221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1023490
Đào tạo tiến sĩ: Chất lượng phụ thuộc vào người hướng dẫn?
1
Article
null
Đào tạo tiến sĩ: Chất lượng phụ thuộc vào người hướng dẫn?
,

(VietNamNet) - Nâng cao chất lượng đào tạo nói chung cũng như nâng cao chất lượng đào tạo TS nói riêng cần được thực hiện đồng bộ ở các khâu, các ngành và các cấp. Việc viết báo có trọng lượng khoa học và uy tín để được đăng phụ thuộc nhiều vào người hướng dẫn. Thế nhưng các GS và PGS  hiện nay còn nhiều người yếu về ngoại ngữ và hình như còn thiếu "bài báo quốc tế".

 

s

Tại hội nghị hiệu trưởng tháng 8/2006, Hiệu trưởng trường ĐH Đà Nẵng Bùi Văn Ga bức xúc: "Ở các nước, người ta tập trung đào tạo 3 năm ròng rã còn chưa được, trong khi ở ta chỉ đào tạo theo bán thời gian thì làm sao có chất lượng?". (Ảnh: Hải Châu)

 

Xu thế chung là hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều qui định có bài báo đối với NCS, nên để theo kịp, chúng ta phải làm chặt khâu này. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên giới hạn ở một số tạp chí hoặc ở một mức nào đó (thông thường các tạp chí có thang điểm chuẩn riêng) để phù hợp với Việt Nam. Tôi chắc chắn nếu qui định này được áp dụng thì có đến quá nửa NCS hiện tại không đáp ứng được nhu cầu này, tuy nhiên Bộ GD đã mạnh tay với kì thi THPT thì đây cũng chính là phần tiếp theo của việc chống bệnh thành tích và tiêu cực.

 

Tôi đồng ý với một số ý kiến  về việc khó khăn khi viết và đăng trên tạp chí thế giới, tuy nhiên, nếu khó mà không làm thì chúng ta sẽ không bao giờ đi lên được. Về vấn đề này tôi xin có mấy ý kiến như sau:

 

Việc viết báo có trọng lượng khoa học và uy tín để được đăng phụ thuộc nhiều vào người hướng dẫn.

 

 Hiện nay, các GS và PGS của Việt Nam còn nhiều người yếu về ngoại ngữ và trình độ cũng như còn thiếu các bài báo quốc tế... Thực tế nhìn lại, cách phong học hàm PGS và GS nước ta chẳng giống ai cả, các công trình khoa học không được phân theo thang chuẩn, đánh đồng cả tạp chí thế giới bằng với tạp chí của một trường hoặc một cơ quan nào đó của Việt Nam. Dẫn đến việc nhiều tiến sỹ học ở nước ngoài về có nhiều công trình đăng trên các tạp chí uy tín thì lại không được phong học hàm vì trẻ quá. Vì vậy nên thế giới ít biết đến GS hay PGS của nước ta, nếu không tin, các bạn đưa danh mục PGS và GS nước ta lên mạng search xem có công trình nào? Chính vì vậy, Hội đồng phong GS Nhà nước cần có những thay đổi để phù hợp với xu thế của thế giới. Nếu không chúng ta lại vừa đá bóng vừa thổi còi.

 

Chi phí cho NCS trong nước hiện còn thấp, đặc biệt những hỗ trợ cho NCS đi học, tôi biết rất nhiều cơ quan trong nước của Việt Nam cử cán bộ trẻ đi học NCS chỉ với hỗ trợ lương 1 triệu đồng / tháng để sinh hoạt và học tập tại các thành phố lớn. Chúng ta đau lòng khi thấy hiện trạng này. Nếu như có những may mắn, chúng ta có những TS kiểu này bảo vệ luận án  có chất lượng thì cũng ốm yếu về thể xác mà thôi. Tôi nghĩ Bộ GD nên điều tra vấn đề này thật kỹ để kết hợp với các bộ, ngành khác cùng tìm cách giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho NCS trong nước để họ sống được và chuyên tâm vào công tác nghiên cứu (đặc biệt là cán bộ trẻ). Hiện trạng hiện nay là rất nhiều NCS chọn phương thức đào tạo không tập trung để tranh thủ kiếm sống, hoặc lại chân trong chân ngoài. Đó cũng chính là lý do khiến công trình của NCS Việt Nam có hàm lượng khoa học thấp.

 

Nên đặt một chuẩn mực ngoại ngữ với NCS trước khi bảo vệ. Chuẩn mực ở đây là chuẩn quốc tế, ví dụ như tiếng Anh là TOEFL… Tất nhiên, chúng ta cũng nên xem xét với từng ngành cụ thể. Chúng ta đảm bảo rằng, TS trong nước sau khi tốt nghiệp sẽ vẫn có thể hướng dẫn NCS và viết bài báo quốc tế.

  • Vân Nam, Hà Nội, email: ngo.anhquan@...

Bạn có đồng ý với quan điểm trên?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,