221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
916490
Thiếu điện, phải làm gì?
1
Article
null
Thiếu điện, phải làm gì?
,

(VietNamNet) - Dồn toàn tâm lực đề xuất các phương án giảm thiểu tác hại của thiếu điện cho nền kinh tế quốc dân cần thiết hơn nhiều việc quy tìm trách nhiệm do thiếu điện. Đấy là ý kiến của một cán bộ ngành điện lực. Tôn trọng ý kiến nhiều chiều, Mục ý kiến và dư luận xin giới thiệu cùng bạn đọc.

>>Thiếu điện chỉ còn biết cắt điện
>>Có chỉ định thầu, các dự án điện vẫn chậm tiến độ?

>>"Nhật ký" mất điện

>>Thiếu điện tại Thượng đế

>>Không được để cắt điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh

>>Thiếu điện, do đâu?

a.jpg
Là một công dân và cũng là một cán bộ ngành điện, tôi đã theo dõi rất kỹ loạt bài về tình trạng thiếu điện, dẫn đến cắt điện luân phiên của VietNamNet.

Thực ra vấn đề thiếu điện năm 2007 đã được EVN dự báo từ năm 2003. Để giải quyết vấn đề này, EVN đã triển khai một loại các giải pháp bao gồm: mua điện của Trung Quốc, đề xuất cơ chế đặc biệt cho các nhà máy thuỷ điện (A Vương, Quảng Trị, PleiKrong, Buôn Kuốp, Bản Lả), triển khai chương trình tiết kiệm điện...

Giải pháp mua điện Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của EVN đã được triển khai và thực hiện đúng tiến độ. Các nhà máy điện do EVN là chủ đầu tư tiến độ chậm chỉ là do không kịp đối phó với vấn đề thiếu điện đã được nhìn nhận từ năm 2003.

Thống kê trên thế giới cho thấy, việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than công suất 300 MW trên thế giới là từ 5 - 7 năm. Xây dựng một nhà máy điện than từ 8 tháng đến 12 tháng như Trung Quốc cần phải xem xét đấy có phải là kỷ lục của thế giới hay không? Cái giá phải trả cho tốc độ siêu nhanh như vậy là gì? Chưa nói đến trình độ quản lý, công nghệ và khả năng huy động vốn của ta còn thua xa mức trung bình của thế giới.

Trách nhiệm chậm tiến độ các nguồn điện này là của EVN nhưng cũng còn là của Bộ Công nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước cũng như UBND các tỉnh, thành phố liên quan.

Thật đáng tiếc là Chương trình tiết kiệm điện không đạt được mục tiêu mà EVN cũng như tư vấn Fitchner cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được. Chương trình đã không nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao cần thiết từ Chính phủ đến người dân, và báo chí cũng đã góp những ý kiến không có lợi cho việc triển khai chương trình.

Mặc dù các giải pháp cho vấn đề thiếu điện triển khai chưa hoàn thành như kế hoạch nhưng thiếu điện có lẽ sẽ không xảy ra ở mức độ đáng kể như hiện nay nếu các nhà máy trong hệ thống vận hành tin cậy.

Sự khắc nghiệt của thời tiết (nhiệt độ cao dẫn đến nhu cầu phụ tải tăng cao, trong khi lượng nước về hồ thấp) là những diễn biến nằm ngoài quy luật thông thường và liên quan đến hiệu ứng nóng lên toàn cầu.

Mức độ tăng trưởng phụ tải cao và lượng nước về hồ thuỷ điện thấp đã khiến vấn đề cung cấp điện căng thẳng từ năm 2005 (sớm 2 năm so với dự báo) khiến cho EVN buộc phải chấp nhận giải pháp huy động các nhà máy nhiệt điện ở mức rất cao dù biết rằng rủi ro do tỷ lệ sự cố sẽ tăng lên nhiều lần. Đáng tiếc là sự rủi ro đã xảy ra.

Sự cố các nhà máy nhiệt điện gần đây đã khiến cho tình hình thiếu điện đã và đang xuất hiện đáng kể. Vấn đề dồn toàn tâm lực để đề xuất các phương án giảm thiểu tác hại của việc thiếu điện cho nền kinh tế quốc dân có lẽ là việc cấp bách hiện nay.

Vận hành kinh tế, an toàn hệ thống điện, triển khai và giám sát chương trình tiết kiệm điện và triển khai kế hoạch cắt điện tối ưu nhằm giảm thiểu tác hại đến tăng trưởng kinh tế (thiệt hại do mất điện sự cố được cho là khoảng 8000 VNĐ/kWh nhưng thiệt hại này sẽ giảm đi nhiều lần nếu là cắt điện trong kế hoạch)... là những vấn đề ngành điện đang gắng sức thực hiện.

Sự đồng tâm hợp tác của toàn xã hội cùng ngành điện đi qua giai đoạn khó khăn này có lẽ cần thiết hơn gấp nhiều lần việc quy tìm trách nhiệm thiếu điện.

  • Trần Thị Thu Trà, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,