(VietNamNet) - Vụ việc cô giáo nổi giận tát học sinh lớp 3, rồi vụ thầy giáo dùng thước kim loại đánh học trò, mới đây nhất là vụ bé Trân ngừng thở tại nhà trẻ do cô giáo dùng băng keo dán miệng đã khiến rất nhiều độc giả bất bình. Nhiều ý kiến đề nghị cần phải xử lý nghiêm những trường hợp này để làm gương và đây là những hành động thiếu giáo dục của những con người đang ngày ngày đứng lớp.
>> Thầy giáo dùng thước kim loại... phang học trò!
>> Vụ bé Trân ngừng thở tại nhà trẻ: Công an vào cuộc...
>> Trẻ khóc, cô giáo dùng băng keo dán miệng?
>> Cô giáo nổi giận tát học sinh lớp 3!
Người mẹ thứ 2?
Thảo, cô Hiệu phó và cô Quỳnh Anh (áo đen) tại trụ sở công an.
Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. Mỗi người trong xã hội này ai không từng được học mẫu giáo, và đó là những bước chân đầu tiên, chập chững bước vào môi trường học vấn. Có thể nói, cô giáo mầm non là người đầu tiên mà mỗi cô bé, cậu bé ước mơ đến. Nhất là những cô bé, các em coi cô giáo như một vị thần vừa thân thiết gần gũi và đáng kính... Vậy mà cô giáo của trường Thiên Thơ làm vậy, không biết cô nghĩ sao? Một chồi non nhỏ bé vậy mà cô lại có cách dạy dỗ "hay" vậy sao? Lương tâm của một người mẹ, người cô "buộc" cô phải làm thế để các em ngoan ngoãn hơn sao?
Đọc xong bài viết, em thấy buồn cho một bộ phận giáo viên. "Nghề giáo là một nghề cao cả trong tất cả các nghề" mỗi một nhà giáo là một người chèo đò đưa các em đi đến những cái đích, bến bờ tri thức. Vậy nhưng thực tế có 1 số trong đại bộ phận giáo viên bây giờ có suy nghĩ lệch lạc, coi đó như một nghề kiếm cơm chứ không còn là một trách nhiệm, và tình yêu nghề nghiệp. Em muốn gửi lời nhắn nhủ đến toàn thể giáo viên trường mầm non Thiên Thơ, cần xem lại cách dạy của mình và có trách nhiệm với việc đã xảy ra, nhất là giáo viên giảng dạy em Trân. Mong em Trân sẽ sớm hồi phục để tiếp tục là nguồn vui, nguồn cổ vũ của cha mẹ. Riêng với cô giáo đó nên xem lại tư cách nghề nghiệp của mình. Phạm Thị Bích Huệ, Đà Nẵng, email: tocnausunsilk291dn@...
Hình ảnh "cô giáo như mẹ hiền" nên hiểu như thế nào?
Đọc bài viết "trẻ khóc..." tôi không khỏi bàng hoàng, tự hỏi: Hàng ngày, các cô giáo mầm non vẫn thương dạy học trò của mình bài hát "cô và mẹ" không biết "người cô" ở trường tư thục Thiên Thơ có "thuộc" và sẽ phải dạy có các "con" của mình như thế nào? Bài hát này có rất nhiều ý nghĩa, vừa có ý nghĩa dạy trò, vừa có ý nghĩa dạy thầy. Liệu người "cô" này có biết ý nghĩa của lời dạy? Tôi thấy buồn và đau lòng cho "đồng nghiệp" của mình quá. Không biết người dân sẽ hiểu như thế nào về hình ảnh người mẹ ở trường của con em mình? Bùi Thị Hiền, GV Trường THPT Trịnh Hoài Đức, email: buithi_hien93@...
Lương tâm và trách nhiệm
Vấn đề không phải là hỗ trợ về tiền bạc mà cái quan trọng là lương tâm và trách nhiệm của các cô giáo dạy trẻ, thế thôi. Đấy cũng là hình thức bạo hành đối với trẻ thơ chẳng những gây án mạng mà còn làm tổn thương cả 1 thế hệ trẻ sau này. Vì đó là con em tương lai của đất nước. Yêu cầu hình thức xử phạt thích đáng cho những người không còn nhân tính và lương tâm đối với trẻ thơ, và cũng để làm gương cho những kẻ khác. Khi nghe tin này tôi rất bức xúc. Phạm Thị Tường Vy, Tuy Hoà
Có lẽ cô giáo xem nhiều phim xã hội đen nên học được cách dán băng keo miệng để khống chế bé. Nhưng bé chỉ mới 18 tháng tuổi. Dù ba mẹ bé có lặng thinh nhưng đây là vụ án hình sự, đã cố ý dùng nhục hình. Nếu chỉ.. thăm hỏi, bồi thường, xin lỗi, e rằng các cháu nhỏ đi nhà trẻ sẽ tiếp tục bị cô giáo làm mọi cách cho... nín khóc, thì còn gì là sự an toàn cho tất cả các bé đi nhà trẻ. Đây là nhục hình. Xử sao đây? Nguyễn Thị Miu Miu, Sông Bé, email: mymiumiu2007@...
Đề nghị xử lý thật nghiêm
Tôi cũng có con nhỏ đang tầm tuổi đi nhà trẻ nên sau khi xin tin này, tôi rất sốc. Đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ và đưa ra pháp luật xử lý nghiêm. Hoàng Văn Tuấn, Hoà Bình, email: Maihuyentuan@...
Thưa Quý báo, tôi nghĩ cần nghiêm khắc, có hình thức kỷ luật đối với giáo viên này để làm gương cho người khác. Trẻ em như búp trên cành, chúng ta cần nâng niu, tôi cũng đang nuôi con nhỏ, tôi thấy chỉ khi nào chúng có vấn đề mới quấy khóc chứ không chúng rất đáng yêu. Nếu không nghiêm trị thì các bà mẹ không dám đưa con đến nhà trẻ. Lê Thị Kim Soa, Lê Hồng Phong, Vinh, email: lekimsoa@...
Cần xem lại các hoạt động của nhà trẻ
Cháu Bảo Trân được chăm sóc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. (Ảnh NLĐ)
Qua nhiều sự kiện trẻ em bị đánh, bị hành hạ ở trường học, tôi nhận thấy chất lượng giáo dục của các trường cần được các ban ngành kiểm tra, rà soát lại triệt để hơn, đòi hỏi những người làm nghề giáo dục phải có trình độ chuyên môn, không thể xem nhẹ việc giáo dục trẻ em ở cấp mẫu giáo vì đây là cái nôi phát triển của các em sau này. Các trường tư thục cũng như công lập cần được cập nhập chuyên môn về giáo dục trẻ nhỏ và cách chăm sóc. Theo tôi, vấn đề các giáo viên mắc phải sai lầm khi chăm sóc, giáo dục các trẻ nhỏ là trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Còn rất nhiều trường mẫu giáo có nhân viên chưa qua đào tạo chuyên môn và trình độ phù hợp. Lê Thị Mỹ Hà, Bình Phú, P.11, Q.6, TP.HCM, email: lemyha2002@...
Cô giáo gì mà quá tàn nhẫn, trẻ con có biết gì đâu mà sao nỡ dùng băng keo bịt miệng em bé để bé ngất xỉu như vậy. Cần phải xử lý các trường hợp này một cách nghiêm khắc hoặc có thể truy tố trước pháp luật. Nguyễn Nguyên Khôi, CMT8, Cần Thơ, email: K.nguyennguyenkhoi@...
Những hiểu biết cơ bản một người học qua phổ thông là phải có, sau nữa lại được học lại qua việc học nghề. Nếu trẻ khóc là phải có lí do gì đó, hoặc do thời tiết, gây mệt mỏi hoặc bệnh thật, nếu chưa nguy kịch phải gọi điện cho phụ huynh nhất là người mẹ (không ai hiểu con bằng mẹ). Vì vậy, ở đây, việc đầu tiên đăng kí cho trẻ ngoài những thủ tục cần thiết phải đưa số điện thoại ở nhà cũng như chỗ làm, hoặc số di động, nếu cần nhà trường còn liên hệ trực tiếp được với phụ huynh, hay điều đó không cần thiết, cô giáo phải tự quyết định, nếu thế thì ở đây sẽ không ai làm giáo viên cả vì trách nhiệm quá lớn. H.T.T, Hà Nội.
Thầy giáo hay thầy dạy võ
Những người trong ngành giáo dục lại có lời nói, thậm chí là hành động phản giáo dục thì cách duy nhất là sa thải, nếu không sẽ ảnh hưởng tới thế hệ mai sau. Về lâu dài, chúng ta cần xem lại quy chế tuyển sinh vào các trường sư phạm và y tế, đó không chỉ là nghề nghiệp mà cần có đạo đức và lòng nhân ái. Phạm Khang, Giảng Võ, Hà Nội, email: ankhang62@...
Thời gian gần đây, tình trạng thầy cô giáo đánh học sinh xảy ra rất nhiều, tôi rất lấy làm buồn vì người thầy, cô đã có những hành động như vậy. Nhưng điều đáng nói ở đây là những cơ quan có thẩm quyền không có biện pháp xử lý thích đáng đối với những người không đáng gọi là thầy cô này. Rất mong Bộ Giáo dục Đào tạo, các cơ quan thẩm quyền có những biện pháp xử lý thích đáng để tình trạng trên không còn diễn ra đối với ngành giáo dục. Hoà Bình, Sở Công nghiệp Hoà Bình, email: bqldareiihoabinh@...
Tôi thấy việc giáo viên đánh học sinh như vậy cần bị xử lý thích đáng thậm chí phải đình chỉ hẳn công tác. Tôi không thể chấp nhận được, nếu việc này cứ tiếp tục xảy ra thì không ai muốn cho con em mình đến trường. Thật không xứng đáng làm giáo viên. Vũ Chí Trung, Lạch Tray, Hải Phòng, email: trung@...
Ý kiến của bạn