221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
984112
Giá xe ô tô: Hãy vì lợi ích người tiêu dùng
1
Article
null
Giá xe ô tô: Hãy vì lợi ích người tiêu dùng
,

(VietNamNet) - Nhu cầu sở hữu và sử dụng xe hơi ngày càng trở nên cấp thiết, người dân chấp nhận mua xe giá cao, chấp nhận chi tiền "hoa hồng" cho các đại lý ô tô để sớm sở hữu chiếc xe mình yêu thích. Nghịch lý quá, đau xót quá, nếu biết rằng Việt Nam vẫn đang là một trong những nước nghèo nhất thế giới, dân ta đang được gì với chính sách bảo hộ đang áp dụng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?

 

Hãy thật tỉnh táo khi bình luận về công nghiệp ô tô Việt Nam
Tôi thấy mọi người phải thật tỉnh táo khi ta bình luận và bàn về công nghiệp ô tô. Trước hết, tôi chia sẻ với nhiều bạn rằng giá xe của ta còn rất cao. Chính vì vậy, phải xem xét lại toàn bộ các loại thuế liên quan đến ô tô.

 

a
Khách hàng đi lùng mua xe ở Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh (Tiền Phong)
Thứ hai, tôi có khác với ý kiến một vài bạn là nếu chúng ta bỏ ngành sản xuất ô tô thì điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chắc chắn rằng trong một tương lai gần, Việt Nam sẽ có dung lượng thị trường ô tô khoảng 400.000 - 500.000 xe/năm tương tự Thái Lan cách đây khoảng 5 năm. Như vậy, nếu trong nước không sản xuất thì đất nước phải tiêu tốn 1 lượng ngoại tệ khổng lồ để nhập khẩu xe. Rất nhiều khách hàng ngự trên những chiếc xe sang trọng nhưng họ không tạo ra được 1 USD nào cho đất nước. Họ phải trả lời thế nào với người nông dân chân lấm tay bùn chắt chiu từng hạt thóc để xuất khẩu. Nếu chúng ta bỏ công nghiệp ô tô thì chúng ta bảo hộ cho các nhà SX nước ngoài 100% vì họ sản xuất toàn bộ ở nước khác để thu ngoại tệ ở Việt Nam.

 

Vì vậy, tạo điều kiện cho họ SX ở Việt Nam thì chắc chắn là có lợi hơn. Xin thưa với các bạn là trên hành tinh này với các quốc gia có quy mô dân số như Việt Nam ai cũng sẽ làm như vậy với ngành công nghiệp ô tô, nếu ta làm khác đi thì ta phạm phải sai lầm là đi trái với quy luật. Vậy lời giải như thế nào cho CN ô tô?

 

Trước tiên, ta xem xét lại toàn bộ sắc thuế để có một giá xe hợp lý, tăng sức mua và duy trì được sản xuất trong nước. Mở rộng thị trường tối đa vì đây là chìa khóa để giải quyết 3 vấn đề cốt tử, đó là giá xe sẽ giảm, ngân sách nhà nước bội thu và nhà sản xuất có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất. Để mở rộng thì thường thì phải tăng tốc xây dựng hạ tầng mạnh hơn nữa đó là: đường sá, bãi đỗ xe, quy hoạch lại đô thị.

 

Tóm lại, tôi rất mong các nhà hoạch định chính sách xem xét một cách toàn diện về công nghiệp ô tô và cũng mong các bạn quan tâm đến lĩnh vực này hãy thật tỉnh táo khi bình luận nếu vì cảm tính thì đôi khi lại thiếu trách nhiệm với quyền lợi quốc gia. Trần Công Minh, Hà Nội, email: hongtan1234@yahoo.com.vn.
 

Tôi mơ được xếp hàng mua ô tô
Tôi thấy  lập luận cho rằng đánh thuế ô tô là một nguồn thu quan trọng và đáng kể cho ngân sách thì hãy đánh các khoản thuế sau khi chiếc xe đã lưu hành, còn thuế như bây giờ chắc là gậy ông lại đập lưng ông thôi, vì khoản thuế ô tô thu được chắc lại trả cho các liên doanh ô tô hết thôi vì giá xe đắt như thế thì dân thường mua sao được, cán bộ, công chức làm công ăn lương và dân thường như chúng tôi thì chắc suốt đời đi xe đò thôi, còn ô tô hiện giờ thì nhà nước mua nhiều, thứ đến là doanh nghiệp còn lại nhân dân chắc ít người mua được lắm. Vô hình trung, nhà nước đánh thuế ô tô cao như ở trên trời, rồi lại mua ô tô nhiều nhất thử hỏi đồng tiền sau cùng chuyển vào túi của ai? Tống Quyết Nhung, Bắc Kạn, email: tnquyet@yahoo.com.
 

Phải xem xét lại việc bảo hộ sản xuất ô tô trong nước
Tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đã nêu trên VietNamNet về chính sách bảo hộ của nước ta đối với mặt hàng ô tô, đó là một chính sách sai lầm hoàn toàn, hậu quả là đến nay đã hơn 10 năm bảo hộ không đem lại gì cho đất nước, không phát triển về kỹ thuật, hầu hết các xe lắp ráp trong nước đều có công nghệ lạc hậu, kém an toàn khi lưu thông. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện đúng cam kết về nội địa hoá sản phẩm, nhưng họ không những không bị phạt vi phạm mà vẫn được ưu ái, kết cục là nhà nước bị thất thu ngân sách, người dân phải dùng tiền mồ hôi công sức của mình để bảo vệ cho nền sản xuất ô tô của các nước phát triển (mặc dù đó là công nghệ mà tại nước họ không được dùng nữa vì không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải).

 

Thời gian vừa qua, sau khi có sự bất bình của nhân dân về giá xe hơi tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã có biện pháp xoa dịu dư luận bằng việc tổ chức họp bàn với các doanh nghiệp xe hơi và đề nghị họ giảm giá xe, một quan chức Bộ Tài chính nhấn mạnh nếu các thành viên của VAMA không giảm giá bán, chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh bằng chính sách thuế. Khi ấy, chẳng cần doanh nghiệp tính toán, giá bán tự khắc sẽ giảm (theo vnexpress.net ngày 16/08). Và trong cuộc gặp gỡ ngày 24/08 với Bộ Tài chính, các doanh nghiệp đã cam kết sẽ xem xét lại chi phí để có thể không tăng giá và tiến tới giảm giá xe. Điều đó càng cho chúng ta thấy Bộ Tài chính đã biết rất rõ lợi nhuận của các nhà lắp ráp xe đạt ở mức nào nhưng không hiểu tại sao không dùng ngay các biện pháp bằng chính sách thuế như một quan chức của Bộ đã nêu để giảm giá mà lại để họ rút tiền của nhân dân. Trần Hồng Quân, Lê Lai, Hải Phòng.
 

Giá ô tô cao là do các cơ quan quản lý
Theo ý kiến của tôi, giá ô tô tại Việt Nam hiện nay cao là do ý muốn của nhà nước và có 2 nguyên nhân dẫn đến việc này. Thứ nhất, Nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và tư nhân sử dụng xe ô tô vì hạ tầng của Việt Nam còn quá yếu kém, thử hình dung xem nếu giá một chiếc xe như Matiz vào khoảng 5.000 USD và một chiếc xe như Innova vào khoảng 15.000 USD và các doanh nghiệp đủ sức sản xuất hoặc được nhập khẩu thoải mái thì một tháng sẽ có bao nhiêu chiếc xe xuất hiện trên hệ thống đường phố bé tí bé tẹo của Hà Nội và TP.HCM và lúc đó sẽ xảy ra chuyện gì.

 

Thứ hai, với cơ chế thuế như hiện nay mà lượng tiền dành cho xe nhập khẩu được thống kê từ đầu năm 2007 đến giờ đã gần đến 1 tỷ USD, vậy nếu giảm thuế xuống thì liệu số tiền USD từ Việt Nam chảy ra nước ngoài để mua xe ô tô về sẽ là bao nhiêu, đem so sánh với lượng tiền đầu tư FDI được đem vào Việt Nam sẽ như thế nào?

 

Tóm lại, theo ý kiến của cá nhân tôi, khi nào 2 bài toán kia chưa tìm ra được lời giải thì người dân Việt Nam chúng ta vẫn cứ phải mua ô tô đắt tiền mà còn không được bảo vệ quyền lợi, đợt thu hồi xe nào của các hãng cũng không bao gồm các xe được sản xuất tại Việt Nam. Vấn đề bây giờ là ai chịu trách nhiệm giải bài 2 bài toán trên? Theo tôi, 2 bài toán trên hiện chưa có lời giải chứ không phải Nhà nước hoặc Bộ Tài chính không biết đến 2 bài toán đó? Vậy ai có thể giải được 2 bài toán đó thì nên trình lên Nhà nước và lúc đó giá xe chắc sẽ rẻ và người tiêu dùng Việt Nam sẽ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Nguyễn Hoàng Dũng, Hà Nội, email: hoangdung1979@yahoo.com.
 

Tôi không hiểu chính sách của Nhà nước ta bảo hộ cho các nhà sản xuất xe ô tô trong nước vì mục tiêu nào? Vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích người tiêu dùng hay vì cái gì? Khó có thể tìm ra câu trả lời thoả đáng về vấn đề này. Có phải chăng đây là vấn đề còn nhiều mập mờ đi ngược lại với cơ chế thị trường, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng nhằm bảo hộ quyền lợi cho các nhà đầu tư và một số người khác có liên quan. Đã đến lúc các bộ quản lý phải xem lại chính sách của mình và xem lại đối tượng bảo vệ quyền lợi của mình cho rõ ràng hơn theo đúng chính sách của Đảng ta là đặt quyền lợi người dân và quyền lợi dân tộc lên trên hết. Lê Ngọc Dương, Lào Cai, email: dgln69@yahoo.com.

Tôi hoàn toàn tán đồng với các ý kiến của bạn đọc về việc bảo hộ nền công nghiệp ô tô. Quả thực, đã đến lúc, các ngành chức năng  cần lắng nghe ý kiến của người dân để tạo dựng một nền công nghiệp ô tô đích thực và bảo hộ quyền lợi cho người tiêu dùng. Một xã hội hiện đại không thể thiếu một nền công nghiệp ô tô và ngược lại, một cuộc sống có chất lượng không thể ì ạch với những chiếc xe 2 bánh thô sơ được. Đại Dương, Ngô Quyền, Hải Phòng.

 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,