221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
974874
Tước quân tịch cảnh sát "múa kiếm": Việc làm đúng đắn
1
Article
null
Thư bạn đọc trong tuần (từ 20/8-26/8):
Tước quân tịch cảnh sát 'múa kiếm': Việc làm đúng đắn
,

(VietNamNet) - Gần 1.000 ý kiến bạn đọc đã được gửi về VietNamNet sau khi toà soạn đăng tin về hình thức kỷ luật đối với cảnh sát Đỗ Hoài Phương Minh. Hầu hết các ý kiến đều rất hoan nghênh quyết định này.

Cũng trong tuần, sau đăng tải thư của TGĐ Tân Hoàng Minh tranh luận với KTS Trần Thanh Vân, Tuần Việt Nam nhận được hơn 500 ý kiến phản hồi từ độc giả trong và ngoài nước.Hầu hết các ý kiến đều thể hiện không đồng tình với bức thư này. Nhiều ý kiến phê phán văn hóa tranh luận.

Trong tuần nhiều bạn đọc tiếp tục gửi tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ. VietNamNet tiếp tục làm cầu nối chuyển hàng cứu trợ về các vùng khó khăn nhất.

 

a

Hành vi bất chấp pháp luật của Đỗ Hoài Phương Minh cuối cùng đã được xử lý.

 Giám đốc CA tỉnh Bình Dương vừa thông qua hình thức kỷ luật đối với cảnh sát Đỗ Hoài Phương Minh, hình thức xử lý cuối cùng là tước quân tịch và loại ra khỏi ngành. Gần 1.000 ý kiến bạn đọc đã gửi về ngay khi VietNamNet đưa tin về án kỷ luật này. Rất nhiều độc giả đã bày tỏ sự ngợi khen về quyết định này cũng như thể hiện niềm tin tưởng đối với lực lượng công an nhân dân. Bạn Duy Khánh, Hải phòng, email: khanhkonya@yahoo.com viết: "Người dân chúng tôi rất hoan nghênh việc làm của các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và Công an tỉnh Bình Dương về vụ việc của Đỗ Hoài Phương Minh. Chúng tôi luôn chờ những quyết định đúng đắn tiếp theo của Viện Kiểm sát và Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng".

Bạn Hoàng Trọng Ngân, Quảng Bình bày tỏ niềm tin: "Quyết định tước quân tịch với Đỗ hoài Phương Minh trong vụ "múa kiếm" tại sân bay Đà Nẵng là hoàn toàn xứng đáng. Có như vậy thì công an nhân dân mới là lực lượng đáng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng tôi luôn theo dõi và tin vào các anh".

"Tôi rất đồng tình với hình thức kỷ luật của CA tỉnh Bình Dương, đây là biện pháp làm trong sạch đội ngũ thực thi công vụ nhất là lĩnh vực liên quan đến đội ngũ bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Chúc mừng các đồng chí đã có lựa chọn sáng suốt, lấy được niềm tin của nhân dân", ý kiến của bạn Khánh Hoà, Thái Nguyên.

Thấy nhẹ người... là cảm giác mà bạn Trương Văn Giản, Đak Lak, email: giantvbmt@yahoo.com muốn chia sẻ với VietNamNet ngay sau khi đọc thông tin này: "Người thân và bạn bè của tôi hiện đang công tác trong ngành công an rất nhiều nhưng tôi không thể chấp nhận hành vi "Coi trời bằng vung" của cảnh sát Đỗ Hoài Phương Minh. Tôi luôn theo dõi báo để biết hình thức xử lý kỷ luật đối với "ông trời con" này và cảm thấy rất đồng tình với hình thức xử lý kỷ luật của Ban Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Cục hàng không VN đã rất kiên quyết trong vấn đề này".


 Tuy vậy vấn đề mà nhiều bạn đọc đặt ra: Đó là phải xem xét cách làm việc và phải xử lý đến nơi câu hỏi vì sao công an Quận Hải Châu lại có cách giải quyết coi thường dư luận đến vậy?
 

a

Học sinh Trường Tiểu học Lê Bình 1. Ảnh: TPO

Tin về 179 học sinh tiểu học ở Cần Thơ bị bỏ đói do chưa đóng tiền ăn khiến nhiều người bức xúc. "Theo tôi, nhà trường xử lý như vậy quá cứng nhắc và không thể chấp nhận được. Trong khi các em đang trong độ tuổi ăn học mà có tới 179 em học sinh tiểu học không được ăn chỉ vì không có đóng tiền ăn. Xin cơ quan có thẩm quyền xem xét", ý kiến của bạn Nguyễn Như Ý, Cần Thơ, email: manhkha85@yahoo.com.

Bạn Kim Ngân, Hà Nội, email: dkngan@yahoo.com bất bình: "Tôi quá bất bình với sự kiện đã được quý báo nêu trên. Hãy hình dung những em học sinh lớp 1, 2 (lứa tuổi 6-7 tuổi) mới rời lớp mẫu giáo được 1, 2 năm mà đã phải chịu đựng cái đói vì "tính nguyên tắc vô tâm" của các thầy cô đáng kính. Tại sao nhà trường không có giải pháp (đỡ nhẫn tâm hơn) là vẫn bố trí xuất ăn hôm đó cho những cháu gia đình chưa kịp nộp tiền ăn bán trú sau đó có thể tính toán rồi thu tiền ăn ngày hôm đó của gia đình các em. Tôi không cầm lòng được khi hình dung nếu các con tôi cũng đang trong độ tuổi này lâm vào hoàn cảnh như vậy. Đề nghị các những người có liên quan trong sự việc này cần phải nhìn nhận lại vấn đề. Hãy là những người thầy có lương tâm".

Thầy cô còn có lương tâm không là câu hỏi của bạn Nguyễn Thái, email: thaiqhta02@gmail.com đối với các thầy cô trước sự việc trên: "Tôi không hiểu Ban Giám hiệu nhà trường tiểu học đó, ông hiệu trưởng, hiệu phó và các giáo viên ở đó có còn lương tâm, có còn đạo đức nghề nghiệp hay không mà nỡ lòng nào để cho 179 đứa trẻ bị bỏ đói, không được ăn trưa. Phải nói rằng họ quá nhẫn tâm và không còn chút lòng người. Trưa hôm đó, có lẽ các thầy cô giáo ở trường có ăn trưa vậy mà họ vẫn nuốt trôi cơm được sao trong khi 179 đứa trẻ phải ngồi ngoài hành lang nhà trường và không được ăn. Họ, những người thầy cô đó sẽ nghĩ ra sao nếu giả như trong số những đứa trẻ ấy bị xỉu, bị hạ đường huyết vì đói và phải cấp cứu trong bệnh viện. Vì phụ huynh học sinh chưa đóng tiền ăn mà để bỏ đói ngần ấy đứa trẻ, liệu giáo viên trường tiểu học đó có còn thể được gọi là thầy giáo, là cô giáo, là những người đứng trên bục giảng để dạy đạo đức để làm công tác giáo dục được hay không?".

Cũng liên quan đến trẻ em, thực tế là đã và đang có hiện tượng nhiều người lớn đã lợi dụng sức lao động của trẻ em để kiếm lợi cho mình bằng cách đem theo trẻ em cuốc bộ bán hàng, ăn xin... thuê. Đây chính là hành động bóc lột sức lao động của trẻ em, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tuổi thơ của các em. Trước tình hình này, bạn Nguyễn Quốc Minh Nhật, Từ Liêm, Hà Nội, email: nguyenquyet1974@yahoo.com bức xúc: "Đọc xong bài viết này, tôi thấy hết sức bức xúc trước tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn. Thực trạng này đã và đang diễn ra trong một gian dài, không biết các cơ quan chức năng của thành phố liệu có biết hay không và đã có những biện pháp mạnh gì để ngăn chặn tình trạng này khi nó hàng ngày diễn ra một cách công khai. Câu hỏi này xin dành cho các cơ quan chức năng!

Theo ý kiến cá nhân tôi, chúng ta cần làm một số việc sau: Thông báo cho gia đình các em được biết về thực trạng của con cái mình khi họ giao cho kẻ khác và thức tỉnh lương tâm làm cha, làm mẹ của họ. Phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng trên để làm gương cho những kẻ khác. Tăng cường công tác kiểm tra và phát hiện xử lý kịp thời những đối tượng này tại những địa bàn trọng điểm của thành phố. Kết hợp với chính quyền địa phương nơi gia đình các em sinh sống để cùng quản lý và ngăn chặn kịp thời. Công tác tuyên truyền tại các địa phương nơi các em sinh sống".  

 

a

Một cảnh trong vở chèo Hồ Xuân Hương (Nhà hát chèo Trung ương)

Sân khấu của chúng ta hiện nay không đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của khán giả, không nói được những vấn đề mà khán giả băn khoăn. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở đề tài hậu chiến, còn hơi thở của cuộc sống đương đại thì hầu như vắng bóng... Góp ý kiến cho vấn đề này, bạn Sáu Nghệ, email: saunghe@hcm.vnn.vn: "Không chỉ sân khấu, các lĩnh vực khác của văn học nghệ thuật hầu như im phăng phắc hơi thở đương đại. Xin quí vị nhớ lại giải thưởng Hội nhà văn năm 2006: 2 tác phẩm thơ hời hợt, 2 tiểu thuyết viết về chiến tranh và hậu chiến tranh (thời bao cấp), 1 tập truyện chỉ là giới thiệu cuộc sống lạ một vùng quê. Chỉ có 1 cuốn tiểu thuyết viết về hiện tại nhưng của Paris nước Pháp. Cuộc thi chuyện ngắn của Văn nghệ Quân đội công bố năm 2006, vắng bóng những vấn đề của khoảng 15 năm nay. Tôi còn nhớ cuộc thi văn học của TP Cần Thơ kỷ niệm 30 năm giải phóng mà hầu hết tác phẩm được giải cũng viết về chiến tranh, có tác phẩm viết về thời Pháp đô hộ. Tóm lại, cơ bản những vấn đề nóng bỏng của 30 năm qua hầu như vắng bóng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, ở mọi cấp. Nó tương tự năm 1975 nhìn lại năm 1945 hay năm 1960 nhìn lại năm 1930 mà thấy ở giữa là một... khoảng trống".

"Từ khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, văn hoá nghệ thuật của chúng ta gần như không có những tác phẩm lớn, xứng tầm... Trong các lĩnh vực khác về nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, xã hội nhân văn, tư duy triết học... chúng ta đều không có công trình tầm cỡ, không tập trung được người tài, tổ chức nghiên cứu các đề tài trọng điểm thuộc tầm vĩ mô", ý kiến của bạn H.M.T, HCM.

Bàn về việc Bộ Chính trị sẽ có quyết sách về văn học nghệ thuật, bạn Nguyễn Đức Hải, Quỳnh Mai cho rằng: "Phát triển văn học nghệ thuật cũng ví như việc trồng rừng, phải có nhiều cây cao to cũng như có nhiều cây nhỏ tập hợp hợp lại mới tạo thành rừng. Mỗi cây phải tự đứng bằng chính thân của mình, nói lên tiếng nói của chính mình một cách riêng, mang nét riêng của chính cây đó. Khi đó mới tạo ra một nền tảng cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, chính là khu rừng văn học nghệ thuật của Việt Nam. Và khi đã có được nền tảng vững chắc thì sẽ có nhiều tác phẩm đạt giá trị tư tưởng và nghệ thuật có tầm cỡ. Đảng và Nhà nước nên có định hướng cho văn học nghệ thuật nước nhà theo hướng này".
 

Trao đổi về ngành công nghiệp ô tô ở nước ta, bạn Nguyễn Trung Tuấn, email: trung_tuan84hn@yahoo.com cho rằng nước ta chưa có ngành chế tạo máy thực sự: "Hiện nay, nếu nói đến thương hiệu ô tô, chỉ có Honda, Toyota, Ford..., nhưng không có thương hiệu Việt Nam thực, và cũng không có hãng Việt Nam thực thụ nào nói tôi làm ô tô. Chúng ta không quá bi quan, nhưng với nền công nghiệp nhiều ngộ nhận, với tên thương hiệu, tuy không nói ra nhưng vẫn được bảo hộ như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam... Chúng ta quá quen với hàng hoá thương hiệu ngoại, chỉ số giá cả tăng cao cũng cho thấy nền kinh tế không có chiều sâu này, nhưng ai có thể làm được điều ngược lại, tính chất phát triển bền vững chỉ có thể do người Việt Nam quyết định, đấy là ai? Chỉ có thể khẳng định, đó là các doanh nhân Việt, thực sự bản lĩnh và thực sự Việt. Tuy nhiên, nhìn qua lại, thật buồn, số lượng thương hiệu lớn đủ tầm như thế ít quá, và chính sách, bao giờ mới thực sự mở đây????".

Để phát triển thị trường ô tô Việt Nam, bạn Nông Văn Lạc, Công ty Cổ phần Mía Đường Cao Bằng, email: nongvanlac@gmail.com có ý kiến "...bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cần nghiên cứu chính sách thuế và chính sách giá cả, cần đầu tư cho các loại xe có giá rẻ phù hợp với khả năng tài chính của đa số dân cư Việt Nam thì sẽ có thị trường ô tô rộng lớn hơn nhiều".

Thời gian qua, đã có nhiều bài báo phản ánh về những hình ảnh, việc làm gây mất mỹ quan đô thị, làm ảnh hưởng đến bộ mặt của thành phố. Thảo luận về vấn đề này, bạn Trần Mạnh Linh, Khâm Thiên, Hà Nội, email: tranmanhlinhonline@gmail.com phản ánh: "Ở HN có tình trạng quảng cáo ở trên các thân cây dọc các tuyến phố là khá phổ biến và gây mất mỹ quan thành phố. Trước đây, tôi phát hiện ở phố Trần Phú, Hà Nội, dọc các thân cây bên phải đường một chiều có rất nhiều các quảng cáo, cây nào cũng có. Đó là quảng cáo khoan cắt bê tông với số điện thoại 0912304050. Cả phố thân cây nào cũng có quảng cáo này được treo khá khiêm tốn và dễ nhìn. Và hôm nay tôi lại phát hiện ra cái quảng cáo này nằm dọc cả dãy phố Trần Hưng Đạo. Và nằm cả hai bên đường. Thật trớ trêu và hài hước. Chúng ta không thể để tình trạng này tiếp diễn. Đây là hình ảnh làm xấu bộ mặt thủ đô hiện này".

Để có một Hà Nội xứng đáng là thủ đô của cả nước, theo bạn đọc ở địa chỉ email: chu_be_rong19872005@yahoo.com thì cần phải khắc phục ngay những điều sau đây: "Hệ thống điện lưới quá phức tạp. Một cột điện phải gánh chịu cả một bó dây gồm hàng chục dây điện lớn nhỏ. Nếu chúng ta muốn sửa chữa điện cho một khu vực dân cư thì cũng khó mà tìm thấy dây nào đúng?Cách làm đường giao thông còn quá kém về chất lượng cũng như sự đồng bộ!!! Đường làm xong được vài tháng đã xuất hiện các vết lồi lõm, ổ gà... Sự thiếu đồng bộ giữa các hạng mục đã khiến xảy ra tình trạng đường liên tục bị đào xới. Hậu quả để lại là mặt đường trở nên gồ ghề rất xấu và khó đi. Đường giao thông có quá nhiều bụi. Bụi do đất cát, do các xe tải rơi xuống đường, do khói của các phương tiện giao thông quá cũ (xe buýt) nhất là các tuyến đường vành đai như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... Các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa những xe tải chở đất đá cát sỏi làm rơi xuống mặt đường!!!".
  
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được những phản ánh khác của bạn đọc về một số vấn đề đời sống, xã hội sau:
 

a

Đồng hồ "chết "ngay vòng xoay đối diện tòa nhà Sunwah, trung tâm thành phố HCM. Ảnh: Tiến Duy

Đồng hồ chết đến bao giờ?: Trần Nguyễn Tiến Duy, Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, email: tien.duy@scsvietnam.com: "Đó chính là đồng hồ ngay vòng xoay đối diện tòa nhà Sunwah, trung tâm thành phố, nơi mà rất nhiều công ty nước ngoài đặt trụ sở cũng như khách du lịch các nước thường xuyên qua lại. Vậy mà đã từ rất lâu, đồng hồ không còn hoạt động nữa. Kính mong các cơ quan chức năng quan tâm để mang lại mỹ quan đô thị cho Thành phố".

Hà Nội: Ban quản lý công viên đốn cây cổ thụ... bán: Nguyễn Tấn Lộc, Hà Nội, email: tanlocnguyen1968@yahoo.com: "Theo tôi, cần quy hoạch trồng hoặc vận chuyển các cây sưa về khu vực được bảo vệ nghiêm nghặt. Nếu quá khó để quản lý các cây sưa, thành phố có thể giao cho ban quản lý cây xanh thống kê và chặt hạ tất cả các cây sưa tại khu vực dễ bị ăn trộm và đem bán lấy tiền nộp vào ngân sách phục vụ cho các mục đích công cộng (mua cây khác trồng lại vào chỗ cây sưa bị đốn, chỉnh trang đô thị...) hoặc mục đích từ thiện (ủng hộ đồng bào nghèo, bão lụt, lang thang, cơ nhỡ...). Lợi ích kinh tế là rất lớn nên trước khi để số tiền đó rơi vào túi những kẻ bất lương thì hãy để nó được sử dụng đúng mục đích. Hơn nữa, có nhất thiết phải trồng cây sưa tại các tuyến phố công viên để lấy bóng mát hay không trong khi có rất nhiều loại cây khác có thể thay thế nó".

Tiền xu, bao giờ có đất dụng võ? Tuyết Thuý, Quảng Nam, email: tieuqui02@gmail.com: "Tôi đồng ý với ý kiến "tiền xu, bao giờ có đất dụng võ", mỗi khi tôi đi siêu thị thì thường là kẹo su thay cho những đồng tiền mệnh giá 500đ, hay đi chợ mua hàng thay vào việc trả lại tôi 500đ thì người ta lại đưa tôi ít hành hoặc tỏi đặc biệt những đồng mệnh giá 200đ thì chỗ tôi không giao dịch được. Những đồng tiền ấy mang về người ta lại vất vào một xó để đến rỉ rét. Vậy nhà nước ta nên vào cuộc để đông tiền ấy có tính thực dụng hơn".

Hình ảnh Việt Nam gắn với HHHV 2008: Phạm Bá Minh, Hà Nội, email: minhphambass@yahoo.com: "Khi nhận được tin Việt Nam được chọn làm nơi tổ chức HHHV 2008, tất cả chúng tôi đều cảm thấy tự hào, điều đó thể hiện rằng Việt Nam là một đất nước thực sự yên bình và là nơi đến của cái đẹp trên khắp thế giới. Các người đẹp, nhà tổ chức đã đặt niềm tin vào chúng ta như vậy thì chúng ta cũng nên cho họ thấy mình hiếu khách và làm tốt như thế nào. Một Apec thành công đã mang lại một hình ảnh Viết Nam đổi mới, HHHV 2008 được tổ chức ở Việt Nam là minh chứng Việt Nam luôn mến khách và yêu chuộng hào bình, yêu cái đẹp. Thiết nghĩ, đây là cơ hội hiếm có, chúng ta không thể bỏ lỡ, hình ảnh nước Việt ta sẽ ra thế giới qua những sự kiện như này. Xin các nhà tổ chức đừng bỏ lỡ, cả nước sẽ cùng ghóp sức để tổ chức thật thành công HHHV 2008".
 
Làm sao để đăng tin tìm người thân? Huy Tuấn, email: huytuan_htht@yahoo.com: "Kính gửi toà soạn! Tôi có nguời thân bị mất tích trong chiến tranh. Hiện gia đình đang tìm kiếm. Xin toà soạn có thể cho tôi biết cụ thể hơn cách đăng tin tìm kiếm. Tôi xin chân thành cảm ơn".

 

Bạn Huy Tuấn thân mến, trang tin "Tìm người thân" của VietNamNet hiện nay thu hút được rất nhiều người quan tâm và gửi tin. Để gửi thông tin, bạn có thể vào trang này theo địa chỉ /bandoc/timnguoi/ và gửi nội dung thông tin tìm kiếm vào phần "Gửi phản hồi" ở cuối mỗi bài. Hoặc bạn có thể gửi nội dung thông tin ngay dưới mẫu cuối bài viết này. Nội dung thông tin bao gồm họ tên, tuổi, địa chỉ cũ, đặc điểm nhận dạng, hoàn cảnh thất lạc... có thể gửi kèm ảnh của người cần tìm và họ tên, địa chỉ liên hệ của bạn. Tất cả các thông tin tìm người thân được đăng tải trên VietNamNet là hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn sớm tìm được thông tin về người thân và luôn là bạn đọc thân thiết của VietNamNet.

 

Hợp sức với "Hai lúa" để chế tạo máy bay : Lê Hồng Quang, Nguyễn Thiện Thuật, P.24, Q.Bình Thạnh, email: hongquang_kts@yahoo.com: "Tôi năm nay 26 tuổi, là một kiến trúc sư, có nghề nghiệp ổn định. Tình yêu bầu trời và đam mê chinh phục không gian đã đến với tôi từ thuở nhỏ nhưng vi nhiều lý do mà chưa thực hiện được.

 

Tôi được biết rất nhiều người Việt Nam cũng đam mê chinh phục bầu trời của tổ quốc như tôi trong đó có anh Hải và anh Danh (tôi không muốn gọi họ là Hai lúa bởi lẽ họ là những nhà phát minh thực thụ). Cản trở khát vọng đó của chúng ta chính là tri thức, kỹ năng và sự hỗ trợ đúng mức. Nhưng tôi tin là với khát vọng và quyết tâm thì người Việt ta hoàn toàn có thể chế tạo được các thiết bị bay. Chính niềm tin đó đã dẫn tôi đến quyết định nghỉ công việc hiện nay của mình để du học về ngành thiết kế chế tạo hàng không. Các anh Hải và Danh xin đừng chùn bước, luôn có những người ủng hộ và hợp sức với các anh để tạo nên nền tảng đầu tiên của ngành công nghiệp hàng không nước nhà. Điều chúng ta nên nhớ: "Những gì người khác làm được thì ta cũng làm được" và "Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ước mơ và được thực hiện chúng". Chúc 2 anh và chúng ta thành công!".

Giả mạo nguồn gốc thực phẩm, bị phạt... 1 triệu đồng: Lê Thuỳ Dung, email: lethuydung183@yahoo.com: "Tôi rất bất bình trước hành vi gian dối, vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe và tính mạng của người dân. Liệu rằng mức phạt 1 triệu đồng như vậy có thoả đáng hay không? Tôi mong rằng các cơ quan chức năng đừng buông lỏng việc an toàn thực phẩm, đừng có đứng ngoài cuộc như bao lâu nay. Tôi cũng mong cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn đối với những hành vi gian dối như vậy".
 
Nhà trọ, chuyện muôn thuở của sinh viên: Nguyễn Thị Lệ Quyên, Đống Đa, Hà Nội, email: lequyen_7108x@yahoo.com: "Cũng từng là một sinh viên ở trọ nên tôi khá hiểu cuộc sống của bạn sinh viên đồng lứa. Tìm được một nhà trọ ưng ý thật là khó, vấn đề an ninh và môi trường học tập và nhất là không gian sống... luôn được đặt lên hàng đầu. Năm học mới sắp đến, nhà trọ thực sự đã trở thành một cơn sốt, nhất là đối mới các tân sinh viên. Như quanh khu vực nhà trọ ở trường ĐH Ngoại thương, giá cả tăng chóng mặt, để tìm được 1 nhà trọ tầm 600 nghìn thật là tìm kim dưới đáy bể. 1 phòng cỡ 14m2 cho 2 người có giá trung bình là 800 nghìn, điện thì 2.500/số, nước thì tính khoán đầu người hoặc theo công tơ, già từ 7-10.000/số nước. Nhiều nhà trọ, nước cũng không hẳn đã sạch. Ở nhà trọ, cuộc sống không có bố mẹ bên cạnh, không có ai quản lý cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp".

 
Báo điện tử VietNamNet xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tin tưởng của bạn đọc và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác!

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,