221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1050081
Để tạo sự đồng thuận cùng chính phủ chống lạm phát
1
Article
null
Để tạo sự đồng thuận cùng chính phủ chống lạm phát
,

 - Những đánh giá về lạm phát cùng những nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát của Thủ tướng Chính phủ nhận được nhiều sự đồng tình từ phía bạn đọc. Đã có nhiều ý kiến gửi về để chia sẻ với những vấn đề mà Thủ tướng đã đề cập cũng như nêu những đề xuất, góp ý nhằm ổn định kinh tế và tăng trưởng bền vững.

 

lamphat

Chính phủ đã thống nhất nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình hiện nay là phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

 

"Tôi tâm đắc với bài viết này"

 

Bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích tình hình kinh tế đất nước một cách nghiêm túc. Tôi thấy mình được củng cố lòng tin vào trí tuệ, nhận thức và hành xử của người đứng đầu Chính phủ. Tôi tâm đắc với các giải pháp cấp bách (giảm lượng cung tiền), lâu dài (giải phóng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, cắt giảm đầu tư không hiệu quả...). Tôi mong Thủ tướng cùng các cấp chính quyền, cùng toàn thể nhân dân, doanh nghiệp thực hiện tốt các điểm này. Nếu làm được như vậy, thì hết mưa trời lại sáng, hơn thế nữa, qua việc nâng cao năng lực của chính mình bằng cách tiết kiệm, đầu tư thông minh hơn, chỉ đạo điều hành thông minh hơn, chúng ta sẽ nâng chúng ta lên một tầm mới. Các cụ bảo "cái khó ló cái khôn" là vậy. Trương Thanh Sơn, Hải Dương, email: tson1966@...

Bài viết của Thủ tướng thu hút sự chú ý của nhiều người. Hiện giờ, trên thế giới đang xảy ra tình trạng chiến tranh giá cả và tài chính. Nếu tự túc đủ được lương thực thì đất nước sẽ không hỗn loạn vì đói. Thời tiết: Cần phải đoán sớm và chính xác nếu có thể để bảo vệ mùa màng. Bệnh dịch: Nếu có được thú y  giúp nâng cao kiến thức nuôi gia súc, cá, tôm cho dân thì chúng đỡ bị chết. Nuôi 1 con thì dễ nhưng nuôi 100.000 con thì dễ bị bệnh lắm. Cần nhất là chỗ nuôi sạch sẽ vì phân của chúng có rất nhiều mầm bệnh. Phải có công thức dọn dẹp hằng ngày. Cần phải bổ sung kiến thức chuyên nghiệp cho mọi tầng lớp. Nuôi gia súc thì bổ sung kiến thức gia súc. Làm du lịch thì bổ sung kiến thức du lịch. Đánh cá thì bổ sung về biển và hệ thống thông tin về thời tiết để bảo đảm tàu bè. Nguyên, Hà Nội

 

Là người dân VN chúng tôi rất thông cảm với Chính phủ trong những ngày tháng khó khăn này của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi cũng nhận thấy sự quyết tâm của Thủ tuớng cùng với toàn Đảng, toàn dân vượt qua những khó khăn trước mắt. Mong Thủ tướng  lãnh đạo Chính phủ  có những quyết sách đúng đắn chống lạm phát. Lưu Kim Nhung, TP.HCM, email: bacsinhung@...

 

Cháu tin vào bác và càng tin tưởng hơn khi bác có bài viết để vực lại niềm tin trong cháu và cho hơn 80 triệu dân Việt. Mong rằng bằng ý chí và quyết tâm, nhân dân ta sẽ vượt qua được thời kì này. Vũ Linh, HCM

 

Nên có những biện pháp để khống chế giá cả vô lý

 

Tôi rất phấn khởi thấy rằng vừa qua Chính phủ đã có những biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế lạm phát và giá cả leo thang như tăng lãi xuất tiền gửi để thu hút tiền trong nhân dân vào ngân hàng rút bớt tiền trong lưu thông, trong khi đó vì lãi xuất tiền gửi cao thì cho vay phải cao do vậy đã hạn chế cho vay đầu tư, điều này phần nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về kinh tế nhưng Chính phủ đã ưu tiên việc chống tăng giá là hàng đầu. Từ việc tăng lãi xuất tiền gửi làm cho hạ nhiệt giá vàng và giá bất động sản, dẫn đến làm tăng giá trị của đồng VN lên.

 

 Qua cơn khủng hoảng về tiền tệ về giá cả dẫn đến thị trường Chứng khoán bị ảm đạm, hạn chế việc huy động vốn qua kênh này, các Doanh nghiệp tạm ngừng phát hành cổ phiếu hoặc đưa lên sàn giao dịch. Nhưng tôi tin rằng trong thời gian tới thị trường chứng khoán sẽ quay trở lại sau cơn khủng hoảng vừa qua.
Trên thực tế tôi thấy có một số mặt hàng vật liệu xây dựng tăng quá cao , lý do không phải do chi phí sản xuất cao mà do tâm lý và đầu cơ của một số ngành hàng. Ví dụ giá gạch chỉ đỏ tăng gấp 4 lần, giá sắt thép tăng 2 lần trong khi giá tiêu dùng tăng trung bình khoảng 1,5 lần, tiền lương tăng 1,3 lần. Từ chỗ giá vật liệu xây dựng tăng cao tâm lý người bán các hàng khác cũng kiếm cớ tăng cao, gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Thiết nghĩ Nhà nước nên có những biện pháp để khống chế giá cả vô lý của một số mặt hàng nhất định để từ đó bình ổn được giá cả của đại đa số những mặt hàng thiết yếu khác. Mặt khác song song với những biện pháp về tiền tệ về chống nhập siêu, khống chế giá cả những mặt hàng của các doanh nghiệp nhà nước như Xăng dầu, điện, Than .v.v. Nhà nước nên có biện pháp tác động tâm lý đối với toàn thị trường và người tiêu dùng. Những mặt hàng nào có nhu cầu chưa thật cần thiết hãy dừng lại chờ giá đi xuống ví dụ như giá vật liệu xây dựng, những công trình nào của Nhà nước chưa thật cần thiết có thể tạm dừng đầu tư xây dựng.
Nguyen Van Dien
Dia chi: 55 Nguyen van cu TP Ha Long-Q.Ninh
Email:
Diennv.PJICO@petrolimex.com.vn

 

Một vài kiến nghị, đề xuất

 

H.T, Hà Nội: Quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đầu tư và chi tiêu công. Phải có cơ chế điều hành quản lý vĩ mô nhạy bén, đủ thẩm quyền, hiệu quả. Điều hành rất kiên quyết, quyết liệt, minh bạch, trách nhiệm rất rõ ràng, quyết định, kết luận xử lý công khai ngay tạo niềm tin thực tế.

 

Nguyễn Đăng San, Hạ Long, Quảng Ninh, email: dangsanhalongtpn@...: Chống lạm phát trên cơ sở Chính phủ phải chỉ đạo sản xuất một cách sát sao và đưa lên hàng số 1: Chỉ đạo ngân hàng cho vay sản xuất, ngừng cho vay thị trường chứng khoán và bất động sản. Chỉ đạo các cơ quan công quyền tại địa phương tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất. Bãi bỏ một số giấy tờ phụ. Hiện tại, nói một cửa giải quyết trong phạm vi 15 - 30 ngày nhưng thực tế, doanh nghiệp nào xin bất cứ một loại thủ tục gì liên quan đến các sở: Công thương, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng nhanh nhất cũng tới 3 tháng, thường sau khi được UB Tỉnh phê duyệt không dưới 6 tháng. Các cơ sở trực tiếp sản xuất không được chú trọng mà chỉ quan tâm tới dịch vụ, đây là một nguy cơ rất nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước.
 

Mạnh Cường, Hà Nội, email: mothayem2001@...: Cần rà soát hệ thống quản lý Nhà nước. Ngoài những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến nền kinh tế khó khăn. Phải rà soát hàng loạt các biện pháp của các bộ ngành đã đưa ra xem có phù hợp thực tế, có ở dạng "lửa cháy đổ dầu thêm" không? Kiểm điểm và cần thiết quy trách nhiệm, miễn nhiệm các vị trí lãnh đạo các bộ ngành yếu kém trong trình độ và kiến thức quản lý đã gây ra khó khăn thêm cho nền kinh tế, nên tuyển dụng nhân tài kể cả thuê người làm quản lý các ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tiền tệ... Đây sẽ là giải pháp tốt nhất sinh ra các giải pháp khác để đạt được các mục tiêu của chính phủ đề ra. Có mục tiêu nhưng phải có giải pháp thực hiện.
 

Vinh Phuc, email: phuc_dn@...: Hoan hô quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, lúc này là lúc phải chỉ rõ ra những công việc cụ thể cần làm ngay. Đề nghị: 1. Tổ chức chuyên mục thời sự: Những việc cần làm ngay để kiềm chế lạm phát. Tôi cho rằng VietNamNet có đủ khả năng để làm việc này một cách tốt nhất. 2. Thắt chặt tiền tệ là chủ trương đúng, nhưng sẽ không hiệu quả nếu không gắn liền với kiểm soát chặt chẽ hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống NHTM.

 

Tôi có một số đề nghị sau:

- Có chế tài kiên quyết đối với các ngân hàng vi phạm kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh khoản.

 

- Đề ra lộ trình nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng, không thể có ngân hàng trong thời hội nhập mà vốn liếng chỉ vài ngàn tỷ đồng VN. Thông qua đó thực hiện sàng lọc, hợp nhất, củng cố thực lực lại hệ thống NH vốn đã quá manh mún và yếu kém về quản trị, nhất là quản trị chiến lược và quản trị rủi ro.

 

- Giúp đỡ ngay những người bị tác động mạnh bởi lạm phát cao, trước hết là nông ngư lâm nghiệp, dân nghèo bằng cách trợ giá, trợ vốn, trợ lãi suất, trợ phí bảo hiểm y tế, phí cho cái ăn học... Trợ cấp phải thông qua phương thức trực tiếp, không qua tổ chức trung gian, rất dễ bị tham nhũng. Một kinh nghiệm hay cần học tập từ cách trợ giúp lãi suất mà Công đồng EC trước đây đã phổ biến tại VN khi thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho người hồi hương: Đó là người vay sẽ được giảm 50% lãi suất sau khi thực hiện đủ cam kết thanh toán nợ và gốc đến hạn. Bãi bỏ nhanh chóng các loại phí lệ phí do các cấp địa phương đặt ra sai quy định và nghiêm trị những chủ trương thu phí đối với nông dân sai quy định.

 

- Tiết kiệm phải trở thành quốc sách và phải thực hiện ngay từ cấp Trung ương để làm gương, cụ thể: Đình hoãn ngay các công trình kém hiệu quả, phô trương hình thức, chưa cần thiết.

 

Thế Huy: Tôi rất tán thành những chủ trương của Chính phủ, của Đảng đề ra về phát triển kinh tế. Nhưng có một điều tôi hơi băn khoăn là "tại sao phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng". Theo cá nhân tôi thì chỉ tiêu là cái mốc chúng ta đặt ra, cố gắng phấn đấu đạt. Nhưng nếu không đạt được thì chúng ta sẽ phân tích vì sao và rút kinh nghiệm cho những chỉ tiêu sau. Chứ nếu hạ chỉ tiêu để cho đạt thì có nên?. Nhân dân cần đời sống nâng cao. Chính phủ cần đất nước phát triển thì khi nếu chúng ta đồng lòng cố gắng mà vẫn không đạt được chỉ tiêu thì ai cũng hiểu được nguyên nhân từ đâu và chẳng hề phê phán. Đạt bằng cách hạ chuẩn thì nên không?

 

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,
;