-Trong GD-ĐT không nên làm bất cứ việc gì sai rồi lại sửa và trong đời tôi đi dạy từ 1969 đến hôm nay đã thấy bao nhiêu việc làm sai, làm chưa chu đáo, chưa trách nhiệm cao, chưa thực tiễn...chưa lấy ý kiến rộng rãi của những người lao động trực tiếp để có chủ trương đúng, hợp lý...nên có nhiều sai lầm đáng tiếc và rất tốn kém, hậu quả lâu dài.
Đề thi không chỉ nằm trong chương trình lớp 12
Tôi đã trải qua 38 năm dạy học tại trường công lập và đồng thời thỉnh giảng 20 năm liên tục ở trường dân lập đầu tiên ở Nghệ An (cũng là trường dân lập đầu tiên ở nước ta trong thời kỳ đổi mới-vì trường này có từ năm 1988).
Tôi thấy chủ trương đổi mới trong GD-ĐT là hết sức đúng đắn, song mục đích 2 kỳ thi này hoàn toàn khác nhau về bản chất. Tốt nghiệp PT là mức công nhận kiến thức PT đã đủ; còn vào ĐH-CĐ là chọn người tài cho đất nước. Nhốt 2 mục đích này vào 1 là HẾT SỨC SAI LẦM, nếu làm, sẽ bị trả giá đắt đấy. Vì trước đây BỘ đã NHỐT kỳ thi THCS và TUYỂN VÀO 10 mấy năm đã THẤT BẠI rồi.
Còn nói ĐỠ TỐN KÉM cho nhà nước bao nhiêu tỷ đồng thì chưa hẳn.
Thi tốt nghiệpTHPT vừa qua tuy có nhiều mặt tích cực và chuyển biến;nhưng cũng đang còn nhiều vấn đề lắm...Tôi có hỏi 1 đứa cháu đi thi về, cháu bảo:’’DỄ ỢT" cả về nội dung bài thi và người coi thi.Tuy nhiên cũng là xẩy ra ở 1số nơi nào chứ chưa phải là phổ biến. Cuôc thi vừa qua, có khá nhiều HS và PH phải đi xa 40-50 km, thuê nhà trọ cho con thi, hầu hết HS ăn cơm nắm, ngồi hành lang, gốc cây qua trưa dưới trưa hè trời nắng chang chang, nhiệt độ trong bóng râm 37-38oC để thi buổi chiều.Cuộc thi vừa qua cũng gần như thi đại học rồi còn gì.
Bộ nên lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân LAO ĐỘNG,của PHỤ HUYNH và CÁC NHÀ GIÁO TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY mới có ý kiến chuẩn xác. Vì vậy, theo tôi và một số đồng nghiệp của tôi thấy NÊN CHỈ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG, CÒN PHẢI THI TUYỂN VÀO ĐH-CĐ mới là phương án đúng và hiệu quả cao, đỡ tốn kém cả cho Nhà nước và cả cho người dân.
Trong GD-ĐT không nên làm bất cứ việc gì sai rồi lại sửa ;và trong đời tôi đi dạy từ 1969 đến hôm nay đã thấy bao nhiêu việc làm sai, làm chưa chu đáo, chưa trách nhiệm cao, chưa thực tiễn...chưa lấy ý kiến rộng rãi của những người lao động trực tiếp để có chủ trương đúng, hợp lý...nên có nhiều sai lầm đáng tiếc và rất tốn kém,hậu quả lâu dài.
Phan Văn Kỳ TrườngTHPT Nguyễn Trường Tộ -Vinh,Nghệ An
Đại đa số dân tình cho rằng: chỉ còn một kỳ thi tuyển sinh nghiêm túc mà bỏ nốt. thì thật là đáng tiếc.
Theo tôi và nhiêù ngươì khác đều có chung một nhận định: Cho đến thời điểm này, đối với giáo dục chuyên nghiệp chỉ còn kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học chuyên nghiệp là còn nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, ít tiêu cực và cơ bản chọn đươc ngươì giỏi thật sự vào các truờng đại học. Hai kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, tuy có chuyển biến đôi chút, nhưng thực chất chỉ có một số trường thi khá nghiêm túc (rất ít), còn lại phần nhiều vẫn là tình trạng quay cóp, giở phao,... nhiều nguười ái ngại và đánh giá là: chất lượng kỳ thi kém hơn năm ngoái nhiều. Từ thực tế trên, nếu Bộ Giáo dục - Đào tạo trình thông qua phương án thi : Hai trong một thì thật là đáng suy nghĩ, không biết điều gì sẽ xảy ra. Đại đa số dân tình cho rằng: chỉ còn một kỳ thi nghiêm túc mà bỏ nốt. thì thật là đáng tiếc. Trật tự đã có họ lại muốn lại rối loạn lên, rồi lại sắp xếp, lại điều chỉnh. Tốn kém một chút trong việc tổ chức cuộc thi vào đại học mà tìm đuợc đúng ngươì tài vào các truờng đại học, thì đó là vinh hạnh cho đất nước. Tốn kém đó có đáng là bao so với chọn những em không đủ năng lực, nhưng bố mẹ có điều kiện, chạy chọt,.... rồi vào học, rồi ra trường, rồi làm hại xã hội,... Bằng luơng tâm của mình, Bộ GDDT, các truờng Đại học trong các năm vừa qua đã tổ chức tuyển chọn khá tốt, đuợc nhân dân tin tưỏng, mến mộ. Nay, điều đó đang có nguy cơ mất đi trong ngày một, ngày hai. Nhân dân mong muốn nên có diễn đàn, có nơi góp ý để dân góp ý về việc không nên bỏ thi đại học riêng như hiện nay. Việc thay chữ, thay sách đã rối lên rồi; Hãy vì tuơng lai của đất nuớc mà cân nhắc kỹ càng việc bỏ thi đại học, để thực hiện "2 trong 1".
Ngô Hoàng Minh
Dia chi: 49 Đinh chương Duơng TP Thanh Hoá
Email: Kynh@thanhhoa.gov.vn
Là Giáo viên tôi không đồng tình với việc ghép hai kỳ thi làm1
Tôi là 1 GV và tôi cũng không đồng tình với việc ghép hai kỳ thi làm1. Lợi đâu chúng tôi chưa thấy nhưng những hệ lụy của nó thì chúng tôi thấy được rất rõ. Tiêu cực trong ngành đã rất nhiều, thầy ép trò đến nhà học thêm nếu không điểm sẽ không cao, thầy thiên vị những trò mà cha mẹ thường quan tâm đến thầy...(tôi là 1 nhà giáo nhưng tôi không thể phủ nhận những điều mà xã hội gọi là sự xuống cấp của đạo đức người thầy). Vậy thì căn cứ vào đâu để chúng ta tạo ra hồ sơ xét tuyển cho trò.
Cách đây 8 năm chúng ta có hình thức thí điểm và hiệu qủa thì chúng ta đã biết đấy, bao nhiêu em trong số vào thẳng trụ lại được và bao nhiêu hồ sơ gian lận?. Có những học trò của tôi học môn tự nhiên rất yếu vào thẳng được lại chọn ngành tự nhiên cho dù có tốt nghiệp được cũng chỉ là xin việc theo kiểu xắp xếp. Chúng tôi rất mong bộ GD xem xét kỹ trước khi quyết định một việc lớn như vậy, đó là tương lai của 1 đất nước ảnh hưởng rât lớn chứ không đơn giản sai rồi ta lại sửa.
Mai Hà GV Hà Nội
Việc gộp hai kỳ thi là một sẽ làm nảy sinh tiêu cực: tình trạng "chạy điểm" sẽ bùng phát nhanh chóng trong các nhà trường và xã hội.
Đề nghị các nhà lãnh đạo nghiên cứu, xem xét thật kỹ trước khi quyết định gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học làm một. Hiện nay, toàn ngành đang tích cực thực hiện cuộc vận động "hai không" trong giáo dục, bước đầu mang lại hiệu quả và được xã hội đồng tình. Nhưng nếu không tính toán kỹ, việc gộp hai kỳ thi là một sẽ làm nảy sinh tiêu cực ngay việc kiểm tra, chấm điểm hàng ngày; và tình trạng "chạy điểm" sẽ bùng phát nhanh chóng trong các nhà trường và xã hội.
Theo các nhà giáo có kinh nghiệm thì tính chất hai kỳ thi này hoàn toàn khác nhau, nên chăng các nhà lãnh đạo, quản lý nên tính toán, xem xét thận trọng trước khi quyết định thực hiện, tránh tình trạng "Đẽo cày giữa đường" và đem thế hệ trẻ ra để làm thí nghiệm cho việc cải cách, đổi mới của mình.
Nên chăng, Bộ Giáo dục cho phép thực hiện xét công nhận tốt nghiệp THPT và tổ chức thật nghiêm túc, có quy định tỉêu chí , điều kiện cụ thể cho các em thi đại học, có như thế đất nước chúng ta mới mong có được nhiều hiền tài... Và chỉ có như thế chúng ta mới có thể hội nhập thành công trong thời đại mà cả thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức... Nguyễn Hoàng Lan Thái Nguyên
Email: Lantuyengiao@yahoo.com
Lo lắng lớn nhất của việc gộp 2 kỳ thi là tình trạng khó kiểm soát sự nghiêm túc trong thi cử tại các địa phương
Theo tôi hiểu việc gộp 2 kỳ thi vào 1 không có nghĩa là tất cả các học sinh tốt nghiệp PTTH đều được vào ĐH, mà chỉ là việc các trường ĐH có thể dùng kết quả thi tốt nghiệp PTTH để làm cơ sở tuyển sinh vào ĐH, vì vậy lo lắng của tác giả về việc sẽ có quá nhiều người vào ĐH sau đó bị đào thải là không cần thiết. Theo tôi, lo lắng lớn nhất của việc gộp 2 kỳ thi là tình trạng khó kiểm soát sự nghiêm túc trong thi cử tại các địa phương. Chúng ta đã có một bài học về việc này: khi cho phép học sinh giỏi được vào thẳng ĐH, đã phát sinh rất nhiều tiêu cực trong đánh giá học sinh tại bậc phổ thông tại các địa phương. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề này, việc bỏ thi đại học tập trung, sau đó tiến tới giao hẳn việc quyết định phương phát tuyển sinh đầu vào cho các trường là một định hướng đúng đắn. Thi tuyển sinh Đại học để đảm bảo sự công bằng Tôi thấy rằng tạm thời, ta vẫn nên tách ra làm 2 kỳ thi để tránh các tiêu cực. Giả sử, trong kỳ thi tốt nghiệp có con một cán bộ to trong tỉnh đi thi thì liệu việc kiểm soát trong thi cử có thực sự chặt và không chút lơi lỏng? Tất nhiên, quan điểm thì tốt nhưng số cán bộ chuyên trách lại không nhiều và chất lượng thì thật khó kiểm định. 1, 2 người không tốt có thể làm hại cả một hội đồng, có thể làm hại cho quốc gia rất nhiều. Hơn nữa, khi thi đại học, sẽ có sự khách quan hơn, vì khi đó, các thí sinh được sắp xếp ngẫu nhiên, việc trông thi, coi thi, là do các trường tự trông coi, sẽ khách quan và công bằng hơn. Ít nhất thì trong một sân chơi "thi đại học" thì các thí sinh sẽ không có chuyện mất bình đẳng vì chuyện "con ông nọ bà kia" nữa
Ho ten: Lê Vân Phương 5 Phạm Hùng - HN
Email: phuonglv1973@yahoo.com
Chương Hải
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của nhiều bạn
Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, căn bệnh thành tích ở nước ta còn quá nặng nề.
Thứ hai, tình trạng tiêu cực trong học tập, gian lận trong thi cử còn tràn lan ở khắp nơi.
Thứ ba, cơ sở đào tạo cho các trường Đại học hiện nay còn có nhiều bất cập: tình trạng thiếu lớp, thiếu thiết bị giảng dạy ... còn xảy ra nhiều. Như vậy, với số lượng sinh viên như hiện nay đã thiếu cơ sở để giảng dạy, đến khi bỏ thi Đại học số lượng sinh viên đông hơn rất nhiều thì lấy đâu ra cơ sở hạ tầng cho việc giảng dạy. Trong khi chỉ còn 1 năm nữa là thực hiện chính sách mới.
Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ trong kỳ thi tốt nghiệp, liệu có bao nhiêu học sinh sẽ tốt nghiệp. Những học sinh không tốt nghiệp thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xong chương trình phổ thông trung học. Khi ấy những học sinh học kém sẽ không bao giờ có tư tưởng học hành, vì họ luôn nghĩ sẽ cần gì phải học cũng có giấy chứng nhận hết cấp 3.
Thứ năm, dù là thay đổi cách thi như thế nào đi chăng nữa thì liệu chúng ta có thay đổi được vấn để hết sức quan trọng đó là “chất lượng học tập”.
Thứ sáu, Nếu bỏ thi Đại học liệu chi phí cho cả quá trình đào tạo tràn lan có giảm đi. Trong khi chất lượng sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học đang còn là vấn đề đau đầu cho toàn xã hội.
Thứ bảy, bỏ kỳ thi Đại học sẽ làm giảm hưng phấn của các em. Vì quan niệm của chúng ta thi Đại học là một trong những kỳ thi danh giá. Nếu bỏ đi thì sự cố gắng sẽ không được phát huy cao độ mặc dù kỳ thi tốt nghiệp được kiểm soát một cách nghiêm chỉnh.
Thứ tám, đề thi tốt nghiệp không có độ khó bằng đề thi Đại học. Để lựa chọn các thí sinh thực sự có khả năng các trường Đại học danh tiếng lại phải tổ chức kỳ thi riêng. Như thế có thực sự giảm áp lực về tài chính?
Thiết nghĩ, thay đổi phương pháp học và dạy như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo. Nếu thi nhiều mà tốn chi phí hơn một chút mà thực sự tuyển chọn được những học sinh ưu tú còn hơn là việc bỏ thi mà tạo ra tình trạng tràn lan. Chúng ta đang quá đau đầu vì tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thì với việc bỏ thi Đại học có lẽ bài toán này còn nan giải hơn.
Nguyễn Đức Long 40 Xuân Thủy Hà Nội
Có thể nhiều địa phương tổ chức thi rất nghiêm túc nhưng cũng có khá nhiều địa phương chưa thật sự nghiêm túc.
HS vẫn có thể dùng tiền để mua điểm. Năm tôi thi tốt nghiệp PTTH có hiện trạng cả phòng không làm bài thi được mà cả phòng được 8 điểm đều. Lý do có hai bạn trong phòng đã mua điểm. Các bạn ấy có bố mẹ đã lo xong sẽ không rớt, còn tôi học bài lăn ra chỉ có 7 điểm. Một học sinh giỏi thi tốt nghiệp chỉ có 42 điểm, còn học sinh trung bình thi tốt nghiệp gần 50 điểm trên tổng số 6 môn. Nhiều vô số những trường hợp như thế. Đất nước sẽ như thế nào khi những người bất tài làm chủ? Nước nhà sẽ như thế nào khi những người vô dụng có tiền lại nắm quyền? Lê Nhà Nguyễn Kiệm-TP HCM
Hoà đồng và bỏ qua một giai đoạn nào là có mâu thuẫn trong giai đoạn đó
Là một cựu giáo viên, dù làm ở lĩnh vực tổ chức nhiều năm nay, nhưng tôi thiết nghĩ, không phải vô lý mà từ xưa các bậc tiền bối, các nhà giáo dục lại phân thành các cấp học, nói đơn giản là cấp 1, cấp 2 và cấp 3, và các loại hình đào tạo chuyên nghiệp Trung học, cao đẳng, đại học ... Mỗi bậc học, cấp học có lý riêng về tri thức, nhận thức và đặc biệt là lứa tuổi, vậy nên hoà đồng và bỏ qua một giai đoạn nào là có mâu thuẫn trong giai đoạn đó. Chỉ có điều mong các cấp quản lý tốt hành lang pháp lý để người học vừa sức với tuổi, với nhận thức của mình. Tránh trường hợp quá tải. Cần phải mạnh tay với bệnh hình thức, học giả, thi thật; có như vậy sự chuyển giai đoạn mới thực sự có ý nghĩa với giá trị thực của nó. Hãy giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, nhưng đầu ra phải thực sự nghiêm túc. Bộ Giáo dục nên xem lại các loại hình đào tạo hiện nay vì thực tế quá vô tổ chức, nhiều trường hợp chạy theo văn bằng, đặc biệt có nhiều loại hình đào tạo không rõ ràng như tập trung, văn bằng hai, tại chức, chuyên tu ... vì tại chức, chuyên tu lại là sinh viên mới, tập trung thì tại chức, chính quy đều có tập trung, điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý; Bộ Giáo dục nên nêu rõ có hai loại: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (không chính quy) như quy định tại Luật giáo dục. như vậy rất cần thiết cho sự tìm hiểu một con người được đào tạo theo hình thức nào. Từ đó có giải pháp đúng trong tuyển sinh .Nguyễn Tiến Chiến : Sở Nội vụ Hà Tây
Mong thay Thủ tướng chính phủ không thông qua đề án "2 trong 1"
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các bạn nêu ở trên. Là một người đã nhiều năm làm công tác đào tạo ở trường đại học, tôi thật sự băn khoăn về đề án "2 trong 1" của Bộ GD&ĐT. Tôi tin rằng chúng ta không có cách gì để ngăn chặn được tình trạng thi ở các địa phương như hiện nay. Tôi có đứa cháu mới thi tốt nghiệp THPT ở TP. Bắc Giang trong kỳ thi vừa qua. Đi thi về nó bảo: "Cháu cứu cho cả phòng thi". Ngay tại Hà Nội báo chí cũng nêu "phao" rải trắng sân trường sau mỗi môn thi đó sao? Thi cử như vậy mà chúng ta lại lấy kết quả đó để xét tuyển vào đại học thì thật là nguy hiểm! Bùi Huy Khiên 77 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Nên hay không bớt đi một kỳ thi
Theo tôi,bớt đi một kỳ thi thì chúng ta sẽ bớt được kinh phí của nhà nước,của nhân dân,bớt căng thẳng và áp lực cho các em học sinh thi ĐH. Nhưng chúng ta lại thêm nhiều môn vào các môn thi tốt nghiệp và nhiều môn của kỳ thi đại học,liệu số lượng môn học nhiều như thế các em học sinh có kham nổi không? Việc giảm các kỳ thi là tôt vì sẽ giảm được nguồn kinh phí đáng kể,giảm áp lực... Nhưng liệu chất lượng sẽ như thế nào?Theo tôi,ta vẫn nên tổ chức kỳ thi ĐH và lấy điểm này xét tuyển cho CĐ,Trung cấp. Học sinh đạt diểm tốt nghiệp cao có chắc chắn sẽ đỗ ĐH không? Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên tổ chức lấy ý kiến của học sinh và giáo viên như thế sẽ tốt hơn. Vì học sinh là "nhân vật chính",còn giáo viên thì hiểu rõ sức học của học trò mình.
Bằng Hậu Giang Email: vtkbang90@.yahoo
Góp ý về đề án tuyển sinh ĐH,CĐ,TCCN năm 2009
Tôi Nguyễn Văn Du sinh năm 1954 đã có quá trình công tác như sau: 1972 đi bộ đội, 1977 chuyển ngành về huyện Bảo Yên tỉnh Lao Cai (ngày nay) làm công tác tuyển sinh đến năm 1980 về BTC tỉnh làm công tác tuyển sinh, 1984 về ban GDCN tỉnh Yên Bái làm công tác tuyển sinh, 1988 về sở GD&ĐT làm công tác tuyển sinh.
Trong qua trình công tác nói gọn lại là 30 năm tham gia công tác tuyển sinh từ lúc BỘ Đại học và THCN, đã từng tham gia giúp học sinh chuyển đăng ký dự thi vào trung tâm điện toán miền nam để xắp xếp phòng thi...; đã tham gia tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH,CD tại địa phương, đến tuyển sinh tại trường như hiện nay. Đặc biệt năm 1998 đã tham gia là một trong bốn tỉnh thí điểm tuyển sinh tuyển thảng vào ĐH,CĐ căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT.
Qua thông tin tôi biết chủ trương của bộ GD&ĐT cải tiến công tác tuyển sinh ĐH,CD,TCCN như các thông tin báo đài đưa. Với trách nhiệm và là người đã có nhiều năm tham gia quá trình tuyển sinh ( khấu đầu) tôi nêu một vấn đề gửi tới các nhà nghiên cứu: Hàng năm Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quôc gia mỗi tỉnh chỉ có một hội đồng, hồi đồng này được cấu tạo bởi cán bộ làm thi của 2 tỉnh khác đến coi thi, bộ chấm thi, như vậy là tuyệt đối hoá về tính chính xác, khách quan, vô tư ... có phải không; thế mà kết quả một số tỉnh còn cần phải xem xét, xem xét đến mức phải bỏ chế độ tuyển thẳng. Đến nay một tỉnh có hơn 40 hội đồng coi thi, với chủ trương thanh tra uỷ quyền...? hỏi rằng độ tinh cậy về tính chính xác, khách quan...dù rằng có tăng trắc nghiệm, tăng môn thi ...
Nguyễn Văn Du Dia chi: Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái
Ý kiến của bạn: