221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
980690
Cho SV vay vốn: Kinh nghiệm từ Đức
1
Article
null
Cho SV vay vốn: Kinh nghiệm từ Đức
,

(VietNamNet) - Chủ trương cho SV vay vốn để trang trải các chi phí sinh hoạt, học tập là một trong những điều kiện đòn bẩy thúc đẩy ý thức của người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nó không những giúp SV vượt qua các khó khăn trước mắt mà còn trang bị cho họ nhận thức về làm chủ cuộc sống và hoạch định cho tương lai của mình. Tôi xin giới thiệu một kinh nghiệm quản lý tài chính đang được áp dụng cho tất cả các SV du học tại Đức, có thể là một kinh nghiệm hay khi áp dụng việc triển khai cho SVVN vay vốn học tập.

 

Sử dụng tài khoản, các ngân hàng và nhà trường có thể dễ dàng quản lý nguồn vốn cho SV vay.

Quy trình cho SV vay vốn ở Đức có thể tóm tắt như sau:

 

Mỗi sinh viên du học được yêu cầu mở một tài khoản (loại giới hạn, chỉ dành cho SV) tại ngân hàng. Sau đó, tiền của người đi học sẽ được chuyển vào tài khoản này với số lượng nhất định (thông thường 6600 euro/năm).

 

Số tiền có thể rút được từ tài khoản này: 550 euro/tháng không được nhiều hơn, nó bằng với chi phí tối thiểu hàng tháng của mỗi SV.

 

Với số tiền đóng ban đầu 6600 euro thì luôn đảm bảo cho người chủ tài khoản có thể đủ chi tiêu trong 1 năm. Ngoài ra, số tiền trong tài khoản còn được dùng để chứng minh tài chính khi gia hạn visa.

 

Về việc cho SV ở Việt Nam vay vốn, theo tôi có thể làm như sau:

 

1. Xác định mức chi tiêu tối thiểu cho một SV trong 1 học kỳ hay 1 năm, chẳng hạn 1,2 triệu/tháng.

 

2. Mỗi SV có yêu cầu vay vốn bắt buộc phải mở một tài khoản loại giới hạn tại ngân hàng (bất kỳ, đây là loại tài khoản ưu đãi không thu phí dành cho SV). SV ký hợp đồng vay nợ với ngân hàng, nơi cho vay sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản đó. Khoản cho vay cơ bản sẽ gồm: tiền học phí và chi phí sinh hoạt, học tập.

 

3. Về học phí, ngân hàng cho vay có thể chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà trường nơi SV theo học, SV chỉ cần đem biên lai nộp học phí đến ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền. Còn khoản chi phí thì ngân hàng sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản của SV.

 

4. Điều kiện bắt buộc cho vay là SV phải xuất trình phiếu đăng ký môn học của mỗi học kỳ kèm theo biên lai thu học phí của nhà trường. Ngân hàng chỉ giải ngân cho từng học kỳ.

 

Theo tôi, cách làm này có những ưu điểm sau:

 

Thứ nhất, hạn chế tối đa SV sử dụng tiền cho vay đóng học phí không đúng mục đích, học phí luôn đến được nơi cần thu (nhà trường), SV luôn có tiền để đảm bảo các chi tiêu tối thiểu.

 

Thứ hai, trường hợp khi tiền rút nhiều đến mức giới hạn, SV sẽ không rút được nữa, 1 hoặc 2 lần như vậy sẽ giúp cho SV có ý thức chi tiêu. Trong trường hợp SV đi làm thêm có thêm các nguồn thu nhập, họ có thể để trong tài khoản này và có quyền chi tiêu ở số dư trên ngưỡng giới hạn.

 

Thứ ba, hầu hết các trường đại học đều tập trung tại các đô thị lớn tập trung nhiều các ngân hàng, do vậy có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền của SV.

 

Thứ tư, biện pháp này cũng bắt buộc nhà trường nâng cao nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tiến tới cho phép tất cả SV đóng học phí qua ngân hàng theo xu thế tất yếu của thị trường. Nhà trường phải được đặt trong sức ép bắt buộc đổi mới phương pháp làm việc.

 

Tôi mong rằng, các ngân hàng và nhà trường tham khảo quy trình cho SV vay vốn trên đây để áp dụng vào thực tế sao cho thật hiệu quả.  

 

  • Đức Khánh, Đức

 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,