì”.

 

Nhớ lại, từ năm học 1990 đến nay (cho học sinh lớp 12), Bộ GD-ĐT đã áp dụng đánh giá kết quả học tập bình quân. Một học sinh nào đó chỉ cần 1 môn (Văn hoặc Toán) trên 7 điểm, 10/11 môn thiếu điểm (chỉ cần 4 điểm/môn) là nghiễm nhiên học lực trung bình và lên thẳng lớp. Hậu quả kéo theo là chất lượng giáo dục phổ thông trong gần 2 thập kỉ qua như thế nào chắc chúng ta đều rõ.

 

Tổ chức thi như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục là điều cần phải đặt lên hàng đầu và không thể đánh đổi bằng những mục tiêu khác (cho dù là cần thiết). Tôi nghĩ rằng Bộ GD-ĐT nên giao quyền tự chịu trách nhiệm tuyển sinh cho các trường ĐH, Bộ chỉ cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước mà thôi. 

  • Nguyễn Văn Lục
    Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,