221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1004928
Hai doanh nhân xin ở tù: Dư luận nói gì?
1
Article
null
Hai doanh nhân xin ở tù: Dư luận nói gì?
,

(VietNamNet) - Dư luận đang hết sức bức xúc trước việc Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân (Tây Ninh) viết đơn xin ở tù với lý do công ty phá sản vì Cục Thuế Tây Ninh “chây ì” hoàn thuế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, có hình thức xử phạt thích đáng Cục Thuế Tây Ninh, yêu cầu cơ quan này bồi thường cho doanh nghiệp, người dân đặt ra một câu hỏi lớn: Lâu nay, doanh nghiệp làm sai, chậm nộp thuế, trốn thuế… sẽ bị xử lý, thậm chí có thể bị đi tù, còn cơ quan thuế làm sai, tại sao không có chế tài xử phạt? Đó là ý kiến của bạn đọc VietNamNet.    

 

Bức xúc trước cách làm việc của cơ quan thuế

Đinh Thị Hà, Hải Dương, dinhhaha75@...

Đây không phải là lần đầu một doanh nghiệp phải phá sản vì cách làm việc của cơ quan quản lý nhà nước. Tôi là một công dân như hàng vạn công dân khác thấy chuyện bất bình mà đau lòng. Nhà nước cần phải có chính sách cụ thể và kịp thời hơn khi mà doanh nghiệp đã làm đúng mà vẫn bị cơ quan quản lý “hành” đến khi phá sản. Khi đó, không chỉ chủ doanh nghiệp đi tù mà rất nhiều người vì thế mà liên luỵ. Doanh nghiệp mất sản nghiệp cũng không thể lấy lại được và ngân hàng cũng mất vốn luôn. Điều lớn hơn thế là dân mất lòng tin vào chính quyền. Nếu cũng chỉ có “quan” thuế kia chịu tội thì dân muốn kinh doanh có dám không khi cứ phải nơm nớp lo phá sản vì thủ tục và vì con người hành chính.

Ông Trương Thành Niên, PGĐ Công ty TNHH Nhật Tân ký tên  vào đơn xin ở tù của 2 anh em. (Ảnh Thanh niên) 

sound@...

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều có nghĩa vụ đóng thuế. Tuy nhiên, việc tưởng chừng đơn giản nhưng thật phức tạp. Việc đóng thuế nào là đòi hỏi chứng từ sổ sách liên quan, sai một tí là nói gian dối… Bên cạnh đó, khi chính sách mới đưa ra thì lại áp dụng quy vào cái ngày mà chưa có luật đó, giống như trò bịt mắt bắt dê, khiến cho doanh nghiệp lao đao.

Đơn cử nơi tôi từng làm, năm 2005, một luật mới trong ngành của tôi ra đời, nhưng nghịch lý ở chỗ là nó được áp dụng bắt đầu từ 2003. Nó làm cho doanh nghiệp của tôi lao đao, nào phải đóng thuế vì chưa khai báo đủ thuế, nào là phạt vì làm sai luật… Hơn thế, việc hoàn thuế cũng là một cực hình, phải xuất trình giấy tờ giải thích lí do, phải qua chỗ này chỗ nọ, đùn đẩy thời gian liên tục. Nếu doanh nghiệp nào đó không tính kỹ thì “ôm hận” vì phải đóng tiền hụi do chôn chân đầu tư nuôi cán bộ thuế. Vì các cán bộ thuế cho rằng tiền hoàn thuế là… tiền thừa của doanh nghiệp nên… giữ tạm vài tháng. Thế là ôm hận mà nộp lãi ngân hàng. Mấy phi vụ hời cũng đành gác qua một bên vì còn phải “chăm” các “quan” thuế. 

Nguyễn Thị Nga, nga60_dl@...

Hiện nay, doanh nghiệp chúng tôi không được cơ quan thuế đối xử tốt như giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng thủ tục nộp thuế mà đang coi chúng tôi như những tội phạm, chỉ biết thu thuế thật nhiều mà không tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả để nộp thuế. Chúng tôi mong các cán bộ thuế hãy là những người tư vấn giúp doanh nghiệp thực hiện đúng luật và làm ăn hiệu quả để nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước.

Phan Duc, Hạ Long, phanduc507@...

Là người làm kinh tế, tôi cũng vô cùng thấu hiểu sự vất vả của doanh nghiệp trong việc làm các thủ tục liên quan đến thuế. Thiết nghĩ, lực lượng doanh nhân chính là những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia. Cơ quan thuế là đại điện của Nhà nước kiểm soát và thu các khoản thuế cho ngân sách. Vậy mà cơ quan thuế đã không những không tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh tốt để tạo thêm nguồn thu cho ngân sách quốc gia mà còn đẩy doanh nghiệp vào con đường phá sản, như vậy hoá ra cơ quan thuế lại là người triệt nguồn thu ngân sách, làm thế là có tội với nhân dân.

Cục Thuế Tây Ninh phải bồi thường thiệt hại cho DN

Vũ Bàn Thủy, thuylun2412@...

Tôi không am hiểu nhiều về lĩnh vực thuế. Nhưng tôi nghĩ, doanh nghiệp hoạt động không vi phạm pháp luật và thực hiện đúng theo Luật Thuế thì không có lý do gì mà Cục Thuế Tây Ninh không hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp. Cục Thuế Tây Ninh làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước việc làm sai của mình và hoàn trả thuế GTGT, bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Mới đây, VTV phát chương trình cải cách hành chính phản ánh doanh nghiệp chây ì không chịu nộp thuế và làm thất thu thuế cho Nhà nước. Nhưng ở trường hợp này thì ngược lại. Không hiểu ở Cục Thuế Tây Ninh có thực hiện cải cách hành chính không và nếu có thì không biết Cục Thuế Tây Ninh cải cách ở những mảng nào? Việt Nam đã là thành viên WTO được 1 năm nhưng cách làm của Cục Thuế Tây Ninh lại quá chậm so với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Anh Phương, Ba Đình, Hà Nội

Đọc bài báo “Hai doanh nhân làm đơn xin ở tù”, điều làm tôi cực kỳ ngạc nhiên và phẫn nộ là Cục Thuế Tây Ninh đã thi hành công vụ theo kiểu "phép vua thua lệ làng". Phải chăng DN Nhật Tân không "lại quả" cho Cục Thuế Tây Ninh nên đã "lãnh đủ"?

Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc làm việc theo luật. Doanh nghiệp hoạt động theo luật, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo Luật Thuế. Nhân viên cục thuế thi hành công vụ theo luật và nghĩa vụ công chức Nhà nước, cụ thể là nhân viên thuế vi phạm luật cũng phải xử theo luật, gây tổn hại kinh tế vật chất cho tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo luật, nghiêm trọng hơn phải truy tố trước pháp luật. Vụ việc này đã quá rõ ràng, cớ sao các cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh không giải quyết dứt điểm?

Tran Thanh Nam, namtran241982@...

Công chức là người làm để phục vụ nhân dân, hưởng các ưu đãi của Nhà nước và được đảm bảo các quyền. Vậy khi sai phạm sẽ phải bị xử lý nặng hơn người dân. Việc Cục Thuế Tây Ninh làm sai và cố ý không thực hiện các chỉ đạo của cấp trên sẽ phải bị xử lý theo pháp luật và bồi thường cho người bị hại xứng đáng. Cá nhân làm sai sẽ phải bỏ tiền túi để bồi thường.

Người dân chúng tôi theo dõi sát sao vụ này và chờ xem cách giải quyết của các cơ quan chức năng. Nếu vụ này không giải quyết ổn thỏa, dư luận sẽ rất bất bình với cung cách làm việc của các cơ quan công quyền vốn hách dịch lâu nay.

Cán bộ thuế làm sai, sao không có chế tài xử lý?

 

Trần Hoàng, Hà Nội, thanh_svneu@...

Tôi rất bức xúc khi đọc bài báo. Tại sao lại có chuyện như vậy được? Hội nhập WTO mà vẫn còn làm ăn kiểu "quay" doanh nghiệp được sao? Doanh nghiệp trước hết cần phải nhờ hiệp hội doanh nghiệp lên tiếng. Sự câm lặng của Cục Thuế Tây Ninh trước các văn bản của UBND tỉnh cho thấy sự lỏng lẻo trong hình thức quản lý.

Từ việc của hai doanh nhân xin ở tù cho thấy nhiều điểm yếu trong cơ chế quản lý. Các cơ quan Nhà nước nhũng nhiễu doanh nghiệp, không thực hiện theo đúng luật thì sẽ bị xử lý ra sao? Doanh nghiệp trốn 5 triệu tiền thuế có thể bị đi tù; thế mà cán bộ Nhà nước làm thất thoát hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ chỉ bị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, khiển trách, nặng thì cảnh cáo (không hề bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Ở đây, tôi không nói hình sự hoá các vụ việc hành chính. Nhưng xét trên nhiều văn bản luật, chúng ta thiếu chế tài cho việc hành xử sai (hay không đúng) của cán bộ, công chức Nhà nước. Từ việc 2 doanh nhân xin ở tù, cơ quan điều tra cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, đề xuất xử lý nghiêm những người làm doanh nghiệp thiệt hại, có cơ chế bồi thường cho doanh nghiệp.

Van San Com, vansancom@...

Trong thời kỳ đầu WTO, Chính phủ đã có những bước đi tích cực trong việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng sự vô cảm trước dân của các cán bộ điều hành cấp địa phương vẫn là điều nhức nhối trong xã hội ta. "Vô cảm" cũng đồng nghĩa với "tham nhũng".

Từ trước đến nay, người dân phạm luật đều bị xử lý đến nơi đến chốn và nhanh chóng bằng các công cụ thực thi mạnh mẽ như công an, tòa án,... Nhưng ngược lại thì sao? Cơ quan Nhà nước vi phạm pháp luật, ai giúp người dân "trấn áp", "cưỡng chế",...?

Nếu người dân đi theo con đường chính tắc như làm đơn, thưa kiện, nhờ các cơ quan báo chí lên tiếng... lúc được giải quyết thì đã phá sản, hoặc đi tù, và tan nát tất cả. Đây thật sự là vấn đề bất công lớn mà xã hội ta đang đối mặt.

 

Vì vậy, để xây dựng xã hội công bằng, văn minh, tại sao chúng ta quá chậm chạp trong quá trình ngược lại (giúp dân thực thi pháp luật)? Nếu tiến trình này được thực hiện nhanh chóng, tôi đảm bảo những "quan” tham và vô cảm sẽ được loại bỏ nhanh chóng, xã hội ta sẽ bớt đi những doanh nghiệp bị “hành” và phá sản.

 

Các vị đại biểu thay mặt dân có dám đặt vấn đề này lên bàn nghị sự hay không? Các chủ tịch tỉnh, thành phố có dám hứa với dân trong vấn đề này hay không?

 

kts_phamthangloi@...

Vấn đề dư luận đang đặt ra là nếu như doanh nghiệp làm sai hoặc trốn thuế thì bị cơ quan chức năng xử phạt, vậy cơ quan thuế “chây ì” hoàn thuế, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xử trí như thế nào?

Tôi cho rằng hiện nay không chỉ có Công ty TNHH Nhật Tân mà rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang phải chịu sự thiệt thòi như trên. Để đất nước ta thực sự phát triển, hội nhập và đem lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhân dân, đề nghị cần có biện pháp xử lý nghiêm túc Cục Thuế Tây Ninh và các vấn đề tương tự.

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,