221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
966228
Kiến trúc sư trưởng! Ông ở đâu?
1
Article
null
Kiến trúc sư trưởng! Ông ở đâu?
,

(VietNamNet) - Không lâu sau khi Đổi mới, Chính phủ đã bổ nhiệm kiến trúc sư trưởng cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Gần 20 năm đã trôi qua, các vị kiến trúc sư trưởng đã làm gì cho thành phố ngày thêm tươi đẹp? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời.

 

Thiếu một tầm nhìn chiến lược

 

Gần 20 năm trời, chúng ta hãy điểm xem Hà Nội xây thêm được cái gì mới? Một khu chung cư cao tầng mới ở Trung Hòa - Nhân Chính xen kẽ các biệt thự tổ chim cúc cu cùng một kiểu dáng nặng nề và monotol đã được phanh phui là copy ở một nước nào đó. Người đầu tư chỉ chú ý khai thác quỹ đất xây nhà san sát để bán mà quên mất hay hi sinh không gian, môi trường sống như đã từng thành công ở khu chung cư Linh Đàm. Ở Linh Đàm, người ta để diện tích cây xanh khá lớn và các biệt thự đều trên 400 mét vuông và gia chủ thả sức sáng tạo kiến trúc kiểu dáng tạo nên vẻ đẹp khá lí tưởng của một khu đô thị mới.

 

Trong khu đất Hà Nội cũ, một số cao ốc mọc lên cái cao, cái thấp tùy theo ý thích của người có quyền lực. Những cao ốc do các nhà thiết kế nước ngoài đầu tư có dáng vẻ khác hẳn những cao ốc của các kiến trúc sư Việt Nam.

 

Nhà Phụ nữ và sự phát triển như một lưỡi mác xé toạc bầu trời Hồ Tây.

Có thể lấy hai thí dụ điển hình:

 

Tòa nhà Trung tâm Phụ nữ và Sự phát triển trên đường Thụy Khuê, sát Hồ Tây có một vị trí rất đẹp, tất nhiên không bị hạn chế chiều cao. Nhưng vì “chết” bởi ý tưởng vươn lên của phụ nữ, tòa cao ốc làm thành một lưỡi mác nhọn hoắt đâm thẳng lên trời cao. Nó xé toạc bầu trời và làm hỏng toàn bộ không gian kiến trúc xung quanh.

 

Tòa nhà Trung tâm hội nghị Quốc gia trên đường Phạm Hùng lại bị ý tưởng Thăng Long - rồng bay khống chế nên bắt buộc phải có làn sóng lượn và đầu rồng. Nhưng rồng không bay lên mà “nằm” trên mặt đất. Cây xanh thì trồng tùm lum không có sự lựa chọn, sau này nó thành rừng cây hay rừng dại thì hậu thế chịu hưởng.

 

Khi quyết định xây dựng một khu dân cư mới, Thành phố rồi HĐND phải bàn thảo rất nhiều. Tiền ở đâu? Giao cho nhà đầu tư nào? Quy hoạch ra sao? Bao nhiêu phần trăm đất xây nhà, bao nhiêu làm đường, bao nhiêu trồng cây xanh? Rồi phải tính đến các công trình phúc lợi trường học, bệnh xá, siêu thị, công viên… Nhưng, có rất nhiều mảnh đất hái ra vàng đã bị bán một cách vô cùng lãng phí.

 

Điển hình là khu đô thị Nam Thăng Long do Ciputra làm chủ đầu tư. Nhìn khu đất đẹp nhất Thủ đô, nơi xưa kia là làng đào Nhật Tân, nay bị xé nát bởi các nhà cao tầng, các biệt thự giống nhau như đúc và san sát như nhà liền kề, các biệt thự riêng lẻ xây như chuồng chim với tường rào chống trộm cao vút mà lòng thấy tiếc và xót xa.

 

Một “biệt thự“ ở khu Ciputra được gia chủ xây tường thật cao để chống trộm.

Nhiều con đường mới đã mở và người dân thả sức xây dựng tùy theo túi tiền và thị hiếu của mình, nghĩa là chẳng có kiến trúc sư trưởng nào có ý kiến gì về bộ mặt của một đường phố mới cả.

 

Trên đường Đào Tấn, hàng loạt nhà siêu mỏng mọc lên. Đường vành đai 1 nối Kim Liên với phố Hàng Đồng – con đường chiếm kỉ lục về giá thành và thời gian thi công nay còn dang dở vì phát lộ di tích Xã Đàn. Mà không hiểu tại sao nó không nối với ngã tư Ô Chợ Dừa mà lại chệch xuống phía dưới một chút tạo nên một ngã năm lệch - một điểm tắc nghẽn giao thông ngay hôm nay và cả ngày mai.

 

20 năm đã trôi qua, Hà Nội vẫn lộn xộn và càng lộn xộn hơn với biết bao nhiêu nhà xây dựng không phép và có phép nhưng không hề được vị kiến trúc sư trưởng tham vấn quyết định cho xây hay không, xây như thế có ảnh hưởng cảnh quan hay không?!

 

Vì sao cái đẹp không đồng hành được với nền kĩ trị?

 

Trong vụ dân xây nhà trái phép, hàng loạt quan chức địa phương đã bị kỉ luật. Việc Hà Nội quyết tâm phá những nhà xây chiều cao quá phép được coi là một quyết tâm lập lại kỉ cương phép nước và bước đầu lấy lại được niềm tin của dân. Nhưng xây cao bao nhiêu là vừa thì xem ra vẫn rất lúng túng.

 

Một điều rất lạ là chỉ nhà cao mấy chục tầng không phép, thiếu phép mới bị cưỡng chế tháo dỡ cho dù nó làm đẹp thêm Hà Nội. Trong khi đó rất nhiều nhà siêu mỏng không phép, làm xấu bộ mặt Hà Nội thì cơ quan chức năng không ra quyết định phá bỏ.

 

Trước đây, khi xây khu Kim Liên, Trung Tự, Nguyễn Công Trứ hay Thanh Xuân, do tiền không có, xi măng, sắt thép đều thiếu, chúng ta chấp nhận chỉ xây 4 tầng. Bây giờ, chung cư Trung Hòa - Nhân Chính cho xây lên 17 đến 24 tầng đã là một cuộc cách mạng. Và nghe đâu sắp có nhà 65 tầng cạnh khách sạn Deawoo. Nghĩa là nhà xây cao bao nhiêu hoàn toàn do tư duy của nhà quản lý quyết định.

 

Những ngôi nhà siêu mỏng trên đường Đào Tấn xây để giữ chỗ chứ không để ở.

Vậy, tại sao lại chỉ cho xây nhà dân cao dưới 6 tầng trong khi đất chật người đông? Có thể thấy mở khu dân cư mới sẽ đẩy một bộ phận dân cư mất ruộng đất trong khi trong nội thành, hai bên bờ bãi sông Hồng còn vô khối đất có thể khai thác?

 

Một buổi chiều, ngồi bên Hồ Tây, tôi chụp hình tòa nhà số 4 Đặng Dung lúc chưa bị cắt ngọn và thử cho lên máy vi tính cắt đi tám tầng “xây không phép”. Nhìn tòa nhà bây giờ thấp lùn, hòa vào các ngôi nhà “bát nháo” nằm bên hồ Trúc Bạch đâu có đẹp hơn, nhưng vì Luật buộc phải đi vào khuôn phép mà đành vậy! 

 

Tôi đã không biết bao nhiêu lần đi qua phố Nguyễn Biểu mà lần nào cũng phải ngước nhìn Nhà thờ Cửa Bắc với lòng thán phục nghệ thuât tân cổ điển. Còn bây giờ mỗi lần đi qua phố Thụy Khuê, không lẽ lại nhắm mắt để cái lưỡi mác của Trung tâm Phụ nữ và Sự phát triển không cứa vào mắt mình? Đau vô cùng nếu bạn có tình yêu Hà Nội.

 

Xin cung cấp một thông tin của Thẩm Quyến, Trung Quốc. Năm 1980, lúc bắt đầu thành lập đặc khu kinh tế, Thẩm Quyến xây hàng trăm ngôi nhà 20 tầng, toà nhà cao nhất là Trung tâm Thương mại cao 53 tầng. Sau gần 30 năm, gần hết các ngôi nhà 20 tầng đã được phá đi xây mới cao 40, 50 tầng.

 

Con đường đi của Việt Nam không hoàn toàn giống Trung Quốc nhưng đó là bài học giúp ta đi trước đón đầu để không lãng phí một cách vô hình và hữu hình. Ở Việt Nam, có ai dám làm một cuộc cách mạng về xây dựng như thế không?

 

  • An Thanh Lương

 

Ý kiến của bạn?

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,