221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
978104
Chứng thực bản sao: Trước đến một chỗ, giờ chạy nhiều nơi!
1
Article
null
Chứng thực bản sao: Trước đến một chỗ, giờ chạy nhiều nơi!
,

(VietNamNet) -  Trước đây, người dân chỉ cần đến một nơi để có thể công chứng, chứng thực được tất cả các loại giấy tờ, tài liệu. Nay, kể từ khi triển khai Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP, người dân phải đi đến nhiều nơi để làm việc này. Có loại phải lên cấp quận/huyện, có loại phải đến phường/xã, có loại giấy tờ, tài liệu người dân không biết chứng thực ở đâu. Giá thì quá cao so với trước đây cũng như so với mặt bằng chung thu nhập của người dân.

Phải đi rất nhiều nơi, người dân mới công chứng, chứng thực được nhiều loại giấy tờ.

Tháng trước, người thân của tôi đi chứng thực một số giấy tờ trong đó, có những giấy tờ cần dịch sang tiếng nước ngoài, song phải đi đến 3 nơi, mất rất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi. Người thân tôi có nhu cầu chứng thực hộ chiếu phổ thông, khi đến phường Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, phường chỉ lên quận Thanh Xuân. Khi đến quận thì quận chỉ xuống phường. Khi đến Cục Xuất nhập cảnh của Bộ Công an hỏi thì được trả lời là đến quận làm. Đến nay, chúng tôi không biết đi chứng thực hộ chiếu ở đâu(!?).

 

Mức phí và lệ phí dịch tài liệu và chứng thực theo tôi là hơi cao và còn nhiều bất cập. Cụ thể, trước đây, muốn dịch tài liệu ra tiếng nước ngoài và chứng thực thì chỉ thêm 1.000 đồng/bản khi có nhu cầu nhân bản, nay giá là 10.000 đồng. Một trang giấy khai sinh, hay bằng tốt nghiệp đại học có lượng chữ rất ít nhưng nếu dịch sang tiếng Anh là trên 50.000 đồng/trang dịch, còn dịch sang các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật thì giá trên 100.000 đồng. Hiện nay, phòng công chứng không chấp nhận hiệu đính bản dịch, đây là cách “bắt bí”, gây khó chịu cho người dân.

Như vậy, đối với sinh viên mới ra trường cần dịch bằng cấp, hồ sơ tài liệu ra tiếng nước ngoài để xin việc… thì với mức phí trên là quá cao. Mặt khác, giá quy định đối với việc dịch tài liệu ra ngôn ngữ nước ngoài như trên là quá cao, không phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường.

Sẽ có trường hợp, có những tài liệu trước đây, người dân đã đến chứng thực tại một phòng công chứng nào đó, họ đã dịch và chứng thực tài liệu này cho người dân nhưng nay có nhu cầu chứng thực lại và dịch ra đúng ngôn ngữ trước đây đã thực hiện ở phòng công chứng đó, thì khi người dân mang bản chứng thực trước đó đến yêu cầu chứng thực cũng sẽ không được chấp nhận và họ sẽ bắt người dân phải trả phí như dịch lần đầu ngay cả khi cùng một người ký tên dịch tài liệu đó.

Ngoài ra, có trường hợp một tài liệu được dịch ra nhưng họ tăng khoảng cách dòng và đương nhiên là tăng số trang được dịch ra và tính tiền theo số trang in ra (chính bản thân tôi đã gặp trường hợp này).

Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đã gặp phải khi đi chứng thực. Kính gửi các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu giải quyết để tránh gây bức xúc cũng như giảm thời gian, tiền bạc cho người dân, tiến tới một nền hành chính minh bạch và vì dân.

·         Lương Văn Khôi, Nhật Bản

Ý kiến của bạn về Luật Công chứng và Nghị định 79:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,