(VietNamNet) - Chậm chạp, gây phiền nhiễu là đặc điểm nổi bật trong giải quyết thủ tục hành chính của nhiều cơ quan công quyền hiện nay. Vì thế, một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ là cải cách hành chính từ cơ chế “xin-cho” sang phục vụ dân đã nhận được sự vui mừng, hưởng ứng nhiệt tình từ phía người dân.
- Làm gì để có nền hành chính phục vụ
- Sẽ có tiêu chí đánh giá cải cách hành chính
- Năm 2007: Chuyển từ hành chính xin cho sang phục vụ
- Chính phủ sẽ lấy ý kiến dân về thủ tục hành chính
- Hà Nội dùng ''toàn lực'' để cải cách hành chính
- Cải cách thủ tục hành chính để chống cửa quyền,nhũng nhiễu
- Dừng quản chế hành chính các vi phạm an ninh quốc gia
- Cần định mức thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Phạm Hữu Khánh,
10 Hoàng Diệu, Nha Trang, phk.vosant@dng.vnn.vnChúng tôi rất hoan nghênh và vui mừng trước tinh thần khẩn trương, quyết liệt của Thủ tướng chuyển nền quản lý hành chính từ xin-cho sang phục vụ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất lo vì với bộ máy công quyền hiện nay, các cơ quan trung ương và địa phương vẫn khó dứt bỏ cái cũ để phục vụ dân mà vẫn cố níu kéo cơ chế "xin-cho" để hành dân. Vì vậy, Chính phủ cần có biện pháp kiểm tra, đôn đốc quyết liệt, thậm chí ra tay chỉ đạo giải quyết một số vụ việc cụ thể, nhất là vụ việc liên quan đến quyền làm ăn của dân và doanh nghiệp thì mới nhanh chóng khắc phục được tình trạng này.
Bac@fpt.vn
Chậm chạp, cửa quyền và phiền nhiễu là đặc trưng của phần lớn các cán bộ trong cơ quan công quyền ở Hà Nội. Các công sở không có thông tin niêm yết, người dân đến hỏi phòng nọ thì được chỉ sang phòng kia. Khi gặp nơi đúng mình cần gặp thì chỉ cần "thiếu một giấy tờ không quan trọng nào" là họ có cớ bảo về hoàn thiện hồ sơ để đỡ mệt buổi làm việc đó. Chúng tôi rất ngán ngẩm khi buộc phải đến các cơ quan công quyền mặc dù chúng tôi làm ra của cải để nuôi họ. Tôi vô cùng ủng hộ chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chính quyền phải chuyển từ cơ chế xin-cho sang cơ chế phục vụ".
Phạm Thanh Bình, 284 Lạch Tray, Hải Phòng
Tôi hoan nghênh chủ trương của Thủ tướng Chính phủ chuyển nền hành chính từ xin-cho sang phục vụ dân. Tuy nhiên, nguyên nhân của mọi vấn đề chính là con người, tác phong, thái độ, năng lực, bản lĩnh là yếu tố quyết định hiệu quả công việc. Nếu không rà soát, mạnh dạn chuyển hoặc đưa ra khỏi ngành những cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức, năng lực, nghiệp vụ thì sẽ không bao giờ hết nhũng nhiễu, phiền hà và cải cách hành chính vẫn là bài toán không có lời giải.
Nguyen Xuan Huy, CH Ba Lan
Trước tiên, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới Thủ tướng cùng nội các của ông. Tôi thực sự vui mừng và ủng hộ hết mình những việc Thủ tướng đã làm. Chính phủ đang đem lại niềm tin cho đất nước.
Cải cách hành chính để nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là mong mỏi của mọi người để đất nước chúng ta hoà nhập với thế giới văn minh.
Là người Việt
Hoài Bão, TP.Hồ Chí Minh
Để có thể chuyển thành công từ hành chính xin-cho sang phục vụ, theo tôi, các cơ quan công quyền, cụ thể là trưởng đơn vị cần phải làm được những việc sau:
1. Trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận trong cơ quan công quyền cần được công khai.
2. Nhận và trả hồ sơ phải có chứng từ xác minh cụ thể để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm khi cần. Chỉ hẹn ngày làm việc với dân, cán bộ cũng phải có giấy hẹn và đương nhiên cán bộ phải có mặt đúng giờ. Nếu vì lý do thật sự chính đáng không tiếp được người dân, phải thông báo ngay cho dân biết, không để dân chờ mà không rõ lý do.
3. Chỉ cho phép cán bộ thất hứa tối đa hai lần, nhưng đến lần hai là cán bộ hay bộ phận phải chịu phê bình, cảnh cáo. Nếu để đến lần 3 thì chuyển công tác khác phù hợp khả năng của họ.
4. Trưởng đơn vị, bộ phận khi giải quyết các phản ánh của người dân về cung cách của cán bộ thuộc quyền nên đặt lợi ích của người dân lên trên hết, ưu tiên lợi ích của dân trước lợi ích của đơn vị, bộ phận.
5. Cấm tuyệt đối cán bộ công chức có hành vi, lời nói thiếu tôn trọng dân, xúc phạm nhân phẩm người khác.
6. Cấm tuyệt đối cán bộ công chức từ chối bất cứ yêu cầu nào của dân khi chưa giải thích cặn kẽ, chưa chỉ rõ các văn bản pháp lý liên quan để người dân hiểu rằng yêu cầu của mình là chưa thể thực hiện được.
Điều quan trọng nhất là nếu trưởng đơn vị thật tình lo cho dân thì trưởng đơn vị đó sẽ còn nghĩ ra nhiều giải pháp nữa để có thể phục vụ dân tốt hơn. Không có gì bằng sự tận tâm. Cấp trên có thể dễ dàng đánh giá sự tận tâm của cán bộ thuộc quyền thông qua những hành xử của họ trong các công tác nghiệp vụ hàng ngày.
Trưởng đơn vị nên giảm hội họp, dành nhiều thời gian tiếp xúc dân tại địa bàn của mình để hiểu dân hơn. Trưởng đơn vị liêm khiết, hết lòng vì dân thì hơn 80% cán bộ thuộc quyền cũng sẽ như thế. Cơ quan trung ương làm gương trước, cụ thể là các Bộ, ngành sẽ tạo một làn sóng mạnh mẽ để triển khai đến các địa phương. Hi vọng một nền hành chính phục vụ sớm hình thành rộng khắp.
doanhnhandatviet@yahoo.com
Cải cách hành chính phải chuyển biến căn bản từ xin-cho sang phục vụ dân, đây là quyết định đúng đắn. Tình trạng trì trệ trong giải quyết thủ tục hành chính đã có từ lâu, vậy mà bây giờ mới được “đụng” tới.
Để cải cách hành chính, trước hết, phải có đổi mới tổ chức, cần có tư duy mới và con người mới. Hệ thống cũ của ta quá trì trệ nên không tạo ra những con người mới, hoặc không dám nghĩ tới cái mới. Tôi rất hy vọng ở sự đổi mới lần này!
Lê Hoàng
Chúng tôi rất phấn khởi về các hoạt động gần đây của Thủ tướng, đặc biệt liên quan đến tệ nhũng nhiễu và nạn tham nhũng. Tôi được biết, tại tất cả các quốc gia, muốn chống tham nhũng cần có áp lực xã hội và sự tham gia của toàn dân. Hãy mở các hộp thư điện tử nhận mọi sự phản ánh của dân, cử các đại diện ưu tú nhận thông tin, xử lý các trường hợp được người dân phản ánh, công bố công khai kết quả đã giải quyết.
Linh Anh, Hải Phòng, anh.lt@vib.com.vn
Tôi là một công dân triệt để chấp hành pháp luật và cố gắng né tránh các thủ tục hành chính - nếu có thể. Tôi vô cùng khiếp sợ khi phải đến làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước. Gần đây, tôi rất mừng và hi vọng nhiều vào công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ. Tuy nhiên, việc triển khai tại các địa phương còn là bộ phim dài nhiều tập. Một chủ trương đúng nhưng bị các địa phương triển khai theo kiểu đối phó, lừa dối cấp trên, lừa dối nhân dân thì bao giờ người dân mới được hưởng một dịch vụ công tốt? Tôi rất mong trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo sát sao hơn nữa, đưa ra các chế tài xử phạt nếu cấp dưới không làm theo chỉ thị.
Trần Hùng, Cần Thơ, mdtranhung@pmail.vnn.vn
Tôi nghĩ cải cách hành chính của chúng ta thực hiện chậm là do năng lực của cán bộ nhà nước kém cỏi dẫn đến sợ làm sai, không dám làm nên “đổ vấy” cho quy chế, và cứ thế cấp trên phải ra quy trình, quy định, Nhà nước ta cứ phải liên tục cải cách, hướng dẫn quy định... cho bộ máy hành chính cấp dưới.
Tôi xin lấy ví dụ nhỏ: Việc dùng bản sao (photocopy) khi hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo bằng cấp, giấy
Võ Văn Luông, Đồng Tháp
Cải cách hành chính là điều nhất thiết phải làm. Theo tôi, cấp tỉnh cũng cần phải có trang web riêng để người dân có điều kiện phản ánh những sự việc cụ thể và góp ý các vấn đề có liên quan đến Ban chỉ đạo cải cách hành chính.
Một bạn đọc, Hà Nội
Nền hành chính của chúng ta còn cồng kềnh, giải quyết các vụ việc vẫn còn vụ lợi cá nhân nên gây ra nhiều bức xúc trong dân. Tôi nghĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do cán bộ công chức nhiều nhưng hiệu quả làm việc lại thấp. Tôi đề nghị giảm bớt số cán bộ không có năng lực, phẩm chất kém. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị phải tổng kết đánh giá cá nhân, tập thể về kết quả công việc trong năm, sa thải những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Ý kiến của bạn?