221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
939066
Công bằng, minh bạch: sẽ thúc đẩy người dân đóng thuế
1
Article
null
Công bằng, minh bạch: sẽ thúc đẩy người dân đóng thuế
,

(VietNamNet) - Nếu Chính phủ thực hiện được những biện pháp mạnh, mang tính chiến lược để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu ngân sách từ thuế, không để xảy ra thất thoát, lãng phí thì mức thu nhập đánh thuế là 3 triệu, 4 triệu, hay 5 triệu không phải là vấn đề. Người có mức thu nhập không cao cũng sẽ sẵn sàng nộp thuế thu nhập cá nhân.

>> Lấy ý kiến dân về Dự luật Thuế thu nhập cá nhân

Người dân sẵn sàng đóng thuế nếu Chính phủ cam kết sử dụng ngân sách hiệu quả.

Lập luận “hễ ai có thu nhập thì phải nộp thuế” là một điều bình thường. “Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia”, “nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân”, “nộp thuế để xây dựng đất nước”… những khẩu hiệu ấy chúng ta đã nghe, đã đọc ở rất nhiều nơi, dưới nhiều hình thức. Và nếu luật thuế thu nhập cá nhân được thông qua, thì thiết tưởng, ngân sách quốc gia sẽ được tăng lên đáng kể, nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân cũng được bảo đảm hơn, đất nước sẽ được xây dựng khang trang hơn, đàng hoàng hơn.

Nhân dân chưa bao giờ từ chối trách nhiệm đối với dân tộc, với đồng bào của mình. Từ trước tới nay, thời chiến hay thời bình, nhân dân đều cố gắng hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế của mình. Những hiện tượng trốn thuế, lậu thuế… không phải là hiện tượng phổ biến trong nhân dân. Thế cho nên, nhân dân chắc chắn cũng chẳng nề hà gì nếu phải (được) đóng thuế thu nhập cá nhân nếu mọi vấn đề về thuế thu nhập cá nhân nói riêng và thuế nói chung được công bằng, minh bạch hóa, công khai hóa.

Sở dĩ trước đây, khi vấn đề thuế thu nhập cá nhân được đặt ra và vấp phải khá nhiều phản ứng từ phía dư luận là vì khái niệm thu nhập cá nhân trong tương quan với thuế thu nhập đã không được làm rõ. Những vấn đề như “triết trừ gia cảnh” đã không được nói rõ và tính toán hợp lý theo điều kiện đặc thù của từng vùng.

Sẽ không có gì khó khăn nếu dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân để ý đến sự khác nhau giữa giá cả, mức thu nhập, mức lương… ở thành thị so với nông thôn. Những căn cứ ấy là rất cần thiết, vì không thể nào người sống ở nông thôn với giá cả, thu nhập, mức sống khác với thành thị lại đóng thuế thu nhập như người thành thị.

Thế nhưng, có lẽ vấn đề ấy cũng chưa lớn cho bằng việc công khai hóa, minh bạch hóa.

Nếu cho rằng thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, vậy phải công khai cho toàn dân được biết: ngân sách quốc gia một năm là bao nhiêu, mỗi năm tăng lên hay giảm đi như thế nào, vì lý do gì, được chi tiêu ra sao, được dùng để trả nợ nước ngoài như thế nào…

Nếu cho rằng nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân thì Nhà nước cần nói rõ cho dân được biết nhân dân đã được hưởng những lợi ích gì. Bỡi người dân không dễ gì nhận thấy được những việc làm mà bản thân họ chưa hề được thấy được biết.

Nếu cho rằng nộp thuế để xây dựng đất nước, thì phải công khai những công trình phục vụ dân sinh, những dự án trọng điểm, những chương trình quốc gia được thực hiện như thế nào…

Nhưng hiện nay, tất cả những thông tin này không phải toàn dân đều được biết. Nhà nước nói chung và các cơ quan quản lý có trách nhiệm vẫn chưa làm tốt công tác quản lý của mình. Thất thoát, lãng phí vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Và dĩ nhiên, đó là thất thoát, lãng phí tiền thuế nhân dân đóng góp.

Sử dụng hiệu quả ngân sách do nhân dân đóng thuế không phải chỉ được thể hiện ở những báo cáo chung chung, hay báo cáo dành cho Quốc hội, mà còn phải là những báo cáo chi tiết mang tính đại chúng, có sự phản biện xã hội, có sự thẩm định của các chuyên gia kinh tế, có sự giám sát của nhân dân và Quốc hội.

Hơn nữa, hiện nay, tham nhũng vẫn còn hoành hành, vẫn là “quốc nạn”, những vụ án tham nhũng trọng điểm vẫn chưa được xét xử nhanh chóng và dứt điểm. Dù Chính phủ đã có những động thái tích cực, nhưng phải thừa nhận những động thái ấy chưa tương xứng với quyết tâm chống tham nhũng của Chính phủ. Nếu tham nhũng không còn là một đại nạn quốc gia, chắc chắn thất thoát, lãng phí sẽ được ngăn chặn và ngân sách quốc gia sẽ không còn bị tổn thất.

Chủ trương kê khai tài sản của cán bộ, công chức vẫn chưa được thúc đẩy, chưa đi vào thực tế như yêu cầu của Quốc hội và lời hứa của Chính phủ. Thu nhập của các cấp lãnh đạo, vẫn chưa được công khai và chưa được giám sát hiệu quả.

Mong Chính phủ sớm thực hiện được những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo công bằng và minh bạch hóa, công khai hóa tất cả những vấn đề trên, thì thuế thu nhập mới đạt được sự đồng thuận trong nhân dân. Bởi lẽ, luật thuế thu nhập cá nhân không loại trừ bất kỳ cá nhân nào, không có bất kỳ vùng cấm nào, và phải được xây dựng trên nền tảng công khai, minh bạch và trách nhiệm cộng đồng.

Nếu Chính phủ thực hiện được những biện pháp mạnh, mang tính chiến lược để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu ngân sách từ thuế, không để xảy ra thất thoát, lãng phí thì mức 3 triệu, 4 triệu, hay 5 triệu không phải là vấn đề. Người có mức thu nhập  không cao cũng sẽ sẵn sàng nộp thuế thu nhập cá nhân. Bởi khi ấy, mọi nguồn lực từ nhân dân sẽ quay lại phục vụ lợi ích của dân tộc, của cộng đồng, mọi thành phần và mọi miền. Nhân dân sẽ vui mừng vì tiền thuế của mình được sử dụng hiệu quả,

    Luận Minh

Ý kiến của bạn về dự luật thuế TNCN:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,