221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
958706
Xung quanh vấn đề tăng học phí
1
Article
null
Xung quanh vấn đề tăng học phí
,

(VietNamNet) - Bài viết về tăng học phí của TS. Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê của LHQ nhận được nhiều đồng cảm từ phía người dân. Rất nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng các nhà hoạch định chính sách giáo dục nên xem xét lại chủ trương trên vì đa phần người dân  Việt Nam là làm nông nghiệp, có thu nhập thấp và khi học phí tăng thì con em họ có nguy cơ phải nghỉ học.

 

Nhiều  người  đồng tình với cách nhìn của TS. Vũ Quang Việt

 

Số HS tiểu học đang giảm, từ 9,7 triệu (năm 2000) xuống 7,8 triệu (năm 2004) trong khi dân số vẫn tăng (Ảnh: Nguyên Vũ)

Số HS tiểu học đang giảm, từ 9,7 triệu (năm 2000) xuống 7,8 triệu (năm 2004) trong khi dân số vẫn tăng (Ảnh: Nguyên Vũ)

"Tâm đắc" là từ được nhiều bạn đọc nhắc tới sau khi đọc bài viết và những tính toán về học phí của TS. Vũ Quang Việt. Từ mấy tháng nay, người dân TP. HCM nói riêng và người dân cả nước nói chung đang rất quan tâm đến việc tăng học phí ở bậc phổ thông. "Tôi nghĩ rằng, các nhà hoạch định mang danh hoạch định chính sách giáo dục nên biết lắng nghe ý kiến của người dân và các chuyên gia phân tích về cái lợi và cái hại của việc tăng học phí. Đừng để các cháu là nạn nhân của việc tăng học phí, nếu xã hội có quá nhiều các cháu ở độ tuổi đến trường bị thất học sẽ kéo theo hàng hoạt các tệ nạn xã hội, tội phạm xã hội... đến lúc đó thì sự hỗn loạn xã hội sẽ rất nghiêm trọng. Nếu tệ nạn xã hội bùng nổ  thì liệu các nhà lãnh đạo giáo dục hôm nay có lường trước được số tiền để giáo dục lại các cháu sẽ là bao nhiêu và số tiền ấy ai sẽ chịu tránh nhiệm (cá nhân, tập thể)? Hãy suy nghĩ, phân tích thiệt hơn cho kỹ trước khi quá muộn...!", ý kiến của bạn Nguyễn Hoàng Lan, Q.12, TP.HCM, email: catsonghong98@yahoo.com.
 

Bạn Ngọc Phương, TP.HCM kêu gọi các nhà hoạch định hãy đừng biến giáo dục thành gánh nặng: "... việc tăng học phí, theo tôi, vô tình làm nặng gánh các bậc phụ huynh thêm và là rào cản cho các em đến trường. Hiện tại bây giờ, ngay chính trong nhà tôi, trong suốt 12 năm ngồi ghế nhà trường, tôi luôn thấy cha mẹ còm cõi lo hết khoản này đến khoản khác, lo những khoản tự phát trong trường, mà hầu như cấp lãnh đạo không quản lý được. Xoay tiền trường, rồi tiền lo cho con đi học thêm để kịp cái chương trình phân ban thí điểm trong lớp, lo cho con mình đi học Anh văn với người nước ngoài để sau này còn đi làm, lo cả chuyện quà cáp thầy cô... Chẳng phải, khi ở các nước khác, được hưởng những ưu đãi giáo dục là chuyện hiển nhiên thì ở Việt Nam vẫn chưa làm được đó sao? Trong khi đó, tiêu cực càng ngày càng phát triển? GD là ngành quan trọng, quyết định cả vận mệnh dân tộc, vậy mà hiện nay, GD từ chương trình dạy đến tiền học phí đều làm oằn vai con người, vậy thì phát triển thế nào? Bây giờ, các em nhỏ của tôi bắt đầu bằng mẫu giáo quốc tế, rồi sẽ đi tiếp lên những trường quốc tế, rồi du học nước ngoài, phải chăng phụ huynh không tin vào giáo dục nước ta và đã vô tình ép con mình chưa học chữ quốc ngữ đã học f, z, w rồi sao?".

 

Thật sự đọc xong bài này, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm vì biết rằng trong xã hội chúng ta còn có rất nhiều người như tác giả của bài biết này, bạn  Lương Xuân Lâm, Quảng Bình, email: miengghephoanhao@gmail.com chia sẻ: "... bài viết rất có giá trị trong tình hình thực tế của xã hội Việt Nam như hiện nay. Tôi mong rằng sẽ có nhiều tác giả có tâm huyết với dân tộc Việt Nam và sẽ có nhiều bài viết như vậy được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng".

 

"Tôi hoàn toàn tán đồng với ý kiến của TS. Vũ Quang Việt. Thực tế, người dân Việt Nam còn nghèo lắm! Tôi đã đi nhiều nơi, cùng ăn, cùng sống với người dân lao động chứ không "cưỡi ngựa xem hoa" như nhiều vị chức sắc chỉ nhìn thấy vẻ hào nhoáng bề ngoài của xã hội. Chi phí cho việc học hành của con em trong mỗi gia đình luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Và bản thân mỗi gia đình đã phải luôn "thắt lưng buộc bụng". Có lẽ vì người Việt ta đã quá quen với cuộc sống cơ cực nên có khó khăn thêm nữa cũng vẫn chỉ là cơ cực chăng, nên đã không có phản ứng mạnh mẽ gì! Nhà nước nên xem xét khía cạnh này", trao đổi của bạn  Nguyễn Vĩnh Long, Đông Hà, Quảng Trị, email: longboxd@yahoo.com.

Cùng chung quan điểm với bạn Nguyễn Vĩnh Long, bạn Nguyễn Việt Nam, Hà Nội, email: nguyen_vn@yahoo.com viết: "Tôi rất đồng tình với quan điểm của TS. Việt về vấn đề tăng học phí của học sinh và sinh viên ở Việt Nam. Nếu theo quan điểm thu nhập bình quân ở Việt Nam tăng lên, thì cần phải tăng học phí, nhưng chúng ta đã nghĩ đến chỉ số thu nhập bình quân của mọi người đã chính xác và công bằng chưa? Mặc dù kinh tế của nước ta tăng trưởng bình quân 8-10% năm, nhưng chúng ta đã nghĩ ai là người được hưởng thành quả đó? Suy ra cũng chỉ một phần nhỏ số người như cán bộ, công chức hay người làm trong các công ty mới được hưởng (do tăng lương). Nhưng thật ra nhóm này cũng rất khó khăn, vì lương cơ bản tăng theo lộ trình, còn việc đồng tiền ở Việt Nam mất giá thì thay đổi hàng năm (dự kiến lạm phát năm nay có thể lớn hơn 10%). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là, ở Việt Nam, vẫn còn tới hơn 60% người lao động làm nông nghiệp. Thử tính toán xem, với cùng một diện tích nông nghiệp, thu nhập của mọi người tăng thêm bao nhiêu phần trăm. Khi đó, việc cho con đi học đang khó khăn sẽ ngày càng khó khăn hơn và khi một lượng học sinh phải bỏ học sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với toàn xã hội. Hiện nay, tôi đang làm NCS ở Hà Lan và theo như tôi biết, Hà Lan miễn toàn bộ học phí và bảo hiểm cho toàn bộ học sinh cho đến khi họ kết thúc bậc đại học. Tôi mong rằng, chúng ta, đừng vì một số nguyên nhân hay khó khăn nhất thời mà phá đi cơ hội và quyền được học tập của học sinh".

 

Đáng lẽ phải giảm học phí khi nền kinh tế đã tăng trưởng

 

Nhiều bậc phụ huynh gửi ý kiến về VietNamNet than rằng học phí của con em hiện nay đã gây khó khăn cho gia đình họ, vậy mà còn tăng học phí nữa thì không biết họ sẽ xoay xở thế nào đây: "Ngoài tiền học phí hằng tháng, các cháu đi học còn bị nhà trường bắt đóng rất rất nhiều khoản khác thêm vào như tiền kích cầu, tiền phôtô bài kiểm tra, tiền nước uống, tiền vệ sinh, tiền tăng tiết... những khoản đó cộng lại cũng khoảng 150.000đ/tháng. Rất nhiều khoản nhà trường nêu ra mà tôi cũng không hiểu là tiền gì, vậy mà vẫn phải đóng...", phản ánh của bạn Nguyễn Hoàng Thuý Hiền, Bùi Thị Xuân, P.3, Q.Tân Bình, TP.HCM, email: yennhi132005@yahoo.com.
 

Bạn Đỗ Quỳnh Chi, Hưng Yên cho rằng nên giảm học phí vì kinh tế đã phát triển: "Nay nền kinh tế nước nhà đã tự chủ, có phần tăng trưởng vững vàng, dân đã có sự đóng góp khá cao so với thế giới (các nước phát triển). Chính phủ nên giảm chứ đừng tăng gánh nặng đào tạo thế hệ trẻ cho người dân".

"Xã hội hoá giáo dục" nghĩa là làm cho xã hội ai nấy cũng được học hành. Ảnh minh họa: nghean.gov.vn
"Xã hội hoá giáo dục" nghĩa là làm cho xã hội ai nấy cũng được học hành. Ảnh minh họa: nghean.gov.vn


Điều gì có thể nhìn thấy nếu trẻ em không được đến trường, không được học những khái niệm tổng quát, những đạo luật (hiến pháp) cơ bản để vào đời, bạn Phong Lan, email: van.orchideenring3g@yahoo.de lo lắng: "Trường học và bệnh viện là 2 lĩnh vực nhà nước phải chi phí nhiều qua việc thu các loại thuế, thậm chí, nếu không đủ thì phải vay lãi từ nguồn tiết kiệm của dân... Điều gì có thể nhìn thấy nếu trẻ em không được đến trường, chúng sẽ ra đường, sẽ làm những việc gì mà chúng thích, không cần biết việc đó có vi phạm luật hay không, lúc đó sẽ ra sao? Chi phí nhà nước cho việc đưa trẻ quay trở lại trường sẽ còn tốn gấp nhiều lần, cả sức người và tiền của".


Đối với những người có thu nhập cao thì tăng học phí chỉ là "chuyện nhỏ" nhưng với đại đa số dân chúng lao động thì khác. Bạn Nguyễn Hữu Vinh, email: vinhsaigon@gmail.com cho rằng với chủ trương tăng học phí thì ngành giáo dục đang kéo lùi dân trí: "Với chủ trương như thế thì người dân chỉ có hai phương án: 1. Cho con bỏ học. 2. Vắt sức ra làm để kiếm tiền cho con tiếp tục đến lớp. Trong khi trên thế giới người ta luôn nghĩ đến việc "bao cấp" cho giáo dục thì ở VN ta làm ngược lại!!!".

 

Bạn Đậu Trọng Bơn, Tân An, La Gi, Bình Thuận, email: trongbonlagi@yahoo.com.vn không nhất trí với việc tăng học phí: "Tôi chưa nhất trí với việc tăng học phí trong thời gian tới. Bởi hai lý do: Thứ nhất, chất lượng giáo dục (chất lượng đầu ra, chất lượng giảng dạy của giáo viên...) chưa tương xứng để được "ân sủng" thu học phí nhiều. Thứ hai là do dân của chúng ta thu nhập chưa cao (đại bộ phận là dân có thu nhập thấp và nghèo, trong khi chủ trương xã hội học tập của nhà nước là khuyến khích mọi người học tập thì tăng học phí sẽ khiến nhiều người nghỉ học".

 

Nhiều học sinh sẽ phải nghỉ học nếu học phí tăng

 

Bạn Trần Thị Hường, Phú Hòa, Bình Dương, email: hf@youngmincorp.com nhớ lại những thời khổ cực cắp sách tới trường của mình: "Tôi là một nhân viên đã qua thời ngồi trên ghế nhà trường rồi nhưng tôi vốn là một người xuất thân từ con nhà nghèo nên tôi biết sự khổ cực của những học sinh sinh viên nghèo là như thế nào. Lúc tôi học cấp 2, học phí còn rất thấp, chỉ mấy chục ngàn cho 1 học kỳ. Vậy mà năm lớp 9 chuẩn bị thi tốt nghiệp tôi lại không dám đăng ký ôn thi tốt nghiệp vì mẹ tôi không có tiền. Một lý do mà đáng lý ra những đứa trẻ như tôi chưa phải suy nghĩ đến. Vậy mà đó lại là sự thật vì mẹ làm chỉ đủ nuôi tôi ăn và đóng học phí chính thôi, làm gì đủ cho khoản ôn thi nữa. Vậy mà bây giờ  lại đang có kế hoạch tăng học phí. Sẽ có bao nhiêu bà mẹ rơi nước mắt khi nghe tin này? Sẽ có bao nhiêu đứa con không muốn mẹ khổ mà tự mình nghỉ học đi làm kiếm tiền? Rồi tỷ lệ dân số học không đến nơi đến chốn sẽ như thế nào?".
 

Mỗi lần nhìn thấy những bạn nhà nghèo ở quê tôi phải cố gắng như thế nào để học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, tôi thật sự cảm phục. Bạn Thân Quang Minh, Đông Hồ, P.8 Q.TB, TP.HCM, email: thanqminh@gmail.com đồng cảm với các bạn có hoàn cảnh khó khăn: "Nước mình còn nghèo và dường như, theo như tôi thấy, số người có hoàn cảnh khó khăn nhưng mà học giỏi nhiều hơn nhiều so với số người có hoàn cảnh đảm bảo tốt cho việc học hành. Nếu như "mô hình tăng học phí" được áp dụng đại trà và những phân tích của tác giả là đúng, thì tôi thật sự lo lắng cho tương lai của những người dân nghèo, cố gắng học để làm cuộc sống khá lên. Nên chăng, Nhà nước và Bộ Giáo dục - Đào tạo nên tìm cách tối ưu hoá hệ thống giáo dục, chi tiêu một cách minh bạch, hợp lý, có hiệu quả, để việc "xã hội hoá giáo dục" nghĩa là làm cho xã hội ai nấy cũng được học hành, chứ đừng để đồng tiền và học phí là một trong những "cân nhắc quan trọng" để phụ huynh nghèo cho con em đi học, cũng như để học sinh chọn trường".
 

Bạn Trịnh Minh Tú, Xuân Trường, Nam Định, email: hoangkim_game@pmail.vnn.vn lo lắng: "Cháu là một thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm nay. Đọc xong bài viết của TS.Vũ Quang Việt, cháu thấy thật sự bức xúc với vấn đề tăng học phí. Quê cháu rất nghèo và không chỉ riêng ở quê cháu, đồng lương thu nhập đầu người chỉ khoảng 20 ngàn/1 người. Nếu như với mức thu tăng như dự kiến thì làm sao chúng cháu có thể đi học. Cháu cũng như tất cả các bạn thí sinh trong cả nuớc rất mong Bộ trưởng xem xét và giải quyết một cách thoả đáng!".

 

Chủ trương tăng học phí đã gây ra một sự lo lắng đối với đại bộ phận người dân. Vì tăng học phí có nguy cơ khiến nhiều em học sinh phải bỏ học, nhất là con em các gia đình ở miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mỗi chính sách đưa ra là nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh nhưng nếu tăng học phí dẫn tới việc các em học sinh bỏ học nhiều thì thật là điều nguy hiểm, nhiều con em các gia đình sẽ rơi vào nạn mù chữ. Bác Hồ của chúng ta luôn mong muốn thế hệ trẻ làm được nhiều điều có ích: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp, đất nước Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không là nhờ một phần công học tập của các cháu. Vậy, chúng ta phải làm gì đây trong tình hình này. Mong rằng các nhà hoạch định chính sách giáo dục sẽ sáng suốt, nghiên cứu lại vấn đề và đưa ra những quyết sách đúng đắn.

 

Ý kiến của bạn?

 

 


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,