221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1076930
Gộp 2 kỳ thi: Bộ GD-ĐT có nghe ý kiến của dân?
1
Article
null
Gộp 2 kỳ thi: Bộ GD-ĐT có nghe ý kiến của dân?
,

 - Đề án “2 trong 1” của Bộ GD-ĐT tiếp tục nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc. Nhiều bạn đọc cho rằng, đã có rất nhiều ý kiến phân tích được đưa ra về những bất cập nếu thực hiện đề án, tại sao Bộ GD-ĐT không tiếp thu, sửa đổi?

Chỉ con nhà giàu mới vào được ĐH

(Ảnh vietbao.vn)
Tôi nghĩ, đề án “2 trong 1” chắc chắn sẽ lợi bất cập hại. Đất nước muốn phát triển sánh vai với các cường quốc trên thế giới thì yếu tố quyết định phải là những con người - chủ nhân của đất nước đó - có đầy đủ kiến thức tiên tiến của nhân loại. Nước Nhật là ví dụ điển hình.

Nếu đề án “2 trong 1” được thực thi thì tiêu cực sẽ tràn lan. Việc đút lót sẽ quyết định việc thí sinh vào được ĐH, CĐ. Thế nên, chỉ có nhà giàu sẽ cho con vào ĐH được thôi, con nhà nghèo thì khó mà chen chân vào được.

Cá nhân tôi là người có con năm nay thi vào ĐH xin đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét kỹ để đảm bảo tính khách quan trong việc chọn thí sinh vào ĐH, CĐ. Việc giữ lại hình thức thi tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ như đang sử dụng khách quan hơn nhiều so với đề án mà Bộ đang trình Chính phủ. Trần Văn Thắng, Văn Phú, Thường Tín, Hà Tây

Tôi có con năm tới học lớp 12. Tìm hiểu từ cháu và bạn bè, tôi thấy các cháu không muốn theo đề án “2 trong 1” vì:

1. Con cháu giáo viên ở trường luôn được ưu tiên điểm cao để có hồ sơ đẹp khi dự tuyển; vì vậy rất bất công bằng khi xét tuyển.

2. Việc coi thi dù chặt chẽ thế nào cũng có trường hợp gửi số báo danh, đó là một thực tế đang diễn ra kể cả kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. Đối tượng được gửi số báo danh là con giáo viên, con những người có chức sắc và gia đình giàu có, quan hệ rộng. Như vậy rất thiệt thòi cho đa số con em nông dân dù so lực học các cháu không thua kém.

3. Phát sinh tiêu cực trong trường THPT, đó là việc chạy điểm, chạy hạnh kiểm. Việc này rất khó kiểm soát vì chưa có quy chế công khai để các học sinh và phụ huynh giám sát vì thế xã hội sẽ lộn xộn, con em chúng ta còn nhỏ tuổi đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng “chạy chọt”, “lo lót”... Đinh Thanh, Thanh Hóa, Dieuthanh_1993@...

Hiện nay, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ là kì thi nghiêm túc nhất, thế mà định bỏ?

Tôi thật sự bàng hoàng khi đọc những bài viết về đề án “2 trong 1”, lấy kết quả kì thi tốt nghiệp THPT làm kết quả cho kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Trước hết, tôi xin nhận xét rằng tính chất của hai kì thi là hoàn toàn khác nhau. Một kì thi là khẳng định hoàn thành chương trình THPT, mà theo nhiều người là… “xoá mù chữ”. Học sinh cần có những kiến thức được xem là cơ sở nhất để vượt qua kì thi trên. Sau khi tốt nghiệp kì thi trên, học sinh có thể tiếp tục học ĐH, CĐ hoặc tìm việc làm.

Trái lại, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ là cuộc kiểm tra với những kiến thức cao hơn, thể hiện một sự chuẩn bị rất nghiêm túc cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Nhận xét một cách khách quan, hiện nay, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ là kì thi nghiêm túc nhất mà chúng ta thực hiện được. Dù đã thực hiện “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử” nhưng trong các kì thi tốt nghiệp THPT không ít tiêu cực đã xảy ra. Vậy nếu lấy kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT xét tuyển vào ĐH, CĐ tức là chúng ta đã lấy một kết quả không chắc chắn, điều này càng làm cho tiêu cực trong các kì thi tốt nghiệp tăng lên.

Thật là tai hoạ! Tôi tha thiết đề nghị rằng không nên thực hiện đề án “2 trong 1”. Nếu không, chúng ta nhất định sẽ thất bại, nền giáo dục nước nhà sẽ đi xuống. Nguyễn Minh Thanh, Bình Sơn, Quảng Ngãi, Binhtribs@...

Đề án “2 trong 1” mới chỉnh sửa của Bộ GD-ĐT, theo tôi, là không khả quan.

Để đỗ tốt nghiệp, thí sinh chỉ cần đạt 18 điểm, như thế thí sinh chỉ cần 3 điểm mỗi môn là đỗ tốt nghiệp. Như vậy, đối với môn thi trắc nghiệm, thí sinh khoanh “bừa” cũng được 2-3 điểm. Sự thật là thí sinh yếu kém cũng làm được từ 1-2 điểm, còn lại là khoanh “bừa”, như thế không đánh giá đúng được thực lực của học sinh. Bộ GD-ĐT đang dự tính chuyển hầu hết các môn thi sang trắc nghiệm từ 50 -100%, như vậy, một học sinh rất yếu cũng có thể đỗ tốt nghiệp, phổ cập THPT có còn nhiều ý nghĩa không? Nguyễn Đại Dương, Hải Hậu, Nam Định, nguyendaiduong_nd@...

Tôi thật sự lo lắng và ái ngại về năm học 2008-2009. Khắp nơi, từ hang cùng ngõ hẻm đến thành phố, thị xã, không khí bao trùm là lo lắng về đề án “2 trong 1” của Bộ GD-ĐT.

Cứ thử ngồi ở các quán mỗi buổi chiều mà nghe nhân dân bàn tán, ai ai cũng bộc lộ nỗi thất vọng sâu sắc về chủ trương này. Nó làm cho người ta liên tưởng đến những giải pháp (dù mới là dự định) về việc giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội ngày nào.

Năm học tới sắp đến rồi mà chẳng biết phải đối phó thế nào. Nhân dân mong muốn các vị hãy làm tốt hơn kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ). Xin đừng cải cách nữa, xót cho dân và mất niềm tin vào giáo dục... Nguyễn Khánh Định, Hải Dương, Kgialoc@...

Theo tôi, việc tổ chức các kỳ thi của Bộ GD-ĐT hiện nay là khá hợp lý, không nên nóng vội thay đổi như vậy. Hãy để cho thí sinh tập trung học tập thay cho việc đau đầu suy nghĩ về những thay đổi quá nhanh. Cái gì đã làm tốt chúng ta nên kế thừa, khắc phục nhược điểm chứ không nên thay thế hoàn toàn cái tốt như vậy. Thay vào đó, Bộ GD-ĐT nên quan tâm hơn nữa về mặt giáo trình, chất lượng giáo viên, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện môi trường học tập tốt.

Qua đây, tôi cũng xin lấy một ví dụ về việc học tiếng Anh trong các trường học của chúng ta. Tuy đã có đổi mới nhưng việc học tiếng Anh chưa sâu. Thay vì việc học suông, chúng ta nên có những môn học nhẹ Toán, Lý, Hoá bằng tiếng Anh để học sinh tiếp cận với cách đọc tên các hàm toán học, biết các thuật ngữ cơ bản và để hiểu tiếng Anh thực sự. Tên gọi các ký hiệu và thuật ngữ, tên tác giả cũng cần được chuẩn hoá theo quốc tế, không nên phiên âm một cách máy móc như hiện nay. Điều đó khiến học sinh Việt Nam đọc những thứ mình biết rồi trong một quyển sách tiếng Anh mà ngỡ là mình chưa biết gì. Vũ Thế Anh, ĐH Yonsei, Hàn Quốc, theanh@...

Tai sao không lắng nghe ý kiến nhân dân?

Đề án “2 trong 1” của Bộ GD-ĐT đã được chỉnh sửa tới 20 lần và mỗi lần chỉnh sửa càng thấy vô lý. Theo đề án chỉnh sửa mới nhất, chỉ cần 18 điểm đã công nhận tốt nghiệp thì Bộ GD-ĐT tổ chức thi làm gì cho vất vả cả thầy và trò, giáo viên không cần dạy học trò đến nơi đến chốn vì học sinh cứ khoanh bừa cũng được 2,5 điểm rồi.

Thi “2 trong 1” sẽ không kiểm soát nổi tình hình vì diện thi rộng, các hội đồng thi chịu nhiều sức ép của lãnh đạo địa phương, giám thị và cách cho điểm.

Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua đã cho ta thấy cuộc vận động “hai không” đã không thực sự được như năm trước, các thành phần tham gia kỳ thi không nghiêm túc như năm qua... Tại sao Bộ GD-ĐT cứ đưa ra đề án mà cả xã hội không đồng tình? Vũ Hữu Giang, Nghĩa Hưng, Nam Định

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến các bạn đọc phản đối đề án “2 trong 1” của Bộ GD-ĐT.  Tôi suy nghĩ mãi, tự đáy lòng mình không hiểu các vị ở ban cải tiến giáo dục của Bộ ngồi rảnh rỗi quá hay sao mà nghĩ ra nhiều “chiêu” độc vậy? Từ sách lớp 1 chuyển chữ cái E lên đầu hệ thống bảng chữ cái rồi lại đến đề án “2 trong 1”. Nếu các vị quá rảnh thì xin các vị hãy đọc và học hỏi xem các nước phát triển người ta tổ chức thi cử thế nào, đào tạo nhân tài của đất nước ra sao. Bằng chứng nước Pháp trước mắt, họ có thành công trong dự án “2 trong 1” mà họ đã áp dụng không? Và họ đã công nhận hệ luỵ của nó.

Chúng tôi là người dân, là chủ của các vị (theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh) nhưng ý kiến của những “ông chủ” tâm huyết này chỉ để đọc chơi thôi ư? Các “công bộc” thích đề ra cái gì thì làm cho bằng được, không chịu trách nhiệm gì cả, miễn là đề án được duyệt. Các vị đề ra đề án này vì mục đích gì? Các vị hãy giải trình xem nó hợp lý chỗ nào mà sao tất cả người dân Việt Nam đều phản đối. Người dân chúng tôi là giáo sư, giảng viên các trường ĐH, chủ doanh nghiệp, giáo viên tâm huyết với nghề hơn chục năm đứng trên bục giảng,... có lẽ nào không biết suy nghĩ và phân tích hay sao? Phạm Bích Hiền, phambichhienvn@...

Ý kiến của bạn về Đề án “2 trong1”?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,