221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1054285
Không thể kéo dài tình trạng cắt điện
1
Article
null
Không thể kéo dài tình trạng cắt điện
,

 - Việc cắt điện ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Rất nhiều độc giả đã nêu câu hỏi liệu EVN cũng như cơ quan quản lý Nhà nước đã có chính sách gì trong thời gian trước mắt và trong 5-10 năm tới hay cứ mỗi một năm thì thời gian cắt điện lại tăng lên?

 

Tiết kiệm điện: Chưa có biện pháp hướng dẫn cụ thể


matdien

Không thể kéo dài tình trạng mất điện. Ảnh: look.yeah1.com

Từ lâu, tôi đã rất quan tâm đến việc tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là điện năng. Nhờ áp dụng nhiều giải pháp về quản lý, công nghệ mà chúng tôi đã giảm được trên 20% điện năng tiêu thụ trên tấn sản phẩm. Qua quá trình thực hiện các giải pháp, tôi nhận thấy: Nhà nước chưa có các hướng dẫn cụ thể, chưa có các lớp đào tạo cụ thể cho các hộ tiêu thụ điện trọng điểm, trong khi ban hành luật, văn bản tiết kiệm điện thì lại chung chung, nặng về áp đặt ý muốn chủ quan của người cầm quyền.

 

Các lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức được tính đúng đắn của việc giảm tiêu thụ năng lượng. Họ thường đổ tại thiếu vốn, tại công nghệ lạc hậu... trong khi đó các giải pháp tiết kiệm năng lượng thường có thời gian thu hồi vốn ít hơn 24 tháng.

 

Lãnh đạo EVN thay vì cùng tìm các giải pháp tiết kiệm điện thì lại đi tiết giảm tức là cắt điện, các giải pháp EVN đưa ra năm nào cũng chỉ là thắp bóng compact chứ không có một hướng dẫn nào khác về sử dụng điện hiệu quả.

 

Bản thân người dân cũng tự làm mình phải tăng tiêu thụ điện, giảm sức khoẻ khi xây nhà ống, thiết kế nhà không phù hợp dẫn đến thắp điện chiếu sáng 24/24, phải bật điều hoà khi ngoài trời mới 23, 24 độ. Tôi nghĩ nên lập riêng một diễn đàn về tiết kiệm nhiên liệu và phổ biến các giải pháp đó cho mọi người. Nguyễn Khắc Đức, Nhà máy Xi măng Lưu Xá, email: khacduc23@...

 

Thay vì phải cắt điện để dự trữ hoặc tuyên truyền mỗi hộ dân tắt 1 bóng điện xây được 1.000 trường học... thì sao chúng ta không khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mặt trời. Mỗi hộ dân mà có 1 tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà thôi là cũng đã giảm bớt đáng kể lượng điện tiêu thụ của EVN rồi. Nếu mọi nhà cùng dùng pin mặt trời thì có khi không cần xây thêm nhà máy điện. Vì chuyện thiếu điện dự trữ cho mùa hè là thường xuyên xảy ra nên việc sử dụng pin mặt trời vào mùa hè là rất khả thi. Tôi chỉ thấy 2 hạn chế sử dụng pin mặt trời ở nước ta là mùa đông và mùa xuân thì hơi ít ánh nắng. Nhưng đó chưa phải là hạn chế lớn nhất mà hạn chế lớn ở đây là chưa thấy tấm pin mặt trời được bán rộng rãi trên thị trường, giá cả thế nào cũng không hay mà chỉ nghe nói tấm pin năng lượng mặt trời đã từng được cấp cho các hộ vùng sâu vùng xa. Vậy thành thị và nông thôn, diện tích không gian trên mái nhà rất nhiều sao lại không tận dụng. Tôi đóng góp ý kiến này rất mong sẽ có 1 giải pháp tốt về điện ở nước ta. Ngô Thanh Nghĩa, Ninh Giang, Hải Dương, email: nghiait8x@...

 

Thiếu điện ngay cả lúc... có điện!

 

Rất nhiều bạn bè tôi từ nước ngoài về thăm quê hương đều rất ngỡ ngàng về tình trạng mất điện đột xuất ở Việt Nam, cái mà ở bên xứ họ không hề xảy ra hoặc rất hiếm khi gặp. Một vấn đề nữa đó là điện áp, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng mà ít người để ý vì chắc ít ai rảnh để ngồi quan sát ổn áp trong nhà mình liên tục. Tôi đã phải đầu tư mua một ổn áp 10 kVA có giá thị trường hơn 3 triệu đồng mà điện áp trong nhà có khi chưa đạt được 200 volt. Nếu có ai đó làm một thống kê xem trong một năm có bao nhiêu thiết bị điện cao cấp bị hư hỏng do nguồn điện và điện áp không ổn định thì tôi tin chắc con số đó không phải là nhỏ. Thực tế tôi thấy hiện nay đã có người bán đồng nát hỏi mua cả ổ cứng máy vi tính hỏng! Dễ hiểu thôi vì nguyên nhân chính làm cho thiết bị này hỏng là do sự không ổn định của dòng điện. Võ Đăng Thạch, Trần Phú, Q.5, TP.HCM, email: hoangthachnw@...
 

Cắt điện gây ảnh hưởng sản xuất, kéo lùi sự phát triển

Trong tháng 3 vừa rồi, EVN đã thực hiện cắt rất nhiều điện trong địa bàn cả nước, trong khi chưa tới mùa khô hanh. Vậy tại sao lại có tình trạng thiếu điện nghiêm trọng như vậy? Việc cắt điện ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy EVN cũng như cơ quan quản lý nhà nước đã có chính sách gì trong thời gian trước mắt và trong 5-10 năm tới hay chưa. Hay là cứ mỗi một năm thì thời gian cắt điện lại tăng lên. Ví dụ như năm nay, mỗi ngày cắt 3-4 tiếng, sang năm 2009 mỗi ngày lại cắt điện 8-10 tiếng. Theo tôi, những nhà hoạch định chính sách cần có một giải pháp dài hạn, có kế hoạch phát triển chứ không thể để tình trạng cắt điện làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất như hiện nay. Nguyễn Duy Hiếu, Hà Nội, email: hieund84@...

Tôi rất đồng tình với những ý kiến trên, thiết nghĩ việc cắt điện tại Hà Nội cũng đã rất ảnh hưởng đến việc sản xuất, thực tế các hộ sản xuất, công ty nhỏ lại nằm trong khu vực dùng điện sinh hoạt, việc cắt điện sẽ làm đình trệ sản xuất, nhưng vẫn phải trả tiền thuê nhà, thuê công nhân viên, nợ ngân hàng tính từng ngày, ngay cả phương án tính đến mua máy phát điện và xăng, dầu chạy máy cũng rất tốn kém chưa kể việc chậm tiến độ, ảnh hưởng đến uy tín... Đấy là tại Hà Nội, còn khu vực nông thôn, tỉnh lẻ, thời gian cắt điện từ 7,8h sáng đến 10h tối thì việc sản xuất làm sao có thể diễn ra trong thời điểm mọi thứ đều đắt đỏ. Hay là EVN nghĩ rằng các tỉnh chỉ đơn thuần làm nghề nông, không cần đến điện. Một nước đi lên công nghiệp hoá mà không có điện sản xuất thì sao trở thành đất nước CN được. Khắp nơi đều xây dựng nhà máy thủy điện, thế nhưng tình trạng thiếu điện càng tỏ ra trầm trọng hơn. An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của các nước phát triển nhưng thật sự bị coi nhẹ tại nước ta. Quang Trung, Hoàng Mai, Hà Nội
 

Những người có trách nhiệm và am hiểu về thực tế của ngành điện cần có ý kiến định hướng dư luận xã hội về nguyên nhân chính của việc thiếu điện. Tôi nghĩ, biện pháp tốt nhất có thể hiện nay để giảm tình trạng thiếu điện là tiết kiệm điện. Nguyên nhân gây thiếu điện thì có nhiều nhưng quan trọng nhất là chính người tiêu dùng chưa coi trọng và tiết kiệm điện và cũng chưa hiểu thấu đáo về thị trường điện cạnh tranh. Giao Chỉ, Hà Nội, email: Mạnh-23450@...

Tại sao khi đất nước đang trong thời kỳ hội nhập, khoa học không ngừng phát triển mà điện thường xuyên bị cắt? Đây có phải là mục tiêu của ngành điện đang ép người tiêu dùng để nâng giá điện?! Mặc dù so với giá điện thế giới và trong khu vực Đông Nam Á thì giá điện trong nước hiện đang cao hơn khu vực. Nguyễn Thị Hà, Nam Định, email: Nguyendinhde2007@...

Việc thiếu điện nghiêm trọng trong những năm gần đây đã cho thấy sự bất cập trong công tác hoạch định. Khi đặt ra mục tiêu phát triển cho cả nền kinh tế thì phải tính đến luôn cả nhu cầu năng lượng. Vì muốn phát triển sản xuất mà thiếu năng lượng thì coi như có xe máy mà không có xăng, không có xăng thì làm sao xe chạy được. Tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong khi nguồn cung điện không tăng kịp với nhu cầu. Một số dự án đang triển khai nhưng phải vài năm nữa mới đi vào hoạt động, từ đây cho đến lúc đó thì nhu cầu điện đã tăng lên nhiều lần. Thiết nghĩ, việc cung cấp điện không nên duy trì độc quyền như hiện nay. Đồng ý điện là mặt hàng chiến lược, Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ, nhưng không vì thế mà EVN độc quyền cung cấp điện. Nếu Nhà nước có chính sách, quy định pháp luật rõ ràng thì vẫn có thể cho tư nhân hay nước ngoài tham gia vào cung cấp điện. Việc cho tư nhân tham gia vào ngành điện nếu được quản lý tốt thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, tiết kiệm tiền bạc và giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Minh Tuấn, email: minhtuan10vn@...
 

Ý kiến của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,