221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1057911
Thiếu điện, sao ngành điện lại đổ lỗi cho dân?
1
Article
null
Thiếu điện, sao ngành điện lại đổ lỗi cho dân?
,

 - Tranh luận về quan điểm của ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, đã có rất nhiều ý kiến bạn đọc bày tỏ sự không đồng tình. Có độc giả đã nhận xét rằng với "sứ mệnh" là một tập đoàn kinh tế trọng điểm của đất nước, EVN phải có nghĩa vụ dự đoán mức độ tăng nhu cầu trong từng thời điểm để có kế hoạch phát triển phù hợp. Việc không dự đoán được nhu cầu cũng là một yếu kém của ngành điện và không thể đổ lỗi tại thị trường.

 

g

Ngành điện nên đầu tư cơ sở hạ tầng thật tốt ngay từ đầu, mặc dù rất tốn kém, để nó có thể đi trước đón đầu với sự phát triển của đất nước. Ảnh minh họa: evn.com.vn

 

Không đồng tình với quan điểm của ông Hưng


Tôi hoàn toàn không đồng tình với quan điểm của ông Đào Duy Hưng! Ngành điện không làm tròn trách nhiệm của mình trong lĩnh vực chính, không có giải pháp gì để cải thiện tình hình mà chỉ biết yêu cầu tăng giá điện, đồng thời gây áp lực với Chính phủ bằng cách cắt điện triền miên, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản suất và tiêu dùng trong nước. Nói đi nói lại vẫn xoay quanh vấn đề EVN đang bị lỗ, cần tăng giá, nếu không tăng giá thì sẽ cắt điện.

 

EVN đã và đang thực hiện cắt điện để "dằn mặt". Trong khi đó, ngành điện vẫn có tiền đầu tư sang các lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn. Ông Hưng cho rằng, đó là để lấy ngắn nuôi dài vì ngành điện lỗ nhiều quá. Ông cho nhân viên đi bán bóng đèn làm gì trong khi có nơi cả tháng không có được một buổi có điện vào buổi tối, hơn nữa việc cắt điện đâu có hoàn toàn bởi lý do thiếu điện thực sự. Chung quy cũng tại độc quyền mà ra, ngành điện muốn hét giá bao nhiêu, người dân phải trả bấy nhiêu, có ai chứng minh được họ đang lỗ hay đang lãi. Cứ nhìn vào mức sống của CBCNV ngành điện thì biết, nếu lỗ mà được như họ thì ngành nào cũng chỉ muốn lỗ. Nguyễn Minh Đức, Hưng Yên, email: minhdwc523@...
 

EVN cần phải đảm bảo mục tiêu chính

 

"Tôi thất vọng vì câu trả lời của quan chức ngành điện. Ngành điện hãy làm tốt việc được giao đi, đặc biệt phải dự báo kế hoạch tiêu dùng điện với sản xuất điện, đừng đổ lỗi cho khách hàng", ý kiến của bạn Hồ Ngọc, Lào Cai, email: Pctrien@...
EVN là một tập đoàn kinh tế như mọi tập đoàn kinh tế khác của đất nước. Trong công cuộc đổi mới với mục tiêu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, thì EVN được coi là một tập đoàn kinh tế “mũi nhọn”, do đó vai trò, vị trí của EVN cũng phải được đặt đúng tầm khi xem xét.

 

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng, đã là một tập đoàn kinh tế, trong nền kinh tế thị trường nói chung, thì việc kinh doanh đa ngành và hướng tới mục tiêu hiệu quả là một tất yếu. Tuy nhiên, ở đây, EVN lại giữ một “sứ mệnh” là một tập đoàn kinh tế trọng điểm của một nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì mục tiêu hiệu quả không chỉ thuần tuý là hiệu quả kinh tế, mà phải góp phần tạo ra nguồn sức mạnh để bảo vệ sự bền vững của chế độ tốt đẹp, và hướng tới một tương lai tuơi sáng: Chủ nghĩa xã hội.

 

Như vậy, việc đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của EVN không thể là vấn đề tự quyết của tập đoàn, mà phải tầm Chính phủ. Theo đó, hiệu quả kinh doanh thực sự của tập đoàn EVN, phải là sự bảo toàn, phát triển vốn (tiền, cơ sở vật chất) của nhân dân, mà Đảng và Chính phủ là đại diện giao cho tập đoàn. Nhiệm vụ chính của tập đoàn là đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định nguồn điện với giá cả hợp lý cho mọi đối tượng khách hàng. Việc dùng nguồn vốn của nhân dân vào kinh doanh ngân hàng, kinh doanh bất động sản như cách giải thích để “lấy ngắn nuôi dài” của đại diện EVN là chưa có sức thuyết phục. Cần phải có một cơ chế quản lý, giám sát và kiểm toán thực sự minh bạch thì lời giải thích trên mới có ý nghĩa. Nguyễn Tất Thành, Trần Đại Nghĩa, BK, Hà Nội, email: xuanson5@...
 

EVN đầu tư bất động sản, ngân hàng, viễn thông, trong khi đó thì năm nào cũng phải cắt điện luân phiên. Từng đấy lĩnh vực, từng đấy công ty thì ban lãnh đạo tập đoàn EVN còn có thời gian đâu mà quan tâm đến điện nữa. Không thể hiểu nổi. HVK, BK, Hà Nội

 

Tốc độ tăng nhu cầu điện sẽ là rất cao ở bất kỳ nước đang phát triển nào có chỉ số tăng GDP cao. Là một cán bộ ngành điện, không thể nào nói việc dự báo nhu cầu là khó khăn. Tình trạng thiếu điện không chỉ diễn ra cách đây một vài năm mà cũng đã đến cả gần chục năm, đủ thời gian để xây nhiều nhà máy mới. Ngành điện nên học ngành Bưu chính Viễn thông, đầu tư cơ sở hạ tầng thật tốt ngay từ đầu, mặc dù rất tốn kém để nó có thể đi trước đón đầu với sự phát triển của đất nước chứ không phải đầu tư cầm chừng, tiết kiệm chỗ này để rồi mang tiền còn thừa đó đầu tư ở ngành khác kiếm lời cao hơn đổi lấy cái gọi là "lấy ngắn nuôi dài". Đó là cái nhìn thiển cận và nguy hiểm cho đất nước. Lê Minh, email: leminh2008@...

Tại dân?


Tôi không đồng ý với lý lẽ thiếu điện là do nhân dân. Xét trên khía cạnh nhiệm vụ chính trị thì ngành điện đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được xác định là ngành công nghiệp quan trọng, được bảo hộ nhưng ngành điện chưa xứng đáng với kỳ vọng.

 

Với tư cách một doanh nghiệp nhà nước thì ngành điện phải biết sản phẩm của mình là đầu vào của hầu hết các ngành công nghiệp và phải có nghĩa vụ dự đoán mức độ tăng nhu cầu trong từng thời điểm để có kế hoạch phát triển phù hợp. Việc không dự đoán được nhu cầu cũng là một yếu kém của ngành điện và không thể đổ lỗi tại thị trường.

 

Bên cạnh đó, một lý do lớn làm thiếu hụt điện là việc thực thi công chậm các dự án xây dựng nhà máy điện. Việc cắt điện đôi khi tiến hành không có kế hoạch gây lãng phí cho toàn xã hội. Nhiều đơn vị tiến hành một quy trình sản xuất yêu cầu phải liên tục trọng một quãng thời gian dài, việc cắt điện không báo trước làm hỏng cả lô nguyên liệu đầu vào thì thất thoát này do ai chịu (hiện tượng này là có thực ngay tại các khu công nghiệp của Hà Nội)?

 

Xét trên mỗi quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm thì ngành điện là một đối tác tồi. Chẳng có nhà sản xuất nào trên thế giới lại kêu ca khi nhu cầu sản phẩm của mình tăng cao. Khi tôi kiếm ra tiền, tôi phải được quyền nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, tôi mua điều hòa, tủ lạnh là quyền của tôi. Tôi là khách hàng, tôi trả tiền đầy đủ, nhưng ngành điện không cung cấp sản phẩm cho tôi theo đúng yêu cầu thì sai thuộc về ai.

 

Thêm nữa, tôi không đồng ý việc nhìn sang Trung Quốc như một tiêu chuẩn theo kiểu TQ làm thế thì mình làm kém một chút là tốt rồi. Tất nhiên thời điểm này, mình đang kém hơn TQ, nhưng đó là thực tại, chứ không được coi đó là hiển nhiên. Email: pnctus@...

 


 

Quan điểm của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>