221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
895478
Đập nhà cao tầng xây trái phép: có là cách tối ưu?
1
Article
null
Đập nhà cao tầng xây trái phép: có là cách tối ưu?
,

Một vị Tiến sĩ  hoạt động trong ngành lập pháp cho rằng: không cần đập mà nên “tịch thu sản phẩm bất hợp pháp". Thành phố có thể tịch thu 8 tầng của ngôi nhà 4 Đặng Dung đưa vào sử dụng, phục vụ cho quốc kế dân sinh.

Đài Truyền hình VN tối 3/2/2007 đưa tin: Chính giữa thủ đô, những con đường mới mở vẫn lù lù những “tòa nhà siêu mỏng”. Đây chỉ là một phần những gì mà phóng viên VietNamNet đã phản ánh trong mục qua thư bạn đọc ngày 26/1/2007

Nếu thành phố Hà Nội kiên quyết chỉ đạo các ban ngành, địa phương làm rõ: vì sao quyết định 28/2006 QD-UB…đã ban hành,  mà loại nhà siêu mỏng vừa nguy hiểm, vừa mất mỹ quan thành phố vẫn tiếp tục mọc lên; làm rõ trách nhiệm quản lý, rồi cưỡng chế đập bỏ thì chắc nhiều người sẽ hết sức hoan nghênh.

 Thế nhưng, cũng theo báo chí mấy ngày qua đưa tin

Soạn: HA 1025953 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tòa nhà số 4 Đặng Dung. Ảnh: Tiền Phong

Chiều 19/1, Sở Xây dựng Hà Nội đã công bố việc xử lý những sai phạm tại công trình "Nhà ở và căn hộ cho thuê" cao 23 tầng ở số 4 phố Đặng Dung, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Theo đó, chủ công trình phải phá dỡ 8 tầng đã xây sai phép.

Theo Sở Xây dựng, tòa nhà số 4 Đặng Dung đã được đơn vị này cấp phép xây dựng cho Công ty TNHH Nam Hưng để làm nhà ở và căn hộ cho thuê. Công trình có quy mô 13 tầng, 1 tầng kỹ thuật và 1 tầng áp mái với tổng diện tích xây dựng tầng một là 335 m2.

Tuy nhiên, công trình đã xây vượt 8 tầng so với quyết định cấp phép (21 tầng với 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng tum thang).

Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Ba Đình chỉ đạo thanh tra xây dựng quận Ba Đình, UBND phường Trúc Bạch giám sát việc tự khắc phục lỗi vi phạm của chủ đầu tư. Trong trường hợp chủ đầu tư không tự giác thực hiện thì không cho phép đưa công trình vào khai thác sử dụng và sẽ thực hiện cưỡng chế tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép theo quy định của pháp luật.

Với đoạn tin nầy thì người dân chúng tôi phải suy nghĩ:

Không phải chỉ có ngôi nhà 23 tầng ở phố Đặng Dung thuộc Quận Ba Đình, chỉ được xây 13 tầng nhưng đã xây thành 21 tầng, mà còn tới 40% nhà xây không phép, như ngôi nhà  221-223 Bạch Mai  cho phép xây 5 tầng thành 12, ngôi nhà 49 Hàng Chuối vượt phép 4 tầng,  nhà số 2 ngõ 31 Nguyễn Chí Thanh vượt phép 5 tầng, rồi  tòa nhà  9 Đào Duy Anh xây cao tới 17 tầng mà không phép,..Vì sao những lâu đài đồ sộ vậy mà qua mắt được chính quyền với biết bao ban bệ? Đó là câu hỏi mà người dân  đòi hỏi Chính quyền  Thành phố  phải kiên quyết tìm cho ra ai là người “quay mặt mặt đi” để các tòa nhà sừng sững mọc lên! Bởi trong lúc đó mọi người, mọi nhà ở Hà Nội đều biết, nhà nào chỉ cần đập bỏ bức tường, cơi nới cái tum, dăm xe ba gác cát vài trăm viên gạch để đầu ngõ là lập tức thanh tra xây dựng có mặt liền. Cho nên người dân bức xúc ủng hộ chính quyền thành phố phải mạnh tay trước sự coi thường kỷ cương của thành phố. 

Tuy vậy, cách xử lý những tòa nhà cao tầng trái phép mà cũng làm như đối với những ngôi nhà siêu mỏng, thậm chí là những “bức tường” xây lên trên phần đất đã nhận tiền đề bù giải phóng mặt bằng thì thật đáng phải suy nghĩ ?

Đến nay, dẫu thành phố ta đã có nhiều thay đổi, nhưng nhà cửa vẫn còn đang thiếu thốn.  Nhà cao tầng cũng chỉ mới đếm được trên đầu ngón tay. Vậy mà những tòa nhà xây lên kiên cố, hiện đại như vậy lại tốn công, tốn tiền đập bỏ sao?

Người xưa nói “Vua nước Sở mất cung, người nước Sở được cung", nay đập bỏ, hủy hoại tài sản, công của của người làm sai quy định thì “Của dân nước Việt cũng là của nhà nước nước Việt”  Cho nên, nếu mục đích phạm pháp là kinh tế mà không gây hậu quả tổn hại an ninh, tính mạng thì phải chăng thành phố nên dùng biện pháp kinh tế để xử lý?

Để cho yên tâm về đề xuất này, tôi điện thoại cho một vị Tiến sĩ  hoạt động trong ngành lập pháp . Ông cho rằng không cần đập mà nên “ tịch thu” sản phẩm bất hợp pháp. Thành phố có thể tịch thu 8 tầng của ngôi nhà 4 Đặng Dung đưa vào sử dụng, phục vụ cho quốc kế dân sinh. Đấy là một cách cưỡng bức văn minh, chắc chắn được nhân dân đông tình ủng hộ. Việc làm này hoàn toàn phải khác với chuyện chúng ta đem đốt thuốc phiện lậu khi bắt được.

Và khi trao đổi đề xuất này với một vài người, có người lo, nhà cho phép xây 5 tầng mà xây lên 10 tầng thì rất nguy hiểm, nên thành phố phải xử lý, đập đi là đúng! Tôi lại phải đến hỏi một vị giáo sư có tiếng chuyên dạy thi công, ông cười bảo: Xây nhà cho nhà nước, thì người ta “rút ruột”, nhưng xây nhà cho bản thân người ta thì xin đừng lo gì về chuyện ấy. Và, nếu cần thì thành lập hội đồng thẩm định lại cũng không khó.

Vậy thì về pháp lý, đạo lý (đang lúc chúng kêu gọi tiết kiệm, chống lãng phí) và cả vấn đề kỹ thuật đang đặt ra cho chúng ta những điều đáng phải suy nghĩ : Đập nhà cao tầng xây trái phép có là giải pháp tối ưu? Bởi chỉ riêng năm 2006 trên địa bàn Hà Nội có hơn 4.000 vụ xây dựng sai phép và 1.933 vụ xây dựng không phép.

Phan Ánh

Bạn nghĩ gì về giải pháp mà bạn đọc Phan Ánh nêu lên?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,