221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
959124
An toàn thực phẩm: Trách nhiệm ai đây?
1
Article
null
An toàn thực phẩm: Trách nhiệm ai đây?
,

Không thể phủ nhận những thành tựu của ngành y tế, đặc biệt là một số tiến bộ trong công tác điều trị, nhưng những tồn tại của ngành lại quá lớn, lĩnh vực nào cũng có vấn đề. Không lẽ chỉ khi nào báo chí vào cuộc, phát hiện ra vấn đề, ngành mới “tìm hiểu, xác minh”, và biện pháp sử dụng chủ yếu là có “công văn yêu cầu các sở y tế, các địa phương khẩn trương...”?

Ai đảm bảo những loại rau, củ, quả bày bán an toàn?

Trong trả lời phỏng vấn VietNamNet về vụ thực phẩm xuất sang Mỹ không hợp vệ sinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho rằng  “Chúng tôi sẵn sàng công khai... nhưng chúng tôi chưa có thông tin... Chúng tôi sẽ kiểm tra... phải có sự phối hợp của nhiều ngành...”  Cách trả lời này tôi e không thuyết phục.

Tôi nghĩ  Bộ hoàn toàn có đủ khả năng và phải đủ khả năng để thu thập các thông tin tương tự để phục vụ công tác quản lý từ nhiều kênh khác nhau, kể cả truy cập trang web chính thức của FDA.

Xin quý vị hiểu cho, gia đình chúng tôi có tới 3 người bị ung thư liên quan đến đường ruột  (mẹ, dì và cậu tôi). Và còn nhiều người bị các bệnh liên quan (viêm dạ dày, viêm đại tràng,…) không biết đến khi nào sẽ phát bệnh.

Mặc dù chúng tôi thực hiện đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm (trong phạm vi khả năng có thể!) như trong chế biến thực phẩm, và đặc biệt là hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm tại các hàng ăn ngoài đường phố, nhưng chúng tôi không thể nào biết được những thực phẩm chúng tôi mua về đã được tẩm ướp những gì? Có an toàn không? Mua ở cơ sở nào là an toàn? Hay là gia đình chúng tôi chưa phải là những “người tiêu dùng thông thái”? Chờ đến khi các ngành “phối hợp” với nhau (bằng cách tham gia hội thảo nào đó) thì chúng tôi cũng đã đủ bệnh lắm rồi.

Bỡi vậy,  tôi đề nghị cần xem lại trách nhiệm của ngành y tế trong việc quản lý an toàn thực phẩm đã để ngộ độc thực phẩm xảy ra nhiều. Việc sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm xảy ra quá phổ biến đến mức bây giờ không biết ăn gì cho an toàn. Đặc biệt mạng lưới các cơ sở bán thực phẩm quy mô nhỏ khắp nơi quá mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngay cả các cơ sở quy mô lớn cũng vậy (điển hình là các doanh nghiệp bị FDA công bố thông tin, hay như vụ nước tương “đen” vừa rồi).

Trong quản lý dược phẩm, để giá thuốc tăng vô tội vạ, các công ty tha hồ làm giá thuốc, các bác sĩ kê đơn nhận hoa hồng,... rồi việc thuốc giả, thuốc kém chất lượng tràn lan. Văcxin không đảm bảo chất lượng, làm cướp đi bao nhiêu hi vọng của các ông bố, bà mẹ trẻ.

Trong công tác phòng chống dịch, liên tục bị động, điển hình như dịch sốt xuất huyết hoặc dịch bệnh làm nhiều trẻ em chết ở Quảng Nam vừa qua...

Trong quản lý mỹ phẩm, để mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm giả, kém chất lượng tràn lan, công khai; chất lượng mỹ phẩm thả nổi, đến nỗi có chất sudan gây ung thư nhưng đến khi báo chí lên tiếng ngành mới biết.

Trong công tác điều trị y tế, các bệnh viện lớn quá tải trầm trọng, trong khi tuyến cơ sở thì thiếu thốn cả về vật chất lẫn đội ngũ cán bộ (có tình trạng khi các đoàn kiểm tra đến thì các trạm y tế “mượn” của nhau để có cái mà “kiểm tra”!), cộng với y đức của nhiều y bác sĩ hiện nay xuống cấp.

 Đồng ý là để giải quyết được những vấn đề trên, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm cần có sự hỗ trợ, phối hợp của nhiều ngành và các địa phương. Nhưng ngành y tế đã làm gì với vai trò đầu tàu, đứng ra chủ trì phòng ngừa và giải quyết?

Mặc dù một số thành tựu của ngành là không thể phủ nhận, đặc biệt là một số tiến bộ trong công tác điều trị, vì đó là công sức đóng góp của đội ngũ cán bộ; nhưng những tồn tại của ngành lại quá lớn, lĩnh vực nào cũng có vấn đề. Không lẽ chỉ khi nào báo chí vào cuộc, phát hiện ra vấn đề, ngành mới “tìm hiểu, xác minh”, và biện pháp sử dụng chủ yếu là có “công văn yêu cầu các sở y tế, các địa phương khẩn trương...”? Những vấn đề bức xúc ở trên, xin hỏi, đến khi nào mới được giải quyết?

  • Thanh Hương, Bình Định

 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,